-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tất tần tật các cách xử lý tường nhà bị ẩm mốc hiệu quả, nhanh chóng
Tường nhà bị ẩm mốc thường là kết quả của nhiều lý do. Có nhiều cách khác nhau để xử lý vấn đề này. Tuy nhiên, cách hiệu quả nhất là ngay từ đầu, khi xây dựng, bạn hãy chú trọng đến khâu chống thấm tường nhà. Hãy trang bị cho những chúng những “lớp áo giáp" chống thấm kiên cố và có tác dụng tốt nhất, vừa ngăn chặn nước thấm tường - nguyên nhân chính gây ẩm mốc, vừa giúp công trình của bạn trở nên bền bỉ, vừa bảo vệ cho sức khỏe, sự an toàn của bạn và người thân.
1. Nguyên nhân tường bị ẩm mốc
1.1. Do thời tiết nồm ẩm
Thời tiết nồm ẩm thường làm tường nhà bị ẩm mốc. Độ ẩm cao là điều kiện để vi khuẩn và nấm mốc phát triển. Đây là một vấn đề phổ biến đối với những nơi có độ ẩm cao hoặc khi môi trường ẩm ướt kéo dài.
Đặc biệt ở những thành phố ở miền Bắc nước ta, khi tiết trời chuyển sang xuân, độ ẩm không khí cao, hơi nước thường khó bay hơi, mà đọng lại trên tường, rồi thấm sâu vào lòng bê tông, khiến kết cấu tường bị hỏng và xuống cấp nhanh chóng.
Thời tiết nồm ẩm kéo dài là nguyên nhân chính khiến tường nhà bị ẩm mốc. (Ảnh: Internet)
>>> Xem thêm: Chống thấm nhà vệ sinh như thế nào cho đúng?
1.2. Sử dụng vật liệu kém chất lượng
Sử dụng vật liệu xây dựng kém chất lượng có thể làm tăng nguy cơ tường nhà bị ẩm mốc. Dưới đây là một số vật liệu và lý do gây ra tình trạng ẩm và mốc:
- Gạch và xi măng chất lượng kém: Gạch và xi măng kém chất lượng có thể hấp thụ nước nhiều hơn và không cung cấp khả năng chống thấm tốt. Điều này có thể dẫn đến sự xâm nhập nước và tăng nguy cơ hình thành mốc.
- Vật liệu cách âm kém: Nếu vật liệu cách âm không đạt chất lượng tiêu chuẩn, có thể tạo điều kiện cho độ ẩm tích tụ, đặc biệt là trong các khu vực nơi không khí thường xuyên ẩm thấp.
- Sơn chống thấm kém chất lượng: Sơn không chống thấm hoặc sơn chất lượng kém không thể bảo vệ tường khỏi nước mưa hoặc độ ẩm, từ đó làm tăng nguy cơ khiến tường nhà bị ẩm mốc.
- Vật liệu cách nhiệt kém: Các vật liệu cách nhiệt không hiệu quả có thể tạo điều kiện cho sự ngưng tụ nước, đặc biệt là ở những khu vực nhiệt độ và độ ẩm biến động lớn.
- Gỗ kém chất lượng: Nếu sử dụng gỗ không được xử lý đúng cách hoặc gỗ kém chất lượng, nó có thể hấp thụ nước và trở thành một điểm tập trung cho mốc.
1.3. Đường ống nước bị nứt vỡ, rò rỉ
Đường ống nước bị nứt và rò rỉ thường là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề nguy hại đến công trình, trong đó có tường nhà bị ẩm mốc.
Khi có rò rỉ nước trong tường, độ ẩm sẽ tăng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của mốc và nấm mốc. Điều quan trọng là phải xử lý sự cố rò rỉ nước và khắc phục vấn đề độ ẩm ngay lập tức.
Vỡ đường ống nước cũng là nguyên nhân thường gặp, khiến tường nhà bị ẩm mốc. (Ảnh: Internet)
>>> Xem thêm: 3 cách chống thấm mái bằng, sân thượng bằng màng chống thấm thi công nóng
1.4. Không có lớp chống thấm cho tường nhà
Lớp chống thấm đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tường khỏi sự xâm nhập của nước từ bên ngoài hoặc từ các nguồn khác.
