Cách xử lý thấm chân tường hiệu quả

Chân tường là vị trí tiếp giáp giữa sàn và nền nhà, vì vậy mà là nơi sẽ tiếp xúc trực tiếp với độ ẩm của đất bốc lên. Làm cho nhà bạn sẽ thường xuyên xuất hiện những tình trạng bị thấm nước, thậm chí có thể bị nấm mốc. Nếu trình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt của gia đình bạn, và gây mất thẩm mỹ. Hơn thế nữa, sẽ tác động xấu đến toàn bộ cấu trúc tổng thể của ngôi nhà bạn. Trong bài viết này, sẽ giúp bạn biết rõ hơn về những nguyên nhân và cách xử lý thấm chân tường như thế nào là hiệu quả nhất.

Để được tư vấn giải pháp chống thấm chất lượng cao và mua các sản phẩm chính hãng, vui lòng nhắn tin tại fanpage Komix Việt Nam, hoặc liên hệ qua số điện thoại Chuyên gia 0918.916.064 hoặc Hotline Văn phòng 028.6271.0066.

1. Xử lý thấm chân tường: Nguyên nhân 

Đối với những chân tường trong tầng hầm, chân tường ở nhà tắm, nhà bếp, chân tường ở những nơi có đất ẩm, hay chân tường giữa hai nhà - là những nơi thường xuyên xuất hiện tình trạng bị thấm nước. Sau đây là một số nguyên nhân gây ra hiện tượng thấm chân tường.

Với các vật liệu trong xây dựng như các vữa xi măng, hay hồ dầu là những hỗn hợp có khả năng hút nước. Khả năng này sẽ được phát huy mạnh nhất là khi chúng đã quá lâu, và cũ. Trong các điều kiện có độ ẩm và nước, các hỗn hợp này sẽ hút nước, và đưa một phần nước lên trên. Các phần nước còn lại sẽ được giữ ở chân tường, đây là nguyên nhân gây ra tình trạng bị thấm nước, và bị ẩm mốc.

>>> Xem thêm: Lưu ý 10 nguyên nhân khiến chống thấm thất bại

Khi thi công các công trình xây dựng, không sử dụng đủ lượng vữa xi măng, và chúng sẽ tạo ra các lỗ rỗng ở bên trong các viên gạch. Chính vì điều này đã làm cho nước thấm cực nhanh vào sâu bên trong của các chân tường.

Xử lý thấm chân tường: Nguyên nhân 

Xử lý thấm chân tường: Nguyên nhân

Trong quá trình thi công các công trình, đã bỏ qua khâu sử dụng chất chống thấm nên đã khiến cho tình trạng này ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Việc khắc phục và sửa lại chân tường bị thấm nước càng trở nên khó khăn, và phải tốn rất nhiều chi phí và cả thời gian.

2. Cách xử lý thấm chân tường

Việc chống thấm cho chân tường, hay chống thấm cho trần, tường, hay sàn nhà - tất cả đều phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn trong xây dựng, để đảm bảo được việc sử dụng lâu dài và đem lại hiệu quả chống thấm tốt nhất. Dưới đây là một số cách khắc phục và xử lý thấm chân tường.

2.1. Xử lý thấm chân tường: Sử dụng gạch, đá để ốp vào chân tường

Việc ốp gạch, hay đá vào chân tường để ngăn sự thấm của nước cũng là cách để xử lý thấm chân tường. Đây là cách chống thấm nước truyền thống được nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, đối với cách xử lý này không đem lại hiệu quả như mong đợi. Theo như kỹ sư xây dựng cho biết rằng: việc ốp gạch hay đá cao hơn 1-2 mét xung quanh tường nhà, sẽ gây ra những hiện tượng như ngấm nước từ trên cao xuống dưới. 

Nhưng với sự phát triển của công nghệ ngày nay, trên thị trường đã có rất nhiều loại gạch ốp tường có khả năng chống thấm. Bạn không nên vì lí do bị ngấm nước từ trên xuống mà không dùng gạch để ốp.

Với loại gạch này, chúng có khả năng chống thấm cao hơn so với gạch thông thường. Do đó, khi mua, cần chọn loại gạch ốp chống thấm để tránh tình trạng thấm nước.

