Xây nhà chống nồm ẩm: Tất tần tật kinh nghiệm, bí kíp hiệu quả lâu dài

Xây nhà chống nồm ẩm là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe và tài sản cho gia đình bạn. Chưa kể, nếu nhà được chú trọng đến khâu chống nồm ẩm ngay từ khi bắt đầu xây dựng giúp bạn tiết kiệm được những chi phí phát sinh cho quá trình sửa chữa, gia cố sau này. Bởi, một khi đã bị nồm ẩm xâm nhập, công trình của bạn sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng về thẩm mỹ, cũng như độ an toàn. Bài viết dưới đây sẽ mách bạn tất tần tật các bí kíp xây nhà chống nồm hiệu quả lâu dài. Cùng KOMIX tìm hiểu nhé! 

Để được tư vấn giải pháp chống thấm chất lượng cao và mua các sản phẩm chính hãng, vui lòng nhắn tin tại fanpage Komix Việt Nam, hoặc liên hệ qua số điện thoại Chuyên gia 0918.916.064 hoặc Hotline Văn phòng 028.6271.0066.

1. Hậu quả gì sẽ xảy ra nếu không chú trọng đến việc xây nhà chống nồm ẩm?

Nồm ẩm là hiện tượng không khí có độ ẩm cao, hơi nước trong không khí không được bay hơi hoàn toàn, nên chúng sẽ đọng lại khắp nơi trong công trình. Hiện tượng này thường xuất hiện vào mùa xuân, chủ yếu ở miền Bắc, gây ra không khí ẩm ướt. Nước bị đọng ở khắp mọi nơi, mọi vật dụng trong nhà… gây ra cảm giác khó chịu cho gia chủ và những người sống trong công trình. 

Tuy nhiên, bởi tâm lý chủ quan, nên nhiều người nghĩ rằng, nồm ẩm chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn trong năm thôi, nên không cần quá chú trọng chống nồm ẩm làm gì. Tuy nhiên, vì hiện tượng này diễn ra hằng năm, nên nếu xây nhà chống nồm ẩm không chú trọng, lâu dần sẽ gây những hệ lụy nghiêm trọng đến công trình. 

Nồm ẩm là hiện tượng hơi nước đọng lại trên tường nhà, trần, sàn, các vật dụng khác trong nhà… (Ảnh: Internet)

>>> Xem thêm: Điểm mặt những nguyên nhân tường nhà bị thấm nước và quy trình sửa chữa chi tiết

1.1. Nồm ẩm lâu ngày làm hỏng kết cấu công trình, gây mất an toàn 

Như đã giải thích ở trên, nồm ẩm là hiện tượng nước bị đọng lại, không bay hơi được… Đặc biệt, hiện tượng này có thể dễ dàng nhận thấy nhất ở các khu vực như sàn nhà, tường, trần… Nước đọng lâu ngày ở những vị trí này sẽ gây ra hiện tượng tường, trần, sàn bị nứt nẻ, do nước ngấm sâu và phá vỡ kết cấu bê tông. Lâu ngày gây ảnh hưởng đến kết cấu công trình, từ đó gây ra sự mất an toàn cho những người sinh sống trong công trình, cũng như làm giảm tuổi thọ, độ bền của công trình. 

1.2. Nồm ẩm làm tường, sàn xuất hiện nấm mốc ảnh hưởng đến thẩm mỹ công trình  

Nấm mốc do nồm ẩm thường xuất hiện dưới dạng các vết đen, xanh, vàng hoặc trắng trên các bề mặt trần, sàn, tường,... gây ra ảnh hưởng đến vẻ ngoài và làm giảm giá trị thẩm mỹ của công trình.

Ngoài ra, nấm mốc cũng có thể gây ra mùi hôi khó chịu, làm ảnh hưởng đến môi trường sống và làm việc của những người sống trong công trình.