Khi thiếu đi “bộ áo giáp" chống thấm, công trình của bạn rất dễ bị nhiều yếu tố ngoại cảnh tác động, trong đó có nước - “kẻ thù số một" của bê tông.
2. Những tác hại khi tường nhà bị ẩm mốc
2.1. Ảnh hưởng đến sức khoẻ
Tường nhà bị ẩm mốc có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của con người. Đây là một số tác động mà môi trường sống có mốc có thể gây ra:
- Vấn đề hô hấp: Mốc có thể gây ra vấn đề về hô hấp như viêm mũi, ho, khó thở, hoặc kích ứng với người có vấn đề về dị ứng.
- Tác động đến da: Tiếp xúc với nấm mốc có thể gây kích ứng, phát ban, hoặc các vấn đề khác liên quan đến da.
- Tác động tâm lý: Môi trường sống bị ẩm mốc có thể gây ra căng thẳng, lo âu và ảnh hưởng đến tâm lý do mùi hôi và lo ngại về sức khỏe.
Tường nhà bị ẩm mốc gây hưởng rất lớn đến sức khoẻ của bạn và những người xung quanh. (Ảnh: Internet)
>>> Xem thêm: Chống thấm sân thượng loại nào tốt?
2.2. Ảnh hưởng đến thẩm mỹ của ngôi nhà
Tường nhà bị ẩm mốc có thể ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ của toàn bộ công trình. Những vấn đề thẩm mỹ mà mốc gây ra bao gồm:
- Vết bẩn và vết ố: Mốc thường xuất hiện dưới dạng các vết đen, xanh hoặc những vết ố khó chịu trên bề mặt tường, làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên và sạch sẽ của ngôi nhà.
- Thay đổi màu sắc: Mốc có thể làm thay đổi màu sắc ban đầu của tường, làm giảm tính thẩm mỹ của bề mặt.
- Sự suy yếu của vật liệu xây dựng: Mốc có thể gây hại cho vật liệu xây dựng, làm suy yếu, thối rữa và làm giảm độ bền của tường.
- Mùi hôi và không khí không tốt: Ẩm thấp và nấm mốc thường đi kèm với mùi hôi khó chịu, gây cảm giác không thoải mái khi ở trong nhà.
2.3. Ẩm thấp ngấm vào bê tông, làm nứt vỡ bê tông, bong tróc vữa… từ đó làm ảnh hưởng đến kết cấu ngôi nhà, từ đó ảnh hưởng đến sự an toàn của những thành viên trong gia đình
Khi nước ngấm sâu vào kết cấu bê tông, sẽ làm cho bê tông dễ bị nứt vỡ, vữa bị bong tróc… vừa ảnh hưởng đến mặt thẩm mỹ của căn nhà, vừa gây nguy hiểm và bất tiện cho những người sống trong ngôi nhà đó.
Ẩm mốc lâu ngày sẽ làm hỏng kết cấu của bê tông, gây nứt gãy, nguy hiểm cho công trình. (Ảnh: Internet)
>>> Xem thêm: Cách chống thẩm bể bơi trên sân thượng đạt hiệu quả tối đa
3. Các cách xử lý tường bị ẩm mốc nhanh chóng, hiệu quả
3.1. Tẩy bằng nước javen hoặc các hoá chất tẩy rửa chuyên dùng cho vùng tường
Việc dùng chất tẩy rửa để làm sạch tường không thể loại bỏ hoàn toàn nấm mốc từ gốc. Tuy nhiên, đây là phương pháp tạm thời hiệu quả và nhanh chóng.
Nước Javen thường được sử dụng để tẩy trắng quần áo nhưng cũng có khả năng diệt khuẩn cao. Sử dụng Javen để loại bỏ nấm mốc từ tường giúp tạo ra bề mặt sáng và sạch hơn.
Lưu ý trong quá trình tẩy mốc tường bằng các loại hóa chất tẩy rửa cần đảm bảo: Đeo đồ bảo hộ như găng tay, khẩu trang, và mở cửa sổ, mở quạt hoặc cải thiện hệ thống thông gió khi làm việc với các hoá chất có mùi khó chịu.
