Sửa tường bị thấm: Sửa hoài mà không hết thấm, phải làm sao?

Ở những nơi có khí hậu ẩm thấp, hay mưa nhiều ở nước ta, tình trạng tường nhà bị thấm có lẽ đã không mấy xa lạ với mọi người. Vậy phải sửa tường bị thấm thế nào để đạt hiệu quả lâu dài? Việc đầu tiên bạn cần phải xác định được nguyên nhân gây tình trạng này, từ đó bạn sẽ có cho mình phương hướng chuẩn xác để sửa chữa. Bài viết dưới đây sẽ mách cho bạn tất tần tật những thông tin cần thiết như nguyên nhân, cách sửa chữa và những nguyên vật liệu cần thiết để sửa tường nhà bị thấm. 

Để được tư vấn giải pháp chống thấm chất lượng cao và mua các sản phẩm chính hãng, vui lòng nhắn tin tại fanpage Komix Việt Nam, hoặc liên hệ qua số điện thoại Chuyên gia 0918.916.064 hoặc Hotline Văn phòng 028.6271.0066.

1. Nguyên nhân khiến tường bị thấm 

1.1. Mưa nhiều 

Ở nước ta, đặc biệt là vào mùa mưa, rất nhiều ngôi nhà, công trình gặp phải tình trạng nước mưa thấm vào tường, gây mất thẩm mỹ, nghiêm trọng hơn làm chất lượng công trình đi xuống, gây nguy hiểm cho người sử dụng.

Đặc biệt, khi các nhà được xây dựng san sát nhau, nên nước mưa thường len lỏi và đọng lại ở những con lươn (khe giữa 2 ngôi nhà). Đây chính là lý do chủ yếu khiến tường bị thấm nước ở nhiều công trình nhà ở. 

Bên cạnh đó, những khe này thường nhỏ, nên nắng hay gió khó xuyên vào được, nên nước sẽ được giữ lại lâu hơn, lâu khô hơn, khiến tình trạng tường bị thấm nước ngày càng trở nên trầm trọng hơn. 

Tường bị thấm nước do mưa nhiều. (Ảnh: Internet)

>>> Xem thêm: Chống thấm tường liền kề tường hàng xóm hiệu quả và tiết kiệm chi phí

1.2. Do ống nước trong tường bị hỏng, vỡ 

Ở nhiều công trình, ngay khi xây dựng, hệ thống đường ống nước bị lắp đặt sai kỹ thuật, hoặc đường ống nước với chất liệu kém chất lượng sẽ rất dễ bị hỏng hóc, vỡ trong quá trình sử dụng, làm nước rò rỉ và ngấm vào tường. 

1.3. Không chủ động chống thấm ngay khi xây dựng 

Nhiều gia chủ hay chủ thầu công trình thường chủ quan hoặc quên đi khâu chống thấm cho tường. Dẫn đến việc sau thời gian dài sử dụng, dưới tác động khác nhau của môi trường bên ngoài, khiến tường bị ngấm nước, gây ảnh hưởng nặng nề đến toàn bộ công trình. 

1.4. Do công trình lâu ngày đã xuống cấp, tường bị nứt, không được bảo trì định kỳ

Sau một thời gian dài sử dụng, các bức tường bê tông có thể bị nứt vỡ bởi nhiều lý do khác nhau, chưa kể việc không được bảo trì định kỳ,... Chính điều này làm cho nước dễ bị ngấm vào tường hơn. 

Công trình lâu ngày xuống cấp sẽ làm cho nước dễ bị ngấm vào nhanh hơn. (Ảnh: Internet).

>>> Xem thêm: Cách xử lý thấm chân tường hiệu quả

1.5. Xây dựng không đúng quy chuẩn 

Đây cũng là lý do thường gặp của nhiều công trình có tường bị thấm nước. Trong quá trình xây dựng, việc pha trộn nguyên vật liệu như vữa và xi măng không được thực hiện đúng quy chuẩn, gây ra nhiều lỗ rỗng, khiến nước có thể ngấm vào nhanh hơn. 

