Chống thấm khe tiếp giáp như thế nào cho đúng? Lời khuyên từ chuyên gia

Những ngôi nhà liền kề thường được xây sát nhau và chỉ cách nhau một khe nhỏ. Chính vì thế mà nước sẽ thấm vào những khe nhỏ đó và dần dần gây hư hỏng kết cấu của ngôi nhà. Trong bài viết này, KOMIX sẽ hướng dẫn cách chống thấm khe tiếp giáp hiệu quả nhất.

Để được tư vấn giải pháp chống thấm chất lượng cao và mua các sản phẩm chính hãng, vui lòng nhắn tin tại fanpage Komix Việt Nam, hoặc liên hệ qua số điện thoại Chuyên gia 0918.916.064 hoặc Hotline Văn phòng 028.6271.0066.

1. Chống thấm khe tiếp giáp: Nguyên nhân dẫn đến khe tiếp giáp bị thấm

1.1. Nguyên nhân chủ quan

Khi thi công móng thì chất lượng không đảm bảo do việc không thực hiện khảo sát hiện trạng thực tế trước khi làm. Dần dần theo thời gian sẽ gây ra tình trạng móng bị sụt lún. Từ đó gây ra những đường nứt ở tường và các rãnh ở chân tường. Khi gặp thời tiết mưa, nước sẽ len lỏi qua những vết nứt và rãnh đó và thấm vào phái bên trong của tường. Vì vậy mà cần phải thực hiện chống thấm khe tiếp giáp. 

Sử dụng vật liệu kém chất lượng, lúc gặp thời tiết bị thay đổi đột ngột sẽ làm cho chúng bị co ngót và giãn nở, gây ra sự không đồng đều. Qua đó, những vết nứt xuất hiện và làm cho nước ứ đọng, dần thẩm thấu qua tường. Tình trạng này không được để kéo dài mà cần phải chống thấm khe tiếp giáp ngay. 

Chống thấm khe tiếp giáp: Nguyên nhân dẫn đến khe tiếp giáp bị thấm

Chống thấm khe tiếp giáp: Nguyên nhân dẫn đến khe tiếp giáp bị thấm (Ảnh sưu tầm)

Việc sử dụng mái tôn và vữa tô để chắn nước, chống thấm khe tiếp giáp sẽ không mang lại hiệu quả mà sẽ làm cho nước thấm nhiều hơn. Khi gặp thời tiết có mưa to và gió mạnh thì nước vẫn bị tạt, hắt vào mái tôn và luồng qua khe lún. Nếu dùng tôn để chắn nước thì chúng sẽ không liên kết được với nhau khi bị tác động bởi yếu tố nắng mưa. Và sẽ gây bong tróc và tách các lớp đã thi công ra dù cho có ngàm hay bắt tắc kê. Bởi bản chất của tôn, xi măng và vữa tô là cứng. 

>>> Xem thêm: Mạch ngừng là gì? Cách chống thấm mạch ngừng kèm hình ảnh chi tiết

1.2. Nguyên nhân khách quan

Những công trình xây dựng không được thi công cùng thời điểm, sẽ gây khó cho những công trình sau hoặc thậm chí không thể tô trát, chống thấm khe tiếp giáp một cách kỹ lưỡng. Vì vậy mà chúng không có khả năng chống thấm nên nước rất dễ len qua. 

Móng của hai công trình liền kề nhau liền kề với nhau, không có sự đồng đều, một bên thì cao, một bên thì thấp. Từ đó là điều kiện để hình thành rãnh giữa hai nền và nước mưa sẽ ứ lại và thấm vào bên trong. 

2. Vì sao cần phải chống thấm khe tiếp giáp

Khi nước rò rỉ ở khe tiếp giáp, sẽ dần dần làm cho nước thấm qua tường. Hậu quả là sẽ xuất hiện những vết ố vàng, mốc đen, phần sơn bị bong tróc. Ngoài ra, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ của ngôi nhà, hay công trình được xây dựng. 

Vậy nên cần phải thi công chống thấm khe tiếp giáp cho ngôi nhà của bạn. Có như vậy mới không ảnh hưởng đến sinh hoạt của các thành viên trong gia đình. 