Tường nhà xuất hiện ẩm mốc là “ác mộng" với nhiều gia chủ. (Ảnh: Internet)

>>> Xem thêm: Chống thấm là gì? Các vị trí cần chống thấm và quy trình thi công chi tiết

1.3. Nồm ẩm gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của những người sống trong công trình 

Không phải ngẫu nhiên mà khi mùa nồm ẩm đến, là số ca bệnh nhập viện điều trị các bệnh về đường hô hấp lại gia tăng.  Nồm ẩm là nguyên nhân chính gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ con người, trong đó phải kể đến các bệnh như: 

- Dị ứng và kích ứng da: Nấm mốc và vi khuẩn sinh ra từ không khí nồm ẩm có thể gây ra dị ứng và kích ứng da cho những người tiếp xúc trực tiếp với chúng. Nổi mẩn, ngứa, đỏ và các vấn đề da khác có thể xuất hiện.

- Vấn đề hô hấp: Nồm ẩm có thể tăng nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp, đặc biệt là đối với những người có bệnh phổi hoặc vấn đề hô hấp khác, hoặc người già, trẻ em - là những đối tượng có hệ hấp kém. Nấm mốc và vi khuẩn có thể phát ra các chất gây kích ứng và chất độc hại, gây ra các triệu chứng như viêm mũi, hắt hơi, ho, khò khè và cảm giác khó chịu khi hít thở.

- Bệnh về đường tiêu hóa: Một số loại nấm và vi khuẩn có thể tạo ra chất độc hại khi chúng phát triển trong môi trường ẩm ướt. Tiếp xúc với các chất này có thể gây ra vấn đề về đường tiêu hóa như tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn và nôn mửa.

- Tác động tâm lý: Môi trường sống trong công trình không sạch sẽ, lại luôn ẩm ướt… có thể gây ra căng thẳng và ảnh hưởng đến tâm trạng của những người sống trong đó.

Ẩm mốc là nguyên nhân chính gây ra các bệnh về đường hô hấp. (Ảnh: Internet)

>>> Xem thêm: Tất tần tật các cách xử lý tường nhà bị ẩm mốc hiệu quả, nhanh chóng

1.4. Tốn kém chi phí sửa chữa gia cố 

Nếu một ngôi nhà được xây và chống nồm ẩm ngay từ đầu, thì sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí sửa chữa, gia cố sau này. Bởi, không gì có thể bền vững mãi theo thời gian. Chưa kể, nồm ẩm còn là “kẻ thù" số một của các công trình. 

Vậy nên, nếu công trình được thiết kế hệ thống chống nồm ẩm ngay từ đầu, gia chủ sẽ hạn chế được những chi phí phát sinh cho quá trình sửa chữa, gia cố sau này… Bởi một khi đã phải sửa chữa, gia cố, thì việc này không chỉ xảy ra 1 lần, mà sẽ còn có nhiều lần gia cố, sửa chữa khác nữa… Điều này sẽ khiến bạn vừa tốn công, tốn sức, lại tốn thêm cả tiền! 

2. Bí kíp xây nhà chống nồm ẩm hiệu quả lâu dài 

2.1. Đối với nền nhà 

  • Cách 1: Dùng xỉ than 

Chuẩn bị: 

- Xỉ than (loại xỉ cục) kích thước 1-2cm

- Vữa lát nền

- Màng cách nước giấy dầu hoặc xi măng cát vàng 

- Bê tông gạch vỡ mác 100

- Gạch men lát nền 

Quy trình thực hiện:

- Bước 1: Đào sâu nền khoảng (50-75 cm) (tuỳ mức độ đầu tư). 

- Bước 2: Đổ lớp bê tông gạch vỡ mác 100. 

- Bước 3: Đợi lớp bê tông khô thì áp dụng lớp màng cách nước giấy dầu hoặc xi măng cát vàng (độ dày 2 cm) 

- Bước 4: Đợi xi măng khô, áp dụng tiếp lớp xỉ than, trải đều với độ dày 20 cm. 

- Bước 5: Đổ lớp vữa lót lát nền độ dày 2,5-3 cm

- Bước 6: Lát gạch men

- Bước 7: Miết mạch sàn bằng xi măng.  

Cấu tạo lớp nền theo cách 1. (Ảnh: KOMIX)

>>> Xem thêm: Sửa tường bị thấm: Sửa hoài mà không hết thấm, phải làm sao?

