Điểm mặt những nguyên nhân tường nhà bị thấm nước và quy trình sửa chữa chi tiết

Tường bị thấm là một vấn đề phổ biến trong xây dựng và có thể gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng cho công trình. Các nguyên nhân tường nhà bị thấm nước có thể bao gồm sự xuống cấp của vật liệu xây dựng, bề mặt tường bị nứt, thi công chống thấm sai kỹ thuật... Đối với các công trình xây dựng, việc chẩn đoán và xử lý vấn đề thấm tường là rất quan trọng để bảo vệ tính toàn vẹn và sự bền vững của công trình.

Để được tư vấn giải pháp chống thấm chất lượng cao và mua các sản phẩm chính hãng, vui lòng nhắn tin tại fanpage Komix Việt Nam, hoặc liên hệ qua số điện thoại Chuyên gia 0918.916.064 hoặc Hotline Văn phòng 028.6271.0066.

1. Nguyên nhân tường nhà bị thấm nước 

1.1. Nước xuyên chân tường từ các khu vực khác ngấm vào tường 

Khi có mưa lớn, nước mưa hoặc nước bị rò rỉ từ các đường ống nước, nhà vệ sinh, hay nước từ ban công, sân vườn trên mái… có thể len lỏi và chạy theo chân tường, rồi ngấm dần vào tường. 

Đây là nguyên nhân thường xảy ra nhiều nhất đối với nhiều công trình, làm cho xuất hiện hiện tượng thấm tường nhà, gây ra tình trạng ẩm mốc và ảnh hưởng đến thẩm mỹ, cũng như kết cấu công trình. 

Nước từ các khu vực khác thường đi xuyên các chân tường rồi ngấm dần vào toàn bộ tường. (Ảnh: Internet)

>>> Xem thêm: Chống thấm tường vây: Dùng vật liệu nào tốt? Các bước thi công thế nào? 

1.2. Tường có các vết nứt

Một trong những nguyên nhân tường nhà bị thấm nước là do các vết nứt. Đây là nơi khiến nước dễ ngấm vào nhất. Các vết nứt này cũng xuất hiện do bị nước lâu ngày thấm vào tường hoặc do những nguyên nhân khác như: sự co giãn của nguyên vật liệu, do địa chấn, do những ngoại lực bên ngoài tác động…

1.3. Tường không được chống thấm hoặc có chống thấm những chất lượng kém 

Nhiều người có tâm lý chủ quan, nghĩ rằng chống thấm chỉ là một bước nhỏ trong xây dựng, bỏ qua cũng được hoặc chỉ cần dùng vật liệu chống thấm rẻ tiền, chất lượng kém là được. Chính vì thế, chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng, sẽ xảy ra hiện tượng tường nhà bị thấm, gây ẩm mốc và ảnh hưởng đến độ bền bỉ của công trình. 

1.4. Lớp chống thấm tường đã lâu ngày, bị lão hoá, bong tróc

Sau một thời gian dài sử dụng, cùng với những tác động từ môi trường xung quanh, lớp chống thấm tường nhà sẽ bị xuống cấp, xuất hiện các tình trạng như lão hoá, bong tróc. Từ đó làm hiệu quả chống thấm giảm đi đáng kể, là một trong những nguyên nhân tường nhà bị thấm nước. 

Nếu lâu ngày không được sửa chữa, lớp chống thấm cũ sẽ bị bong tróc là nguyên nhân tường nhà bị thấm nước. (Ảnh: Internet)

>>> Xem thêm: Cách xử lý thấm chân tường hiệu quả

1.5. Chống thấm sai quy cách, kỹ thuật

Chống thấm tuy là một khâu nhỏ, nhưng cũng là một trong những bước quan trọng khi xây dựng công trình. Vậy nên, nếu không được thực hiện đúng quy trình, kỹ thuật, sẽ khiến lớp chống thấm không phát huy được tối đa hiệu quả, khiến tường nhà bị thấm, ảnh hưởng chung đến kết cấu của công trình. 

1.6. Không có con lươn ở phần tường tiếp giáp giữa 2 nhà. Hoặc có nhưng thi công không đúng cách hoặc không chống thấm. 

Khe hở giữa 2 nhà luôn là nơi dễ đọng nước nhất, bởi khu vực này thường kín gió, nắng lại không chiếu vào được, nên nước khó bay hơi, lâu dần thấm vào tường ngoài ngôi nhà. Chính vì thế, việc có con lươn giữa 2 nhà và thi công nó đúng kỹ thuật là việc làm cần thiết để ngăn nước xâm nhập vào khu vực này.

