-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Lưu ý 10 nguyên nhân khiến chống thấm thất bại
Khi xây dựng nhà mà không được chống thấm đúng cách sẽ làm xuất hiện những vết ẩm mốc, và nước thấm loang lổ bên trong nhà. Việc này gây mất thẩm mỹ cho ngôi nhà, và gây phá hủy đến kết cấu của ngôi nhà. Trong bài viết này, sẽ có 10 nguyên nhân khiến việc chống thấm bị thất bại, mà bạn cần phải lưu ý.
Để được tư vấn giải pháp chống thấm chất lượng cao và mua các sản phẩm chính hãng, vui lòng nhắn tin tại fanpage Komix Việt Nam, hoặc liên hệ qua số điện thoại Chuyên gia 0918.916.064 hoặc Hotline Văn phòng 028.6271.0066. |
1. Lựa chọn vật liệu không phù hợp với từng hạng mục, khu vực cần chống thấm khác biệt
Việc lựa chọn vật liệu chống thấm, và phương pháp chống thấm sẽ giúp cho lớp chống thấm được bền bỉ với thời gian. Tuỳ thuộc vào những hạng mục chống thấm khác nhau sẽ có những phương pháp tương ứng để mang lại được hiệu quả cao nhất cho công trình.
Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại chống thấm đang được bán với nhiều mức giá, cũng như chất lượng sản phẩm mang lại là khác nhau. Nếu người sử dụng mua phải những sản phẩm kém chất lượng, hoặc loại chống thấm không phù hợp với hạng mục cần thi công, sẽ gây ra lớp chống thấm được sơn hoặc quét trên bề mặt không có khả năng chống thấm tốt.
>>> Xem thêm: SmartFlex - Màng chống thấm lỏng, gốc xi măng
Lưu ý 10 nguyên nhân khiến chống thấm thất bại: Lựa chọn vật liệu chống thấm (Ảnh minh họa)
Người sử dụng cần lựa chọn đúng vật liệu thi công chống thấm đúng với hạng mục mà gia chủ đang muốn thi công, bởi mỗi vật liệu sẽ có những đặc tính khác nhau để thi công trên mỗi khu vực khác nhau trong công trình.
Với những công trình sàn lát gạch như bể bơi, nhà vệ sinh, bể chứa nước, các công trình có kết cấu ngầm (tầng hầm, sàn bê tông, tường móng,...) cần phải dùng phụ gia chống thấm được trộn thêm với xi măng, nhằm giúp tăng độ kết dính, và khả năng bảo vệ cho bề mặt được tốt hơn.
Còn với những hạng mục chống thấm thường tiếp xúc với những yếu tố thời tiết ở bên ngoài sẽ phù hợp với chất chống thấm gốc xi măng. Vật liệu này có khả năng chống thấm cao sẽ giúp lấp đầy những vị trí có khe nứt, hay những khuyết điểm của bê tông trên sàn. Chất chống thấm gốc xi măng được thi công vô cùng đơn giản, nhưng vẫn đem lại hiệu quả cao.
2. Chuẩn bị bề mặt không đạt tiêu chuẩn để chống thấm
Muốn cho lớp bề mặt chống thấm có khả năng thấm tốt, việc cần làm là phải làm sạch, và phẳng bề mặt. Nên đảm bảo rằng trên bề mặt không có những vết nứt, hay rạn nào. Việc chuẩn bị không đúng cách, sẽ làm cho lớp chống thấm không có khả năng bám dính, và dễ bị tuột ra khỏi bề mặt.
Với giai đoạn xử lý bề mặt trước khi chống thấm sẽ giúp cải thiện độ bám dính, phục hồi được hình dạng ban đầu của khối xây trát bằng việc làm phẳng về những khuyết điểm về lõm, xước, và niêm kín bề mặt. Giai đoạn xử lý này sẽ giúp loại bỏ đi những vật bám trên bề mặt bê tông để lớp chống thấm được bám chắc.