  • Cách 2: Tạo lớp nền không khí 

Chuẩn bị: 

- Bê tông gạch vỡ 

- Vữa xi măng cát vàng 

- Tấm lát bê tông lưới thép hoặc vật liệu tương tự có lớp đệm không khí 

Quy trình thực hiện: 

- Bước 1: Đào lớp nền sâu xuống khoảng 15-20 cm

- Bước 2: Đổ lớp bê tông gạch vỡ, dày 10 cm

- Bước 3: Đợi bê tông khô, đổ lớp vữa xi măng, dàn đều với độ dày 2 cm 

- Bước 4: Áp dụng tấm lát bê tông lưới thép lên và để khoảng trống không khí có độ dày 2 cm.

Cấu tạo lớp nền theo cách 2. (Ảnh: KOMIX)

>>> Xem thêm: Nguyên nhân nứt tường và cách chống thấm tường nhà bị nứt

  • Cách 3: Dùng lớp xốp Polystyrene (EPS)

Cách này thường được áp dụng cho kiểu lát sàn nhà bằng gỗ. 

Chuẩn bị:

- Bê tông gạch vỡ mác >= 7,5 

- Giấy dầu, sơn bitum cao su hoặc vữa xi măng cát vàng mác 10

- Xốp Polystyrene (EPS) 

- Keo dán 

- Gạch men hoặc ván gỗ lát sàn 

Quy trình thực hiện: 

- Bước 1: Đào sâu lớp nền 20-30 cm 

- Bước 2: Đổ lớp bê tông gạch vỡ, với độ dày 10cm 

- Bước 3: Áp dụng lớp chống thấm bằng giấy dầu, sơn bitum cao su hoặc vữa xi măng cát vàng - độ dày 1-2 cm 

- Bước 4: Áp dụng lớp xốp polystyrene (EPS) độ dày khoảng 2,5 cm. 

- Bước 5: Áp dụng lớp keo dán hoặc sơn bitum cao su (không pha xăng hoặc dầu)

- Bước 6: lát gạch men, hoặc tấm gỗ sàn. 

Cấu tạo lớp nền theo cách 3. (Ảnh: KOMIX)

2.2. Đối với trần nhà, mái, ban công, sân thượng, toilet 

Đối với những hạng mục này, bạn nên sử dụng sản phẩm hỗn hợp chống thấm 2 thành phần SmartFlex. 

SmartFlex có nhiều ưu điểm nổi bật so với các sản phẩm cùng loại. (Ảnh: KOMIX)

>>> Xem thêm: SmartFlex chính hãng: Giá thế nào? Mua tại đâu uy tín?

Sản phẩm này gồm một loại xi măng mịn đặc biệt và polymers dạng lỏng. Dưới đây là những ưu điểm nổi bật mà sản phẩm này sở hữu: 

+ Khả năng bám dính cao, phù hợp với nhiều bề mặt khác nhau 

+ Khả năng chống thấm ưu việt, hoàn toàn phù hợp với những bề mặt phải tiếp xúc nhiều với nước như tường ngoài, ban công, sân thượng…

+ Độ đàn hồi cao, nên thường được sử dụng để gia cố, sửa chữa các vết nứt. Có thể hàn các vết nứt đến 1.00mm

+ An toàn, không mùi, không độc. 

+ Dễ sử dụng, chi phí bảo trì thấp. 

+ An toàn và thân thiện với môi trường 

Với các hạng mục trong phần này bạn có thể áp dụng quy trình ở hình ảnh dưới đây. 

Hình ảnh mô phỏng quy trình chống thấm ban công. (Ảnh: KOMIX)

2.3. Đối với tường, chân tường

Khác với nền nhà, tường nhà và chân tường là nơi dễ bị nồm ẩm xâm nhập nhất. Vậy nên, đây là khu vực cần được bảo vệ hoàn toàn để đảm bảo độ bền của công trình. 

Để tránh nồm ẩm, nước xâm nhập vào các bức tường, bạn nên áp dụng thêm các sản phẩm chống thấm chuyên dụng trong quá trình xây dựng, để chống thấm cả tường trong, tường ngoài, chân tường,...

Trong đó phải kể đến các sản phẩm như: Maxseal Flex, Maxseal Super hoặc SmartFlex.

- Maxseal Super là hỗn hợp chống thấm gốc xi măng với phụ gia đặc biệt. Với các ưu điểm như:  

+ Chống thấm sâu trong lòng bê tông, bảo vệ bê tông

+ Tự hàn vết nứt lên đến 0.4mm. 