Javen là một chất tẩy rửa quen thuộc mà nhiều người dùng để tẩy mốc tường. (Ảnh: Internet)
>>> Xem thêm: Chống thấm tường liền kề tường hàng xóm hiệu quả và tiết kiệm chi phí
3.2. Sử dụng thuốc xịt chống ẩm mốc
Việc sử dụng thuốc xịt chống ẩm mốc có thể giúp ngăn chặn sự phát triển của mốc trên tường. Tuy nhiên, cần lưu ý một số điều quan trọng khi sử dụng:
- Làm sạch vùng bị ẩm mốc: Trước khi sử dụng thuốc xịt, hãy đảm bảo vùng bị ẩm mốc đã được làm sạch, bằng cách lau sạch mốc và ẩm bằng nước và xà phòng, sau đó để khô hoàn toàn.
- Tuân thủ hướng dẫn: Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao bì của thuốc xịt và tuân thủ các hướng dẫn để đạt hiệu quả tối đa và đảm bảo an toàn.
- Kiểm tra vùng xịt: Trước khi xịt toàn bộ tường, thử nghiệm trên một khu vực nhỏ để đảm bảo rằng thuốc không làm thay đổi màu sắc hoặc gây hại cho bề mặt tường.
- Sử dụng đúng liều lượng: Hạn chế việc sử dụng quá nhiều thuốc xịt để tránh hiện tượng tạo màng dày và không đều trên tường.
- Định kỳ bảo dưỡng: Nếu sử dụng thuốc xịt để ngăn ngừa mốc, cần thường xuyên bảo dưỡng để duy trì hiệu quả, đặc biệt là sau mưa hoặc trong điều kiện thời tiết ẩm ướt.
Xịt chống ẩm mốc chỉ là một biện pháp tạm thời, không giải quyết triệt để được tình trạng tường nhà bị ẩm mốc. (Ảnh: Internet)
>>> Xem thêm: Nguyên nhân nứt tường và cách chống thấm tường nhà bị nứt
Lưu ý rằng việc sử dụng thuốc xịt chỉ là biện pháp tạm thời và không giải quyết triệt để vấn đề. Việc cải thiện thông gió, điều chỉnh độ ẩm, và sửa chữa các vùng có vấn đề về thấm nước sẽ giúp ngăn chặn mốc hiệu quả hơn.
3.3. Sử dụng sơn chống thấm
Sơn chống thấm là một phương tiện hiệu quả để ngăn chặn tường nhà bị ẩm và mốc mốc. Dưới đây là các bước bạn có thể thực hiện để sử dụng sơn chống thấm và bảo vệ tường nhà:
- Kiểm tra tường: Trước hết, kiểm tra tường nhà để xác định vị trí có thể bị thấm nước hoặc đã xuất hiện dấu hiệu của ẩm mốc.
- Chuẩn bị bề mặt: Đảm bảo bề mặt tường sạch sẽ, khô ráo và không có bụi bẩn. Nếu có vết nứt, hãy sửa chữa chúng trước khi sơn.
- Thực hiện sơn chống thấm: Làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất, sử dụng cọ, cuộn hoặc bình xịt để áp dụng sơn chống thấm lên tường. Đảm bảo phủ đều và lớp sơn đủ dày.
- Đợi sơn khô: Để sơn khô hoàn toàn theo thời gian quy định trong hướng dẫn của sản phẩm. Điều này có thể mất một hoặc vài ngày.
- Kiểm tra kết quả: Sau khi sơn đã khô, kiểm tra lại tường để đảm bảo rằng không còn hiện tượng thấm nước và bề mặt đã được bảo vệ.
- Bảo trì định kỳ: Theo dõi tình trạng tường nhà và thực hiện bảo trì định kỳ nếu cần thiết. Nếu xuất hiện vết nứt mới hoặc có vết thấm nước, hãy sửa chữa và tái áp dụng sơn chống thấm.
