-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Khe lún là gì? Cách chống thấm khe lún chuẩn kỹ thuật
Khe lún được ứng dụng nhiều trong công trình xây dựng, mục đích là để tách những khối bê tông lớn hay hàng rào dài. Vậy khe lún là gì? Khe lún có cấu tạo như thế nào? Cách chống thấm khe lún chuẩn kỹ thuật sẽ tiến hành như thế nào? Trong bài viết này sẽ giải đáp những câu hỏi trên cho bạn.
Để được tư vấn giải pháp chống thấm chất lượng cao và mua các sản phẩm chính hãng, vui lòng nhắn tin tại fanpage Komix Việt Nam, hoặc liên hệ qua số điện thoại Chuyên gia 0918.916.064 hoặc Hotline Văn phòng 028.6271.0066. |
1. Khe lún là gì?
Khe lún là loại khe co giãn, có độ biến dạng, được tạo ra trong quá trình thi công công trình từ phần móng nhà đến mái nhà. Khe lún được các kiến trúc sư, kỹ sư sử dụng phổ biến trong công trình xây dựng.
Việc tạo ra khe lún để phân chia, và tách những công trình công cộng như các tòa nhà cao tầng, chung cư, hay những bờ tường có sự chêch lệch lớn giữa những khối nhà có tải trọng lớn tác động lên nền.
Khe lún là gì? (Ảnh sưu tầm)
Khe lún cắt qua phần thân và móng của công trình để chia thành hai khối riêng biệt. Mục đích để giúp đảm bảo cho hai phần được chuyển vị độc lập với nhau, hạn chế ảnh hưởng sự sụt lún gây ra. Khe lún thương có khoảng cách từ 24m trở lên.
>>> Xem thêm: Chống thấm sân thượng loại nào tốt
2. Tác dụng của khe lún
Tách biệt hai khối nhà có sự chênh lệch cao thấp: Các công trình sát nhau có sự chênh lệch giữa tòa thấp và cao thì lực tác động lên nền của hai khối này cũng khác nhau. Vậy nên, cần phải có những khe lún để tách biệt hai khối và chống sụt lún.
Giảm tải trọng tòa nhà sát nhau: Khe lún giúp tách tải trọng giữa những khối công trình lớn. Ngoài ra, chúng giúp phân tán lực tải trọng của khối tác động lên nền.
Giảm tải trọng tường rào: Khe lún để phân tách khối công trình sát nhau, ngăn sự sụt lún và chênh lệch của hai công trình.
Tách khối hàng rào dài: Khe lún được tạo ra để phân tán các khối hàng rào dài, chia chúng ra thành những khối nhỏ. Tránh gây hiện tượng nứt tường, sụt lún.
3. Tại sao cần chống thấm khe lún
Vì khe lún có kết cấu hở hoàn toàn nên vô tình làm cho nước dễ dàng lan vào và thấm một cách nhanh chóng. Khoảng cách của khe lún là 65m với những công trình có kết cấu khung bê tông cốt thép toàn khối, tường ngoài lắp ghép. Tường ngoài liền khối sẽ bố trí khe lún với khoảng cách là 45m.
Tại sao cần chống thấm khe lún (Ảnh sưu tầm)
>>> Xem thêm: Cách chống thấm chân tường hiệu quả
Ngoài ra, các vị trí khe lún sẽ luôn bị chuyển vị nên công tác chống thấm sẽ gặp nhiều khó khăn. Nếu không chống thấm bài bản ngay từ đầu sẽ làm cho gia chủ gặp nhiều trở ngại trong quá trình sinh hoạt. Thậm chí, ngay hư kết cấu của toàn bộ công trình nếu nước thấm quá nhiều.
4. Cách chống thấm khe lún chuẩn kỹ thuật
Việc tiến hành lắp đặt các vật tư chống thấm phải được thực hiện trước khi đổ bê tông. Thường chống thấm những khe lún sẽ dùng các băng cản nước.