Khi thi công con lươn, cũng cần phải chú ý đến cả khả năng chống thấm của nó. Để đảm bảo độ bền, khiến nước không thể len lỏi qua, từ đó thấm xuống tường. 

Con lươn giữa 2 nhà không được thi công đúng kỹ thuật là một trong những nguyên nhân tường nhà bị thấm nước. (Ảnh: Internet)

>>> Xem thêm: Chống thấm tường liền kề tường hàng xóm hiệu quả và tiết kiệm chi phí

1.7. Hệ thống ống nước bị hở, rò rỉ

Sau thời gian dài sử dụng, dưới những tác động của môi trường bên ngoài, ngoại lực… hệ thống ống nước có thể bị vỡ, hở, làm nước rò rỉ… len lỏi qua các chân tường, rồi thấm dần lên toàn bộ tường. 

1.8. Bể nước trên mái, bể nước ngầm, bể bơi bị thấm, nước luồn trong phần khung sắt, thấm vào tường 

Với những hạng mục công trình chứa nhiều nước như bể nước ngầm, bể nước hoặc hồ cá trên mái, bể bơi… sau thời gian dài sử dụng, nước rất dễ thấm sâu vào lòng bê tông, từ đó đi qua các khung sắt, rồi thấm vào tường. Chính vì thế, những hạng mục này cần phải chú trọng thi công chống thấm, đảm bảo lớp chống thấm ngăn được nước xâm nhập vào lòng bê tông 100%.

1.9. Không chống thấm góc chân tường, nước từ nền thấm dần từ góc chân tường lên toàn bộ tường 

Chân tường là nơi rất dễ bị nước đọng lại. Chưa kể, vì chỉ là một phần rất nhỏ của công trình, nên vị trí này thường là nơi bị “bỏ quên" không được chống thấm, hoặc chống thấm qua loa, không đúng cách. Khi chân tường bị ngấm nước, lâu ngày nước sẽ thấm dần lên toàn bộ tường. Nếu tường không được gia cố, sửa chữa, còn khiến nước thấm lên cả trần, kéo theo hàng loạt những hệ lụy nặng nề cho toàn bộ công trình. 

Không chống thấm chân tường là một trong những nguyên nhân tường nhà bị thấm nước. (Ảnh: Internet)

>>> Xem thêm: Sửa tường bị thấm: Sửa hoài mà không hết thấm, phải làm sao?

1.10. Thi công tường không đúng quy cách, kỹ thuật, vật liệu thi công chất lượng kém 

Đây được coi là một nguyên nhân phổ biến gây thấm tường. Nếu bạn thuê phải những đội thi công kém chuyên môn hoặc vật liệu thi công giả, nhái, chất lượng kém,... thì không chỉ phần tường nhà bị xuống cấp nhanh chóng, mà toàn bộ công trình cũng sẽ bị ảnh hưởng về lâu dài. 

2. Hậu quả khi tường nhà bị thấm 

2.1. Làm tường bị nứt nẻ, ảnh hưởng đến kết cấu công trình 

Tường nhà bị thấm lâu ngày mà không được sửa chữa, gia cố, sẽ khiến tường bị nứt nẻ, gây ra những hệ lụy nghiêm trọng đối với kết cấu của công trình. 

Nếu không được sửa chữa kịp thời, những vết nứt ngày càng lớn, có thể gây ra các vấn đề như sự suy giảm độ chắc chắn của công trình, sự mất cân bằng, thậm chí là nguy cơ sập đổ.

2.1. Làm lớp sơn tường bị bong tróc, tường bị ẩm mốc, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ của công trình

Một khi bị nước và độ ẩm xâm nhập, lớp sơn của tường sẽ bị phồng rộp, rồi dần dần sẽ bong tróc ra, cùng với đó nấm mốc, những vết ố vàng xuất hiện. Điều này làm mặt thẩm mỹ của công trình bị giảm đi khá nhiều. 

Tường bị thấm nước, ẩm mốc gây mất thẩm mỹ cho toàn bộ công trình. (Ảnh: Internet)

>>> Xem thêm: Tất tần tật các cách xử lý tường nhà bị ẩm mốc hiệu quả, nhanh chóng

2.2. Ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự an toàn của những người sống trong công trình 

Như đã đề cập ở trên, tường bị thấm nước lâu ngày, sẽ làm suy yếu kết cấu của công trình, có thể khiến bị sập đổ, từ đó gây nguy hiểm cho những người sống trong công trình. 

Chưa kể, tường bị ẩm, xuất hiện nấm mốc, sẽ ảnh hưởng đến hệ hô hấp và sức khoẻ của những người sống trong công trình. 