2. Những nguy hại nếu không sửa tường nhà bị thấm

2.1. Gây mất thẩm mỹ 

Nếu tường bị thấm nước lâu ngày mà không được gia cố, sửa chữa, sẽ xuất hiện những vết loang lổ, bong tróc, ố vàng, thậm chí có nấm mốc… khiến công trình mất thẩm mỹ đi rất nhiều so với khi mới xây dựng 

2.2. Ảnh hưởng đến sức khoẻ con người

Vị trí tường bị thấm nước sẽ bị ẩm mốc, tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại sinh sôi, từ đó gây ra các bệnh về đường hô hấp như: viêm xoang, viêm phổi, hen suyễn, nấm/ngứa da…

Tường bị ẩm mốc ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. (Ảnh: Internet)

>>> Xem thêm: Cách tự sửa nhà vệ sinh bị thấm nước xuống tầng dưới hiệu quả nhất

2.3. Công trình xuống cấp, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, gây ảnh hưởng đến sự an toàn của người sử dụng 

Nếu tường nhà bị thấm nước lâu ngày không được gia cố, sửa chữa, vị trí bị thấm nước sẽ ngày càng lan rộng… Điều này sẽ làm phá vỡ cấu trúc và liên kết của các khối bê tông, gây ra tình trạng bong tróc, vữa bị nứt vỡ, rơi từ rơi từ trên cao xuống, gây nguy hiểm cho những người sống trong nhà. 

Chưa kể, việc tường nhà bị thấm nước, nguy cơ các ổ điện, thiết bị điện âm tường bị chập điện khá cao,... tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, rất nguy hiểm. 

3. Các cách sửa tường bị thấm nước hiệu quả

Để có được cách sửa tường bị thấm hiệu quả, phù hợp, đầu tiên bạn cần xác định chính xác nguyên nhân gây thấm từ đâu. Khi biết được nguyên nhân tường bị thấm, bạn sẽ tìm những sản phẩm cũng như những giải pháp chống thấm, gia cố, sửa chữa phù hợp. 

Sau nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực chống thấm, chúng tôi đã đúc kết được những kinh nghiệm sửa tường bị thấm nước dưới đây, hi vọng sẽ có ích cho công trình của bạn.

3.1. Sử dụng màng chống thấm dạng lỏng, gốc xi măng 

Với các bức tường bị thấm từ ngoài vào do mưa, bạn nên sử các sản phẩm màng chống thấm dạng lỏng, gốc xi măng. Những sản phẩm này thường có độ bám dính tốt, chúng sẽ là lớp “áo giáp" bảo vệ hiệu quả công trình của bạn. 

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại màng chống thấm dạng lỏng với chất lượng khác nhau. Bạn nên tìm mua những sản phẩm được nhiều người tin dùng, được cung cấp bởi những đơn vị uy tín, có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực chống thấm. 

KOMIX hiện đang cung cấp sản phẩm màng chống thấm dạng lỏng, gốc xi măng - SmartFlex. 

SmartFlex là hỗn hợp chống thấm 2 thành phần, gồm một loại xi măng mịn đặc biệt và polymers dạng lỏng. Khi pha trộn, 2 thành phần này tạo thành một hỗn hợp vữa rất dễ thi công. Khi vữa SMARTFLEX khô, sẽ tạo thành một màng chống thấm đàn hồi, bám dính chắc vào các bề mặt và có thể hàn các vết nứt. 

SmartFlex được mệnh danh là “ông hoàng" trong làng chống thấm bởi những đặc tính ưu việt. (Ảnh: KOMIX)

>>> Xem thêm: SmartFlex chính hãng: Giá thế nào? Mua tại đâu uy tín?

Sở hữu khả năng bám dính ưu việt, nên SmartFlex có thể sử dụng trên các bề mặt ẩm ướt, thích hợp dùng để gia cố, sửa tường bị thấm hiệu quả.

Với những bức tường bên trong nhà, khi thấm do đường ống nước rò rỉ bạn cũng có thể dùng SmartFlex gia cố cho tường, sau khi đã xử lý và sửa chữa phần đường ống bị hỏng. 

Bên cạnh đó, nhờ có độ đàn hồi “miễn chê” nên SmartFlex còn được sử dụng nhiều để hàn những vết nứt. Nó có thể hàn các vết nứt đến 1.00 mm mà không cần gia cố. 

Cách sửa tường nhà bị thấm với SmartFlex:

- Bước 1: Làm sạch bề mặt, cạo hết phần sơn, vữa bị bong tróc. 