Cách xử lý thấm chân tường

Cách xử lý thấm chân tường

2.2. Xử lý thấm chân tường: Dùng bê tông để giằng chống thấm chân tường

Những bức tường dài và cao, việc đổ bê tông cốt thép giữa chúng cũng là cách để ngăn chống thấm nước. Ngoài ra, sẽ giúp tăng độ cứng giữa những bức tường. 

Việc tạo giằng cho chân tường sẽ giúp cho sự liên kết giữa móng và tường ngăn chặn cho nước thấm vào chân tường, hay vào toàn bộ của ngôi nhà trong điều kiện nước ngập vào nhiều.

>>> Xem thêm: Giải pháp chống thấm mái hiệu quả

Tuy nhiên, việc giằng bê tông để ngăn chặn nước thấm vào được chỉ nên thực hiện trong lúc thi công công trình. Đây là bước quan trọng giúp hạn chế tối đa hiện tượng thấm nước và có khả năng phân bố tải trọng từ sàn xuống tường.

Những cách trên chỉ được thực hiện trong giai đoạn thi công của công trình, hoặc bạn đang muốn sửa sang, trùng tu lại ngôi nhà. 

2.3. Xử lý thấm chân tường: Sử dụng hỗn hợp hồ dầu với phụ gia chống thấm

Bước 1: Hãy tạo ra các rãnh ở trên bề mặt của chân tường, sau đó hãy trám một lớp gốc vữa xi măng lên những rãnh đã được tạo sẵn. Gốc vữa xi măng này có khả năng kích thích được nước và độ ẩm, và giúp tạo ra thành một lớp ngăn chặn chắc chắn. Ngoài ra, còn có khả năng lấp đầy được những khe hở hay mao dẫn trên bề mặt tường, từ đó ngăn chặn được sự thấm của nước lan vào chân tường.

Bước 2: Trộn hồ với các vật liệu cát, xi măng, phụ gia chống thấm để giúp tạo được sự cố định, và củng cố được khả năng chống thấm ở bề mặt chân tường. Dùng hỗn hợp này để trám lên những rãnh đã được đục sẵn trên bề mặt của chân tường. Hỗn hợp nên trám trực tiếp lên bề mặt, và với độ dày là 0,5 cm. Khi bề mặt của chân tường có độ dày nhất định sẽ giúp đảm bảo được hỗn hợp đã được bao phủ toàn bộ của bề mặt.

Xử lý thấm chân tường hiệu quả

Xử lý thấm chân tường hiệu quả

Bước 3: Để chân tường có khả năng đạt được hiệu quả chống thấm lâu dài thì tốt nhất là nên thêm một lớp vật liệu chống thấm nữa. Chất chống thấm Smartflex là sản phẩm có gốc xi măng. Với 2 thành phần chính là xi măng mịn dạng đặc biệt, và polymers dạng lỏng. Nhờ sự liên kết phân tử của 2 thành phần này giúp khả năng chống thấm đạt mức hiệu quả tốt nhất.

Bước 4: Bước cuối cùng là hoàn thiện bề mặt chân tường bằng cách tô lớp vữa.

>>> Xem thêm: Cách sửa tường nhà bị bong tróc hiệu quả

Các lưu ý khi thực hiện thi công chống thấm chân tường:

- Bạn nên đảm bảo rằng các bề mặt của chân tường luôn sạch sẽ khi tiến hành xử lý thấm chân tường.

- Cần phải đảm bảo được độ kết dính tốt nhất của phụ gia, vật liệu chống thấm, và bề mặt của chân tường.

- Khi đã tiến hành xử lý xong nên sử dụng bao nilon hoặc những đồ dùng có khả năng che để bao phủ lên. Mục đích của việc này là ngăn chất chống thấm quá khô.

- Khi xuất hiện những trường hợp bị rò rỉ và thấm nước, hãy dùng các loại kem chống thấm để xử lý ngay. 

Qua bài viết trên cũng đã giúp cho bạn hiểu được những nguyên nhân gây ra hiện tượng thấm chân tường, và cách để xử lý thấm chân tường hiệu quả. Các bạn nên sử dụng ngay vật liệu chống thấm ngay từ lúc xây dựng để không phải mất nhiều thời gian, và chi phí sửa đi sửa lại nhiều lần nhé.

 

Gọi ngay
facebook Chat Facebook zalo Chat Zalo