Băng cản nước PVC WATERSTOPS được làm từ loại nhựa dẻo gốc Polyvinyl Clorua. Vậy nên mà chúng có độ đàn hồi cao, chịu được tác dụng của nhiệt và lực kéo lớn. Ngăn được dòng chảy của nước và rất bền.
Ngoài ra, kháng được một số loại hóa chất, nước thải, nước biển và chống được tia cực tím. PVC WATERSTOPS có nhiều gân và rảnh nhỏ dọc theo hai bên mép, từ đó giúp bám chắc vào mặt bê tông. Có các mối nối và góc nên dễ dàng hàn gắn tại các công trình, hay gia công sẵn.
>>> Xem thêm: PVC WATERSTOPS: Băng cản nước gốc Polyvinyl Clorua
Sau đây là các bước thi công lắp đặt băng cản nước cần tuân theo quy trình chi tiết và chính xác để đảm bảo hiệu quả. Dưới đây là các bước cơ bản:
- Bước 1: Đặt băng cản nước đúng vị trí:
+ Băng kiểu V: Kẹp chặt vào giữa các ván khuôn, nhô ra ngoài một nửa để đổ bê tông.
+ Băng kiểu O: Sử dụng hai phần tách biệt của ván khuôn và không đặt trong bê tông cho các khe co giãn.
- Bước 2: Gắn băng cản nước vào cốt thép:
+ Sử dụng dây thép kim loại để cố định băng cản nước vào khung cốt thép để tránh dịch chuyển.
Cách chống thấm khe lún chuẩn kỹ thuật (Ảnh sưu tầm)
- Bước 3: Đổ bê tông giai đoạn 1:
+ Đổ bê tông chỉ một nửa chiều rộng của băng cản nước để tránh áp lực không đồng đều. Đảm bảo bề mặt bê tông lan tỏa đều và không tạo lỗ trống.
- Bước 4: Đổ bê tông giai đoạn 2:
+ Kiểm tra bề mặt bê tông để sửa lỗi và làm sạch bề mặt waterstop từ giai đoạn trước.
+ Tháo ván khuôn xung quanh mà không ảnh hưởng đến vị trí của băng cản nước.
- Bước 5: Hàn nối 2 đầu băng cản nước:
+ Hàn đối đầu: Sử dụng dao hàn để làm nóng hai đầu của băng cản nước, sau đó ép chặt và giữ cho đến khi nguội.
+ Hàn chồng mép: Cắt đúng góc vuông hai đoạn băng cần nối, hâm nóng và ép chặt để nối hai đoạn lại với nhau.
Quy trình này đòi hỏi sự chính xác và cẩn thận để đảm bảo kết quả lắp đặt băng cản nước chính xác và an toàn.
Việc tạo ra những khe lún là vô cùng cần thiết đối với các khối tòa nhà hay hàng rào dài sát cạnh nhau. Tuy nhiên, cần phải thực hiện chống thấm khe lún chuẩn kỹ thuật để ngăn được sự rò rỉ của nước. Hy vọng bài viết trên đã hiểu được khái niệm về khe lún và cách chống thấm đúng. Giúp tránh các phiền phức khi sinh hoạt và gây hư hại cho kết cấu của công trình.
TUYỆT CHIÊU CHỐNG THẤM CỬA SỔ KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT
Friday,
22/11/2024
NHỮNG VIỆC CẦN LÀM NGAY KHI THẤY TƯỜNG BỊ ẨM
Tuesday,
19/11/2024
CHỐNG THẤM TƯỜNG KHÔNG TRÁT MẶT NGOÀI CHỈ VỚI 6 BƯỚC ĐƠN GIẢN, DỄ LÀM
Monday,
18/11/2024
TƯỜNG NHÀ BỊ MỐC ĐEN DO ĐÂU? GIẢI PHÁP XỬ LÝ HIỆU QUẢ NHẤT
Friday,
01/11/2024