2.4. Tốn kém chi phí sửa chữa, gia cố 

Với những bức tường bị nước ngấm lâu ngày, nước thấm sâu vào kết cấu bê tông, gây ra những vết nứt lớn, gây biến dạng kết cấu tường… việc sửa chữa, gia cố sẽ rất tốn kém. Chưa kể, độ an toàn chưa chắc đã đảm bảo được 100%. 

Vậy nên, ngay khi xây dựng, bạn hãy trang bị cho công trình của mình một lớp “áo giáp" chống thấm. Bởi chi phí cho việc sửa chữa, gia cố đôi khi còn cao hơn rất nhiều số tiền bỏ ra cho khi quyết định đầu tư chống thấm ngay từ đầu. 

Với những bức tường bị hư hỏng nặng, do thấm nước lâu ngày sẽ khiến bạn tốn nhiều chi phí sửa chữa. (Ảnh: Internet)

>>> Xem thêm: Chống thấm tường liền kề tường hàng xóm hiệu quả và tiết kiệm chi phí

3. Một số cách chống thấm tường nhà đơn giản, dễ làm, hiệu quả dài lâu 

3.1. Sử dụng các chất chống thấm gốc Acrylic hoặc chất chống thấm gốc xi măng 2 thành phần

Để sửa tường nhà bị thấm, các chất chống thấm gốc Acrylic hoặc chất chống thấm gốc xi măng 2 thành phần là những sự lựa chọn hàng đầu mà nhiều người nghĩ đến 

Các vật liệu chống thấm này có thể sử dụng cho những bức tường bị thấm, mà đã bắt đầu xuất hiện những vết rạn nhỏ, vết rạn chân chim, khe nứt lớn 

  • Quy trình cụ thể đối với tường nhà có vết rạn nhỏ, vết rạn chân chim:

Dụng cụ và nguyên vật liệu cần chuẩn bị: các chất chống thấm như Maxseal Super hoặc SmartFlex hoặc Maxseal Super, cọ quét, dụng cụ làm sạch bề mặt. 

- Bước 1: Dùng máy đánh tường hoặc các dụng cụ làm sạch bề mặt khác, để trà sạch bề mặt tường cần gia cố 

- Bước 2: Pha trộn các chất chống thấm theo đúng hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất 

- Bước 3: Tiến hành áp dụng chất chống thấm lên bề mặt tường đã làm sạch. Có thể quét nhiều lần để tăng hiệu quả chống thấm. Cần đảm bảo lớp quét trước phải khô rồi mới quét lớp tiếp theo 

  • Quy trình cụ thể đối với tường nhà có khe nứt lớn:

So với những vết rạn nhỏ, vết rạn chân chim, thì những vết nứt lớn cần được gia cố và sửa cẩn thận hơn. 

Dụng cụ và nguyên vật liệu cần chuẩn bị: các chất chống thấm như Maxseal Super hoặc SmartFlex hoặc Maxseal Super, cọ quét, dụng cụ làm sạch bề mặt, dụng cụ khoan và cắt vữa/bê tông, lưới thuỷ tinh. 

Với những vết nứt lớn, quy trình sửa chữa sẽ phức tạp và tốn công sức hơn. Bạn cũng nên xác định rõ nguyên nhân tường nhà bị thấm nước từ đâu để xử lý vấn đề từ gốc rễ (Ảnh: Internet)

>>> Xem thêm: Nguyên nhân nứt tường và cách chống thấm tường nhà bị nứt

- Bước 1: Dùng máy cắt để cắt 2 đường chạy dọc theo vết nứt, mỗi bên từ 15-20cm

- Bước 2: Dùng máy khoan để đục lớp vữa ra 

- Bước 3: khoan lỗ để cấy thanh thép hình chữ U, có tác dụng cố định vết nứt 

- Bước 4: Vệ sinh bề mặt và lỗ khoan để tăng hiệu quả bám dính khi cấy ghép thanh thép hình chữ U 

- Bước 5: Pha trộn vữa, phụ gia chống thấm theo hướng dẫn của nhà sản xuất 

- Bước 6: Tiến hành áp dụng vừa và phụ gia chống thấm để trám vết nứt và bề mặt đã đục vữa ra 

- Bước 7: Khi vữa và phụ gia chống thấm chưa khô, áp dụng thêm lớp lưới thuỷ tinh để gia tăng hiệu quả chống thấm và chịu lực. 

- Bước 8: Tiếp tục áp dụng thêm 1 lớp vữa và 1 lớp chống thấm nữa. Đảm bảo lớp lưới thuỷ tinh được che phủ hoàn toàn. 