- Bước 2: Chuẩn bị nguyên vật liệu, pha trộn SmartFlex theo đúng tỷ lệ hướng dẫn. 

- Bước 3: Sử dụng cọ, cuộn lông, hoặc máy phun để phủ lớp SmartFlex lên bề mặt tường. Đảm bảo bạn phủ đều và một lớp dày đủ để đảm bảo tính chống thấm.

- Bước 4: Phủ lớp thứ hai (nếu cần thiết): Đôi khi, việc áp dụng một lớp phủ thứ hai sau khi lớp đầu đã khô có thể được khuyến nghị để tăng khả năng chống thấm.

- Bước 5: Chờ cho lớp SmartFlex khô hoàn toàn: Đảm bảo rằng lớp phủ SmartFlex đã khô hoàn toàn trước khi tiến hành bước tiếp theo hoặc trước khi phủ bất kỳ vật liệu hoặc sơn phủ nào khác.

Với những bức tường có các vết nứt lớn, chúng ta cần sửa chữa trước khi chống thấm, xem chi tiết tại đây: Tại sao cần sửa chữa bê tông trước khi chống thấm. Lưu ý từ chuyên gia.

3.2. Sử dụng màng nóng 

Cách này thường được sử dụng để chống thấm cho khe giữa 2 ngôi nhà. Tuy nhiên, việc sử dụng màng nóng đòi hỏi kỹ thuật cao, chính vì thế bạn nên tìm đến những đơn vị thi công màng nóng uy tín, để đảm bảo chất lượng cho quá trình chống thấm. 

Dưới đây là cách thi công màng nóng chống thấm khe tiếp giáp 2 nhà:

- Bước 1: Chuẩn bị bề mặt, làm sạch bề mặt, đảm bảo bề mặt sạch sẽ, khô ráo 

- Bước 2: Rửa sạch khe tiếp giáp bằng nước áp lực cao rồi để khô tự nhiên hoặc dùng máy sấy nhiệt. 

- Bước 3: Đặt màng nóng lên khe, đảm bảo lớp nhiệt dẻo hướng và phía bề mặt

- Bước 4: Dùng máy khò để làm nóng màng 

- Bước 5: Dùng tay hoặc dụng cụ để đảm bảo màng bám chắc vào bề mặt 

- Bước 6: Đảm bảo rằng màng khò nóng đã được dán đều và kín, không có vết nứt hoặc khe hở nào. Nếu có phần màng thừa thì phải cắt bỏ đi 

Sử dụng màng nóng cũng là cách hữu hiệu để chống thấm khe tiếp giáp giữa 2 ngôi nhà. (Ảnh: KOMIX)

3.3. Dùng sơn chống thấm 

Sơn chống thấm là một vật liệu không thể thiếu của rất nhiều công trình. Đặc biệt với những hạng mục ở ngoài trời. 

Sơn chống thấm có thể sử dụng để sửa chữa tường bị thấm dột do các nguyên nhân như nước mưa, hư hỏng đường ống nước… Loại vật liệu này không những giúp tường tăng khả năng chống thấm nước, còn cải thiện tính thẩm mỹ cho ngôi nhà, giúp những phần tường bị thấm nước lâu ngày, hoen ố, có thể khoác lên mình một “chiếc áo mới" đẹp và sáng sủa hơn. 

Tuy nhiên, sơn chống thấm chỉ nên là bước cuối cùng trong một quy trình chống thấm. Để gia tăng tính hiệu quả chống thấm cho tường nhà, chúng ta cần sử dụng chất chống thấm như một giải pháp đặc hiệu.

Có thể thấy, tường bị thấm nước là một vấn đề quá đỗi quen thuộc với nhiều người. Điều quan trọng là bạn phải tìm được cách sửa tường bị thấm thế nào cho hiệu quả dài lâu. Mong rằng, bài viết trên đã giúp bạn được phần nào. Để dễ dàng và tiết kiệm thời gian cho mình nhất, bạn hãy tìm đến những đơn vị uy tín, có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực chống thấm, họ sẽ giúp bạn giải quyết tất tần tật những vấn đề mà công trình của bạn đang gặp phải. 

Bài viết: Hà Lê 

 

Gọi ngay
facebook Chat Facebook zalo Chat Zalo