Vì sao cần phải chống thấm khe tiếp giáp

Vì sao cần phải chống thấm khe tiếp giáp (Ảnh sưu tầm)

3. Cách chống thấm khe tiếp giáp hiệu quả nhất

3.1. Chống thấm khe tiếp giáp: Phương pháp tạm thời

Khi tường nhà của hai công trình có khoảng cách nhỏ hơn 7cm thì gia chủ có thể sử dụng phương pháp này để chống thấm tiếp giáp. 

Khi tường có chiều cao bằng nhau thì gia chủ cần phải cạo sạch lớp vữa yếu và lớp bẩn hai bên đi. Đối với những khe có tường có độ cao không đồng đều thì cần cạo sạch lớp trần nhà thấp đi, cần cạo bỏ lớp đến cốt tường nhà cao. Cần phải lưu ý một điều là cạo càng sạch thì khi thi công chống thấm khe tiếp giáp sẽ đạt được hiệu quả cao. 

Chống thấm khe tiếp giáp: Phương pháp tạm thời

Chống thấm khe tiếp giáp: Phương pháp tạm thời (Ảnh sưu tầm)

Cần phải thổi những vị trí vừa cạo để chắc chắn rằng nước không còn đọng lại ở trên bề mặt nữa. 

Tiếp theo hãy tiến hành phủ một lớp màng bitum lên để chống thấm khe tiếp giáp. Sau đó, dùng đèn khò để lớp màng chảy ra và bám vào nơi cần chống thấm.

>>> Xem thêm: Mạch lún là gì? Cách chống thấm khe lún chuẩn kỹ thuật

3.2. Chống thấm khe tiếp giáp: Phương pháp lâu dài

Bước 1: Hãy tiến hành cắt và đục những khe giấu mí màng ở bên tường nhà cao đi. Tùy vào khoảng cách của các khe tiếp giáp mà nên cắt đục to hay nhỏ. Sau đó, tiến hành vệ sinh sạch sẽ khu vực xung quanh gần vị trí đó. 

Bước 2: Tiếp đến hãy dùng xi măng và cát, trộn đều thêm tỉ lệ 1:3. Dùng hỗn hợp hồ đã trộn đó để tô lên mép tường nhà thấp, mục đích là để tạo độ dốc.

Bước 3: Quét một lớp Primer từ khoảng 350-400 mm từ mép khe đã đục và được phủ qua lớp vữa tô.

Bước 4: Thực hiện dán chống thấm khe tiếp giáp. Có thể sử dụng nhiều loại vật liệu để thay thế như lớp màng nguội có gốc bitum, màng đá thi công nóng có gốc bitum (dùng thêm lưới gia cường polyester), hoặc dùng màng PVC. Ngoài 3 vật liệu nêu trên, gia chủ có thể có thể dùng màng khác tương đương nhưng yêu cầu màng dán phải có độ võng ngay khe.

Chống thấm khe tiếp giáp: Phương pháp lâu dài

Chống thấm khe tiếp giáp: Phương pháp lâu dài (Ảnh KOMIX)

Bước 5: Dùng nẹp nhôm và bít tắc-kê để khoa mí màng lại.

Bước 6: Dùng Sika construction để cố định mí màng và nẹp nhôm lại với nhau.

Bước 7: Ở bước này cần phải kiểm tra lại độ bám dính của màng vào hai bên mép tường. 

 Những lưu ý cần phải nhớ khi thực hiện chống thấm khe tiếp giáp theo phương pháp này.

Có thể dùng màng lỏng gốc PU để quét, gia cố lưới nhưng cần phải lựa chọn loại vật liệu có khả năng chống lại tiêu cực tím.

>>> Xem thêm: Chống thấm khe tiếp giáp như thế nào cho đúng? Lời khuyên từ chuyên gia

Những khe tiếp giáp giữa hai bên tường nhà thường là điều kiện để cho nước thấm và tạt vào khi gặp thời tiết có mưa. Vậy nên mà các gia chủ cần phải thực hiện chống thấm khe tiếp giáp để nước không len lỏi và thấm vào bên trong của ngôi nhà. Những chia sẻ đã hướng dẫn cho bạn cách chống thấm khe tiếp giáp hiệu quả. Chúc bạn thành công. 

 

 

Gọi ngay
facebook Chat Facebook zalo Chat Zalo