Để xử lý được bề mặt có thể sử dụng phương pháp hoá học như dùng chất tẩy rửa để xử lý những vết bẩn cứng đầu như rỉ sét, rong rêu, hay dầu nhớt. Hoặc dùng phương pháp sinh cơ học là mài khô, phun nước áp lực cao, hay đánh chà.
3. Kỹ thuật thi công chống thấm kém, người làm vô trách nhiệm, thiếu giám sát
Việc quản lý chất lượng công trình xây dựng là một yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng của công trình thi công. Khi trình độ làm nghề của người thợ không đáp ứng được chất lượng sẽ làm cho việc chống thấm trở nên thất bại, và công trình chống thấm kém, hoặc hoặc không có khả năng chống thấm.
Kỹ thuật thi công chống thấm kém (Ảnh minh họa)
Việc không tuân thủ theo các bước trong kỹ thuật chống thấm sẽ dẫn đến sự thất bại và làm cho chất lượng của công trình bị giảm xuống đáng kể. Vì vậy, khi gia chủ thuê đội ngũ thợ để thi công chống thấm cho nhà cần lựa chọn những nơi uy tín, là thợ lành nghề, có trách nhiệm trong công việc.
4. Vật liệu bị lão hoá, giòn, bong tróc khi tiếp xúc với biến động nhiệt độ, nóng, lạnh, tia cực tím UV
Khi lớp chống thấm tiếp xúc trực tiếp với những biến động của nhiệt độ, thời tiết bị nóng, lạnh, hay tia cực tím sẽ làm cho vật liệu bị lão hoá, giòn, và dễ bị bong tróc.
Nguyên nhân khi tiếp xúc với những yếu tố môi trường dễ bị tróc là vì chất lượng của vật liệu chưa thực sự tốt.
Hiện nay tình trạng đạo nhái sản phẩm, và sản phẩm kém chất lượng có rất nhiều, vì vậy mà mà có rất nhiều người mua phải những loại chống thấm dỏm, kém chất lượng. Khi loại chống thấm này bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài, dần theo thời gian sẽ làm cho lớp chống thấm bị lão hoá dần, và gây bong tróc. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại khi thực hiện chống thấm công trình.
5. Thoát nước kém, không tạo dốc về ống thu nước sàn, cổ ống cao hơn mặt sàn
Việc tính toán lắp đặt độ dốc đường ống thoát nước là rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành hay bại của công trình chống thấm.
Khi nước tích tụ ở những vùng trũng ngay trên mặt kết cấu sẽ tích nhiều icon vật chất trong nước ẩm đó gây ra. Dần dần theo thời gian nước sẽ thấm qua lớp bê tông gây phá huỷ dần cho các lớp vật liệu.
Khi tình trạng này kéo dài cùng với sự khắc nghiệt của thời tiết như ánh nắng của mặt trời, hay độ lạnh sẽ làm cho lớp chống thấm bị giòn, và mục. Sau đó là nước sẽ chảy xuống, và ngấm khắp nơi trong nhà.
>>> Xem thêm: Giải pháp chống thấm mái hiệu quả
6. Gian dối định mức
Việc gian dối trong định mức sẽ làm cho việc lớp chống thấm không đảm bảo được hiệu quả, và nước sẽ thấm vào kết cấu nhà, gây ra sự hư hại cho công trình, thậm chí là làm hỏng đi toàn bộ cấu trúc của ngôi nhà.
Từ việc hư hỏng kết cấu sẽ làm cho tuổi thọ của ngôi nhà bị giảm đi, và bạn phải thường xuyên bảo trì, sửa chữa lại ngôi nhà. Việc này sẽ làm mất rất nhiều chi phí, và lại tốn nhiều thời gian của bạn.
