-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Mạch ngừng là gì? Cách chống thấm mạch ngừng kèm hình ảnh chi tiết
Trong các công trình xây dựng thuật ngữ mạch ngừng thường được sử dụng rất nhiều. Vậy mạch ngừng là gì? Cách chống thấm mạch ngừng như thế nào? Bài viết này KOMIX sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi trên.
Để được tư vấn giải pháp chống thấm chất lượng cao và mua các sản phẩm chính hãng, vui lòng nhắn tin tại fanpage Komix Việt Nam, hoặc liên hệ qua số điện thoại Chuyên gia 0918.916.064 hoặc Hotline Văn phòng 028.6271.0066. |
1. Mạch ngừng là gì?
Mạch ngừng là hiện tượng làm gián đoạn quá trình bê tông được đổ trong quá trình thi công. Chúng sẽ làm giảm đi sự kết nối của thủy hóa trong những lớp bê tông xi măng. Từ đó, sẽ làm giảm sự liên kết và kết nối của mảng bê tông.
Mạch ngừng là gì? (Ảnh sưu tầm)
1.1. Tại sao có mạch ngừng trong thi công
Trong quá trình công trình được thi công, sẽ xuất hiện những vấn đề khó khăn, chúng làm gián đoạn trong công đoạn đổ bê tông. Chúng có thể là do những yếu tố kỹ thuật, kết cấu công trình quá lớn hay do những yếu tố khách quan về thời tiết… Chính những nguyên nhân này gây ra sẽ làm cho những lớp bê tông liền khối với nhau và gây ra hiện tượng mạch ngừng trong quá trình thi công.
Tại sao có mạch ngừng trong thi công (Ảnh sưu tầm)
>>> Xem thêm: Mạch lún là gì? Cách chống thấm khe lún chuẩn kỹ thuật
1.2. Nguyên nhân gây thấm mạch ngừng
Với những kết cấu hay kiến trúc có tính đặc thù như tầng hầm, bể bơi sẽ rất dễ xuất hiện hiện tượng mạch ngừng bị thấm. Dưới đây là những tác nhân gây thấm mạch ngừng:
- Bề mặt của các lớp bê tông bị rỗ, có các lỗ nhỏ li ti.
- Các khe có thể bị co hoặc giãn
- Chất lượng của mạch ngừng không tốt, thường là do không sử dụng các băng cản nước hay những thanh cao su trương nở.
2. Tầm quan trọng của chống thấm mạch ngừng trong công trình xây dựng
Mạch ngừng bị thấm nước sẽ làm gây ra những tác động ảnh hưởng trực tiếp đến kiến trúc của toàn bộ công trình. Ngoài ra, chúng sẽ gây mất nhiều thời gian của các thợ thi công. Quá trình chống thấm mạch ngừng là rất khó khăn và tốn nhiều công sức của nhà thầu. Bởi để chống thấm cho mạch ngừng còn khó hơn so với chống thấm cho những công trình ngầm với kiến trúc phức tạp. Vậy nên, khi thi công chống thấm mạch ngừng cần thực hiện một cách kỹ lưỡng và cẩn thận để không gây rò rỉ nước và hư hại đến công trình.
>>> Xem thêm: 3 cách chống thấm mái bằng, sân thượng bằng màng chống thấm thi công nóng
2.1. Quy trình chống thấm mạch ngừng khi công trình đang xây dựng
Với các công trình có các kết cấu và thiết kế khác nhau sẽ có những phương pháp chống thấm mạch ngừng tương ứng cho những kiến trúc đó. Những phương pháp sẽ có những nguyên vật liệu dùng để chống thấm riêng cho mạch ngừng. Sau đây là các bước thi công chống thấm mạch ngừng.
Quy trình chống thấm mạch ngừng khi công trình đang xây dựng (Ảnh KOMIX)
- Bước 1: Chuẩn bị trước khi thi công chống thấm
+ Dọn dẹp, làm sạch bề mặt cần thi công chống thấm mạch ngừng. Nếu có chướng ngại vật hãy gỗ, nước động hãy tiến hành tháo gỡ và lau sạch.
+ Tuyệt đối không sử dụng xi măng để trám hay sử chữ các lỗ trên bề mặt của bê tông.
+ Tiếp đến là cắt các thép vụn ở mặt sàn để đảm bảo giúp đảm bảo được chiều sâu và cách lớp bê tông với khoảng cách ít nhất 2cm.