3.2. Sử dụng keo chống thấm 

Keo chống thấm thích hợp để áp dụng cho những khe nứt nhỏ, có độ rộng từ 1,5-2 cm. 

  • Quy trình cụ thể: 

Dụng cụ cần chuẩn bị: dụng cụ làm sạch bề mặt, keo chống thấm, bay

  • Bước 1: Dùng máy thổi bụi và dụng cụ làm sạch khác để làm sạch khe nứt 

  • Bước 2: Bơm keo theo đường nứt, đảm bảo lượng keo phủ đều toàn bộ khe nứt 

  • Bước 3: Dùng bay miết phẳng keo 

  • Bước 4: Đợi keo khô rồi áp dụng lớp chống thấm 

4. Ưu điểm của các vật liệu chống thấm kể trên 

  • Maxseal Super là hỗn hợp chống thấm gốc xi măng với phụ gia đặc biệt. Có ưu điểm: 

+ Chống thấm sâu trong lòng bê tông, bảo vệ bê tông

+ Tự hàn vết nứt lên đến 0.4mm. 

+ Có độ đàn hồi cao, cùng khả năng thẩm thấu sâu và nhanh chóng

+ 100% bề mặt chống thấm nước, kể cả khi phải chịu áp lực nước cao. 

+ Dễ sử dụng, chi phí bảo trì thấp. 

+ An toàn và thân thiện với môi trường 

Maxseal Super còn được mệnh danh là “thần dược” chống thấm tường nhà. (Ảnh: KOMIX)

  • SmartFlex là hỗn hợp chống thấm 2 thành phần, gồm một loại xi măng mịn đặc biệt và polymers dạng lỏng. Sản phẩm này sở hữu những thế mạnh để khắc phục nguyên nhân tường nhà bị thấm nước như:

+ Tính bám dính cao, phù hợp với nhiều bề mặt khác nhau 

+ Khả năng chống thấm ưu việt, hoàn toàn phù hợp với những bề mặt phải tiếp xúc nhiều với nước như tường nhà, ban công, sân thượng…

+ Độ đàn hồi cao, nên thường được sử dụng để gia cố, sửa chữa các vết nứt. Có thể hàn các vết nứt đến 1.00mm

+ An toàn, không mùi, không độc. 

SmartFlex có nhiều ưu điểm vượt trội so với các dòng sản phẩm chống thấm cùng loại. (Ảnh: KOMIX)

>>> Xem thêm: SmartFlex chính hãng: Giá thế nào? Mua tại đâu uy tín?

  • Maxseal Flex là sản phẩm hai thành phần. Thành phần “A” là nhựa acrylic đặc biệt gốc nước và thành phần “B” là hỗn hợp vữa gốc xi măng đặc biệt, phụ gia và cốt liệu cấp phối tốt. Sản phẩm này có những ưu điểm:

+ Khả năng che phủ vết nứt cao 

+ Bảo vệ tuyệt đối cho bê tông

+ Chống mài mòn và ổn định với tia cực tím

+ Độ bám dính cao nên sử dụng dễ dàng, nhanh chóng. 

+ Không độc hại, không chứa clorua, thân thiện với môi trường

+ Độ bền cao, giúp tiết kiệm chi phí sửa chữa. 

Maxseal Flex là một sản phẩm chống thấm được nhiều chủ thầu tin tưởng lựa chọn. (Ảnh: KOMIX)

  • Keo chống thấm: 

- Khả năng chống thấm tốt

- Độ bám dính, khả năng đàn hồi cao, không bị co rút

- Dễ sử dụng, thi công đơn giản, gọn nhẹ nên tiết kiệm thời gian

Để được tư vấn mua hàng và tìm hiểu thêm về sản phẩm chống thấm tường nhà, xin vui lòng liên hệ qua fanpage KOMIX Việt Nam, hoặc qua số điện thoại Chuyên gia 0918.916.064 hoặc Hotline Văn phòng 028.6271.0066.

Có thể nói, các sản phẩm chống thấm kể trên đều có những ưu, nhược điểm khác nhau. Để có thể đưa ra được quyết định nên dùng sản phẩm chống thấm nào, áp dụng quy trình ra sao thì đầu tiên bạn cần biết rõ nguyên nhân tường nhà bị thấm nước là gì, để từ đó có thể giải quyết vấn đề tận gốc, ngăn chặn hoàn toàn nước và độ ẩm xâm nhập vào tường. Hi vọng rằng, với những thông tin được cung cấp trên đây, bạn đã có cho mình cách sửa chữa và gia cố tường nhà bị thấm một cách hợp lý. Chúc bạn thành công! 

Bài viết: Hà Lê
 

Gọi ngay
facebook Chat Facebook zalo Chat Zalo