Sơn chống thấm cũng là một biện pháp nhiều người sử dụng để xử lý tường nhà bị ẩm mốc. (Ảnh: Internet)
>>> Xem thêm: Mạch ngừng là gì? Cách chống thấm mạch ngừng kèm hình ảnh chi tiết
Lưu ý rằng: việc sử dụng sơn chống thấm chỉ là một phần của quá trình ngăn chặn ẩm mốc, bạn cần chú ý để lớp chống thấm sâu bên trong phần bê tông của tường, để đảm bảo có thể ngăn chặn được mọi sự xâm nhập của nước.
3.4. Sử dụng giấy dán tường
Giấy dán tường thường là công cụ mà nhiều người thường nghĩ đến đầu tiên khi tường nhà bị ẩm mốc. Nó vừa có tác dụng che đi những phần tường nhà bị ẩm mốc xấu xí kia, vừa tiết kiệm thời gian thực hiện.
Bạn nên chọn các loại giấy dán tường chống ẩm và chống mốc. Các sản phẩm có tính năng chống ẩm thường được thiết kế để ngăn nước thấm vào tường và giữ cho bề mặt khô ráo.
Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một biện pháp tạm thời, không có tác dụng lâu dài. Đặc biệt là trong các trường hợp như:
- Tường đã cũ, ẩm mốc quá nhiều
- Tường ở những khu vực nhiều nước như nhà vệ sinh, nhà tắm…
Dưới đây là một số bước bạn có thể thực hiện:
- Kiểm tra và chuẩn bị bề mặt tường: Kiểm tra tường để đảm bảo rằng bề mặt là khô ráo, sạch sẽ và không có vết nứt lớn. Nếu có vết nứt, hãy sửa chữa chúng trước khi tiến hành dán giấy.
- Cắt giấy dán tường: Đo và cắt giấy dán tường sao cho phù hợp với kích thước và hình dạng của tường.
- Chuẩn bị keo dán: Sử dụng keo dán tường chất lượng cao và phù hợp với giấy dán tường. Bạn cần pha keo và thực hiện dán giấy theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Dán giấy lên tường: Sử dụng cọ hoặc cuộn để thoa keo lên bề mặt tường, sau đó dán giấy dán tường lên. Hãy đảm bảo là giấy được đặt đều và không có bọt khí giữa giấy và tường.
- Ép và làm phẳng: Sử dụng công cụ làm phẳng để đảm bảo giấy được ép chặt vào tường và không có bọt khí. Ép từ giữa ra ngoài để đẩy bọt khí ra khỏi dưới giấy.
- Kiểm tra kết quả: Sau khi giấy đã khô, kiểm tra kết quả để đảm bảo rằng bề mặt đã được bảo vệ khỏi ẩm mốc.
- Bảo trì định kỳ: Thường xuyên kiểm tra và bảo trì giấy dán tường. Nếu có vết nứt hoặc bất kỳ vấn đề nào khác, hãy sửa chữa và tái dùng giấy dán tường nếu cần thiết.
Giấy dán tường cho thấy hiệu quả tức thì với những bức tường bị ẩm mốc. (Ảnh: Internet)
>>> Xem thêm: Mạch lún là gì? Cách chống thấm khe lún chuẩn kỹ thuật
3.5. Sử dụng các vật liệu chống thấm - Cách triệt để, hiệu quả nhất
Có thể thấy, những cách xử lý trên chỉ là những biện pháp áp dụng bên ngoài tường. Theo các chuyên gia, để hạn chế tình trạng tường nhà bị ẩm mốc, tường cần được bảo vệ từ bên trong bằng những lớp chống thấm ngay khi công trình được xây dựng.
Chính vì thế, bạn cần lựa chọn những vật liệu chống thấm chuyên dụng cho tường nhà, để ngăn chặn nước xâm nhập vào tường, từ đó làm giảm tình trạng ẩm mốc xấu xí.
Sau nhiều năm nghiên cứu và hoạt động trong lĩnh vực chống thấm, cũng như đồng hành với hàng ngàn công trình, KOMIX tự hào là nhà cung cấp và phân phối chính thức tại Việt Nam 2 sản phẩm chống thấm - được xem như là “thần dược" chống thấm tường nhà, giúp hạn chế tối đa tình trạng tường nhà bị ẩm mốc - Maxseal Super và SmartFlex.