+ Có độ đàn hồi cao, cùng khả năng thẩm thấu sâu và nhanh chóng

+ 100% bề mặt chống thấm nước, kể cả khi phải chịu áp lực nước cao. 

Maxseal Super sản phẩm chống nồm ẩm được nhiều người tin tưởng lựa chọn. (Ảnh: KOMIX)

- Maxseal Flex là sản phẩm hai thành phần. Thành phần “A” là nhựa acrylic đặc biệt gốc nước và thành phần “B” là hỗn hợp vữa gốc xi măng đặc biệt, phụ gia và cốt liệu cấp phối tốt. Sản phẩm này có những ưu điểm:

+ Khả năng che phủ vết nứt cao 

+ Bảo vệ tuyệt đối cho bê tông

+ Chống mài mòn và ổn định với tia cực tím

+ Độ bám dính cao nên sử dụng dễ dàng, nhanh chóng. 

+ Không độc hại, không chứa clorua, thân thiện với môi trường

+ Độ bền cao, giúp tiết kiệm chi phí sửa chữa. 

MaxSeal Flex là sản phẩm bán chạy hàng đầu trong lĩnh vực chống thấm của KOMIX. (Ảnh: KOMIX)

>>> Xem thêm: Đâu là vật liệu chống thấm nhà vệ sinh tốt nhất hiện nay? 

3. Để xây nhà chống nồm ẩm hiệu quả, mua các nguyên vật liệu chống thấm ở đâu uy tín? 

Xây nhà là một việc quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Nhà là tài sản có giá trị, nơi gia đình bạn sinh sống. Vậy nên, khi lựa chọn vật liệu xây dựng, bạn cần tìm đến đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm chất lượng cao, đơn vị cung cấp này phải có uy tín trên thị trường, được nhiều chủ thầu đánh giá cao. 

Để có thể tìm được những đơn vị bán các sản phẩm xây dựng uy tín, đặc biệt là các sản phẩm chống thấm, chống nồm ẩm, bạn có thể tham khảo từ những chủ thầu xây dựng lớn trên địa bàn mình sinh sống, hoặc tìm đến các hội nhóm chia sẻ về các kiến thức xây dựng… 

Với hơn 20 năm có mặt trên thị trường, và luôn được các chủ thầu, khách hàng tin tưởng lựa chọn, KOMIX tự hào là đơn vị cung cấp các sản phẩm, nguyên vật liệu chống thấm hàng đầu Việt Nam hiện nay. Các sản phẩm chống thấm của chúng tôi đã góp mặt ở hàng ngàn công trình lớn nhỏ của đất nước. Trong đó phải kể đến: Tòa nhà Viettel, Vinhomes, Phú Mỹ Hưng, Novaland,... các dự án nhà máy, xí nghiệp Vinfast, VSIP,...

Để xây nhà chống nồm ẩm hiệu quả, bạn có thể tìm mua các sản phẩm chống thấm nổi bật của KOMIX là: Maxseal Super, Maxseal Super và SmartFlex. Đây đều là những sản phẩm bán chạy hàng đầu của chúng tôi và luôn được các chủ thầu tin tưởng lựa chọn. 

Để được tư vấn về sản phẩm chống thấm, chống nồm ẩm hiệu quả, phù hợp với công trình, tối ưu về chất lượng và giá thành, xin vui lòng liên hệ tới số điện thoại Chuyên gia Komix 0918.916.064 hoặc Hotline Văn phòng Komix Việt Nam 028.6271.0066.

Trên thực tế, việc xây nhà chống nồm ẩm không chỉ là vấn đề về việc bảo vệ cấu trúc cho ngôi nhà, mà còn là yếu tố quan trọng quyết định đến sức khỏe của bạn và người thân, cũng như đảm bảo mặt thẩm mỹ cho công trình. Để xây nhà chống nồm ẩm hiệu quả, bạn cần trang bị cho ngôi nhà của mình một lớp chống thấm chắc chắn, giúp ngăn chặn nước và độ ẩm xâm nhập. Chúc bạn thành công! 

Bài viết: Hà Lê

Gọi ngay
facebook Chat Facebook zalo Chat Zalo