+ Khâu cuối cùng trong bước chuẩn bị là cần định vị lại các vị trí của đường ống thoát nước, các hộp chứa kỹ thuật của công trình.
- Bước 2: Nghiên cứu bản bản vẽ để kiểm tra những thiết kế của công trình phù hợp hay chưa
+ Với bản này, cần có sự nghiên cứu và xem cẩn thận và kỹ lưỡng để lựa chọn và đưa ra phương án thi công chống thấm phù hợp.
- Bước 3: Lựa chọn vật liệu chống thấm cho mạch ngừng
+ Việc lựa chọn nguyên vật liệu chống thấm cho mạch ngừng sẽ phụ thuộc vào yếu tố kỹ thuật xây dựng và chủ yếu. Sau đây là các loại mang lại hiệu quả chống thấm cao:
* Băng cản nước PVC WATERSTOP
* Băng trương nở
- Bước 4: Tiến hành thi công chống thấm cho mạch ngừng
Các phương pháp chống thấm mạch ngừng thường được sử dụng cho các công trình như:
Băng cản nước
+ Dùng băng cản nước để chống thấm
+ Băng cản nước được dùng để chống thấm, ngăn cho nước rò rỉ, giúp bịt kín các khe giãn nở, các khe nối của tấm bê tông.
+ Băng cản nước sẽ được đặt vào vị trí ở giữa của các lớp bên trong của cấu kiện thép. Một phần của băng cản nước sẽ được nằm trong lớp xi măng đang thi công. Phần còn lại của băng cản sẽ nằm trong lớp xi măng tiếp theo sẽ được thi công.
Tiến hành thi công chống thấm cho mạch ngừng bằng băng cản nước (Ảnh KOMIX)
+ Những lưu ý trong quá trình thi công:
* Khi thi công tại vị trí băng cản nước nên cẩn thận tránh sê dịch hay tạo áp lực lớn. Nếu không làm như vậy sẽ làm cho băng cản nước bị biến dạng và giảm khả năng chống thấm.
* Liên kết giữa hai băng cản nước nên sử dụng mối hàn. Thực hiện bằng cách dùng giao hàn để đốt cháy hai vị trí cần hàn, tiếp đến là ép lại và giữ chặt cho đến khi chúng liên kết với nhau.
>>> Xem thêm: Nên sử dụng vật liệu gì để chống thấm mái bằng diện tích lớn?
Dùng băng trương nở
+ Băng quấn thanh trương nở sẽ đặt ngay lên lớp keo, sau đó vừa thực hiện bơm, vừa dùng tay để ấn chúng theo chiều dài của mạch. Cuối cùng hãy bóc lớp keo chống dính phía sau ra, sau 24h keo sẽ khô lại. Ngoài ra, có thể kết hợp với phương pháp cơ học khác để gia cố thêm cho chắc chắn.
2.2. Quy trình thi công chống thấm mạch ngừng khi công trình đã đưa vào sử dụng
Dưới đây là phương pháp chống thấm mạch ngừng cho công trình đã đưa vào sử dụng:
- Bước 1: Khảo sát công trình
+ Tiến hành kiểm tra các vị trí, mức độ bị thấm của mạch ngừng
+ Tiếp theo vệ sinh thật sạch các rãnh đục.
- Bước 2: Xác định vị trí và cố định những chỗ bị thấm
+ Thực hiện đục rãnh với độ sâu khoảng 4-6cm theo vị trí thấm của mạch ngừng.
- Bước 3: Thi công chống thấm mạch ngừng
Qua bài viết trên đã giúp cho bạn hiểu được mạch ngừng là gì và cách chống thấm mạch ngừng như thế nào là hiệu quả. Cần phải chống thấm mạch ngừng để giảm thiểu tối đa mức độ gây hư hỏng cho kết cấu của công trình.
TUYỆT CHIÊU CHỐNG THẤM CỬA SỔ KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT
Friday,
22/11/2024
NHỮNG VIỆC CẦN LÀM NGAY KHI THẤY TƯỜNG BỊ ẨM
Tuesday,
19/11/2024
CHỐNG THẤM TƯỜNG KHÔNG TRÁT MẶT NGOÀI CHỈ VỚI 6 BƯỚC ĐƠN GIẢN, DỄ LÀM
Monday,
18/11/2024
TƯỜNG NHÀ BỊ MỐC ĐEN DO ĐÂU? GIẢI PHÁP XỬ LÝ HIỆU QUẢ NHẤT
Friday,
01/11/2024