- Maxseal Super
Maxseal Super là một lớp chống thấm gốc xi măng với phụ gia đặc biệt, tác động thẩm thấu vào bê tông thông qua mao mạch. Đây là sản phẩm có tác dụng chống thấm và bảo vệ cấu trúc bê tông. Sản phẩm có thể áp dụng cho bê tông tươi, bê tông đã hình thành, bê tông đúc sẵn, tường gạch, gạch bê tông,…
Maxseal Super - được mệnh danh là “siêu phẩm" trong làng chống thấm, giúp hạn chế tối đa tình trạng tường nhà bị ẩm mốc. (Ảnh: KOMIX)
Sản phẩm này có những ưu điểm vượt trội so với những sản phẩm cùng phân khúc trên thị trường, trong đó phải kể đến: Chống thấm trong lòng bê tông, bảo vệ bê tông; Tự hàn vết nứt lên đến 0.4mm: Sở hữu độ đàn hồi cao, cùng khả năng thẩm thấu miễn chê, nên Maxseal Super có thể dùng để sửa chữa, gia cố, hàn các vết nứt, bảo vệ móng bê tông, kết cấu ngầm, tường chắn đất và đáy hầm, 100% bề mặt chống thấm nước, không mùi, không độc hại cho người sử dụng.
- SmartFlex
Đây là hỗn hợp chống thấm 2 thành phần, gồm một loại xi măng mịn đặc biệt và polymers dạng lỏng. Khi pha trộn, 2 thành phần này tạo thành một hỗn hợp vữa rất dễ thi công. Khi vữa SmartFlex khô, sẽ tạo thành một màng chống thấm đàn hồi, bám dính chắc vào các bề mặt và có thể hàn các vết nứt.
SmartFlex - được xem như “thần dược" trong việc xử lý tường nhà bị ẩm mốc. (Ảnh: KOMIX)
>>> Xem thêm: Chống thấm khe tiếp giáp như thế nào cho đúng? Lời khuyên từ chuyên gia
Ưu điểm của sản phẩm này là độ bám dính và tính kháng nước cao, thích hợp với nhiều hạng mục công trình, đặc biệt là chống thấm cho các bức tường trong nhà và ngoài trời. Bên cạnh đó, sản phẩm không mùi, không độc hại nên rất an toàn cho bạn và những người xung quanh.
Để được tư vấn về sản phẩm chống thấm tường nhà, phù hợp với công trình, tối ưu về chất lượng và giá thành, xin vui lòng liên hệ tới số điện thoại Chuyên gia Komix 0918.916.064 hoặc Hotline Văn phòng Komix Việt Nam 028.6271.0066.
Có thể thấy, ở nơi có khí hậu ẩm ướt và mưa nhiều quanh năm như nước ta, tình trạng tường nhà bị ẩm mốc là điều khó có thể tránh khỏi. Tuy nhiên, làm sao để hạn chế tối đa được tình trạng này? Câu trả lời chỉ có thể là chống thấm! Chống thấm tường nhà hiệu quả sẽ giúp bạn không phải lo âu về những lớp ẩm mốc xấu xí trên tường nhà mình nữa. Mong rằng, với những thông tin chúng tôi cung cấp trên đây, bạn đã có cho mình cách xử lý khi gặp tình trạng tường nhà bị ẩm mốc! Chúc bạn thành công!
Bài viết: Hà Lê
TUYỆT CHIÊU CHỐNG THẤM CỬA SỔ KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT
Friday,
22/11/2024
NHỮNG VIỆC CẦN LÀM NGAY KHI THẤY TƯỜNG BỊ ẨM
Tuesday,
19/11/2024
CHỐNG THẤM TƯỜNG KHÔNG TRÁT MẶT NGOÀI CHỈ VỚI 6 BƯỚC ĐƠN GIẢN, DỄ LÀM
Monday,
18/11/2024
TƯỜNG NHÀ BỊ MỐC ĐEN DO ĐÂU? GIẢI PHÁP XỬ LÝ HIỆU QUẢ NHẤT
Friday,
01/11/2024