Gian dối định mức trong sản phẩm chống thấm (Ảnh minh họa)
7. Các sản phẩm không tương thích với nhau, sai hệ thống sản phẩm do nhà sản xuất quy định
Việc không tương thích có thể xuất phát từ chất lượng không đồng đều hay do không tuân thủ các tiêu chuẩn về chất lượng. Sự không đồng nhất này làm cho sản phẩm chứa những thành phần hoá học khác nhau, và gây ra những phản ứng hoá học khi được kết hợp với nhau. Điều này sẽ làm giảm đi tính hiệu quả mà sản phẩm mang lại.
Thường các nhà sản xuất sẽ quy định cách sử dụng phù hợp để đạt hiệu quả tối đa công dụng mà sản phẩm mang lại. Việc dùng sai sẽ làm giảm đi tính hiệu suất cho công trình. Để tránh tình trạng này, cần thực hiện kiểm tra kỹ lưỡng tính tương thích giữa các sản phẩm chống thấm.
8. Chuyển dịch kết cấu, nứt bê tông sàn, nứt chân tường
Sự chuyển dịch của kết cấu hay nứt bê tông sàn và chân tường sẽ gây ra sự thất bại trong chống thấm. Những vết nứt sẽ chuyển dịch trong cấu trúc của công trình và tạo ra điểm yếu cho bề mặt. Từ đó nước, độ ẩm sẽ thấm vào những vị trí này một cách dễ dàng.
Những vết nứt cũng làm cho lớp phủ chống thấm bị oxi hoá dần dần. Theo thời gian, lớp chống thấm dần giảm hiệu quả, và xuất hiện lớp chống thấm bị giòn, và bị bong tróc ra.
>>> Xem thêm: Cách sửa tường nhà bị bong tróc hiệu quả
9. Do đục phá, khoan, bởi các nhà thầu khác làm hư hại khi lắp thiết bị
Khi sử dụng các thiết bị, hay công cụ không đúng, hoặc không chính xác sẽ phá huỷ đi lớp chống thấm đã được thi công tại các khu vực trong công trình. Trong quá trình đục hay khoan sẽ gây ra những vết nứt, việc này sẽ làm khả năng chống thấm, và bị hư hại đi lớp chống thấm đã được thi công.
Lớp chống thấm bị phá hủy do đục phá (Ảnh minh họa)
10. Không cán vữa bảo bệ hay có biện pháp bảo vệ thích hợp sau khi chống thấm hoàn thành
Việc không cán vữa, hay không có cách bảo vệ thích hợp cho lớp chống thấm sẽ làm cho lớp chống thấm nhanh chóng bị tróc hay hở. Ngoài ra, làm cho tác dụng của sản phẩm chống thấm giảm đi rất nhiều lần. Lớp chống thấm đã được quét lên bề mặt cũng không sử dụng được lâu. Vì vậy mà trong quá trình thi công, nên cán thêm vữa, hoặc lớp bảo vệ để sản phẩm có thể phát huy hết hiệu quả chúng mang lại.
Việc chống thấm và vô cùng quan trọng cho các công trình, vì nếu không dùng các vật liệu chống thấm sẽ rất dễ gây ra tình trạng bị rỉ nước, hay bị dột nhà. Khi thi công cũng cần phải lưu ý những nguyên nhân khiến chống thấm bị thất bại, từ đó giúp cho công tác chuẩn bị, và thực hiện chống thấm đạt hiệu quả cao.
TUYỆT CHIÊU CHỐNG THẤM CỬA SỔ KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT
Friday,
22/11/2024
NHỮNG VIỆC CẦN LÀM NGAY KHI THẤY TƯỜNG BỊ ẨM
Tuesday,
19/11/2024
CHỐNG THẤM TƯỜNG KHÔNG TRÁT MẶT NGOÀI CHỈ VỚI 6 BƯỚC ĐƠN GIẢN, DỄ LÀM
Monday,
18/11/2024
TƯỜNG NHÀ BỊ MỐC ĐEN DO ĐÂU? GIẢI PHÁP XỬ LÝ HIỆU QUẢ NHẤT
Friday,
01/11/2024