-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tại sao cần sửa chữa bê tông trước khi chống thấm? Lưu ý từ chuyên gia
Quy trình sửa chữa bê tông trước khi chống thấm như thế nào? Tại sao phải sửa bê tông trước khi chống thấm? Những lời khuyên từ các chuyên gia chống thấm. Câu trả lời sẽ được giải đáp ngay sau đây, mời mọi người cùng đón đọc.
Để được tư vấn giải pháp chống thấm chất lượng cao và mua các sản phẩm chính hãng, vui lòng nhắn tin tại fanpage Komix Việt Nam, hoặc liên hệ qua số điện thoại Chuyên gia 0918.916.064 hoặc Hotline Văn phòng 028.6271.0066. |
1. Nguyên nhân hư hỏng bê tông
Tình trạng hư hỏng bê tông rất phổ biến ở các công trình, việc hư hỏng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau có thể chủ quan hoặc khách quan. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây hư hỏng bê tông.
Một số dấu hiệu nhận biết phần bê tông kém chất lượng
-
Quá trình thi công không đúng kỹ thuật, đầm dè không kỹ, thiết kế sai dẫn đến kết cấu thiếu khả năng chịu lực.
-
Sử dụng vật liệu xây dựng kém chất lượng, không đủ tiêu chuẩn để thi công xây dựng. Đội ngũ thi công thiếu trình độ, tay nghề chưa cao.
-
Trong quá trình xây dựng khi đổ bê tông gặp các sự cố như mưa nhiều, nước ngầm dâng lên trước khi bê tông ninh kết, tạo nên bê tông rỗ, rỗng, non…do hỗn hợp xi măng cát bị rửa trôi.
-
Các tác động tiêu cực từ môi trường, thời tiết, chênh lệch nhiệt độ làm mài mòn, giãn nở, co ngót bê tông.
2. Tại sao phải sửa chữa bê tông trước khi chống thấm?
Sửa chữa bê tông trước khi chống thấm là quá trình sửa chữa các khiếm khuyết bê tông. Xử lý ở những vị trí như cổ ống, dặm vá hay các khe nối giữa bê tông và các vật liệu khác nhau như chân tường gạch xây, ống nước, ống điện, nhôm, kính, khe lún, mạch ngừng. Bước này còn có thể được gọi là bước “chuẩn bị mặt bằng” trước khi thi công chống thấm.
Công nhân Miwa đang thực hiện thi công chống thấm cho công trình
Cần phải sửa chữa bê tông trước khi chống thấm vì các lý do quan trọng sau:
-
Nếu như khâu chuẩn bị mặt bằng không tốt, không đạt, không đúng kỹ thuật thì “càng chống, càng thấm”. Sau này chi phí để sửa chữa sẽ tốn kém gấp 10, 20 lần.
-
Sửa chữa bê tông tốt cộng với công đoạn chống thấm bài bản sẽ tăng hiệu quả và tuổi thọ chống thấm của công trình lên rất nhiều.
-
Các vết nứt trên bê tông ảnh hưởng đến kết cấu công trình, nếu không xử lý thì việc chống thấm không thể đạt hiệu quả tối đa.
Sửa chữa bê tông thực ra là một phần của chống thấm, đòi hỏi người thợ có kỹ thuật cao, tay nghề giỏi, vật liệu, hoá chất chuyên dụng, mới có thể có kết quả chất lượng cao, bền vững.
>>>Xem thêm: Quy trình chống thấm cơ bản: 7 bước chống thấm bề mặt áp dụng mọi công trình
3. Những dấu hiệu nhận biết bê tông cần sửa chữa trước khi chống thấm
Trước khi tiến hành chống thấm công trình bắt buộc phải trải qua bước kiểm tra, xử lý bê tông. Khi bê tông xuất hiện những dấu hiệu sau cần phải tiến hành sửa chữa kịp thời, đúng cách:
Hiện tượng bê tông bị bong tróc cần được sửa chữa trước khi chống thấm
- Ở các vị trí bê tông trên bề mặt sàn và tường xuất hiện các vết nứt có bề rộng lớn hơn quy định, có vết nứt bê tông dọc theo các thanh cốt thép.
-
Bê tông lồi lõm, phình ra bên ngoài, bê tông nghèo cần phải đục bỏ.
-
Bê tông rồ, mouse xốp dọc các mạch ngừng cũng cần được xử lý.
-
Rác thải, xà bần bám dính trên tường.
-
Bề mặt bê tông bong tróc, phồng rộp cục bộ từng mảng;
-
Tại các vị trí mạch ngừng, tường vây bị rò rỉ nước
Khi nhận thấy các dấu hiệu trên, trước khi thi công chống thấm không thể bỏ qua khâu sửa chữa bê tông. Nếu bỏ qua hoặc làm không kỹ thì vấn đề thấm nước sẽ sớm xảy ra.
4. Một số quy trình sửa chữa bê tông trước khi chống thấm
Ở mỗi công trình, bê tông có thể bị hư hỏng, thấm dột tại những vị trí khác nhau với mức độ khác nhau. Thợ chống thấm sẽ căn cứ vào tình trạng thực tế để lựa chọn phương pháp và vật liệu chống thấm phù hợp, đạt hiệu quả.
Thợ chống thấm Miwa đang bơm nứt, xử lý ty sàn hầm công trình West Gate (ảnh: Komix)
Một số vật liệu chuyên dụng để sửa chữa bê tông thông dụng là:
- Vữa không co ngót
- Xi măng đông cứng nhanh
- Băng cản nước gốc bentonite (đất sét)
- Các loại PU sealant
- Latex
- PU trương nở bơm vào vết nứt, bê tông rổ
- Lưới gia cố Polyester, lưới thuỷ tinh.
- Màng tự dính, màng nóng và các vật liệu khác.
>>> Xem chi tiết các sản phẩm chống thấm, sửa chữa bê tông tại đây.
Sau đây là một số quy trình sửa chữa bê tông trước khi chống thấm thường gặp nhất:
4.1. Sửa chữa bê tông bị thấm tại vị trí mạch ngừng tường vây
Thực hiện chống thấm tại vị trí mạch ngừng tường vây theo các bước sau:
Quy trình sửa chữa thấm tại vị trí mạch ngừng tường vây chuẩn kỹ thuật
Bước 1: Xác định vị trí mạch ngừng tường vây cần xử lý
Bước 2: Đục khu bị thấm, tạo khe chữ V như hàm ếch
Bước 3: Xử lý chống thấm bằng xi măng đông cứng nhanh trong vòng 10 giây
Bước 4: Trám vá đầy khe chữ V bằng vữa không co ngót
Bước 5: Thực hiện chống thấm tại khu vực vừa xử lý bằng SmartFlex
4.2. Xử lý khe nứt tường đứng
Có thể xử lý các khe nứt tường bằng Sikadur 725 theo quy trình gồm 7 bước đơn giản
Vị trí khe nứt tường đứng đã được xử lý hoàn thiện
Bước 1: Xác định vị trí khe nứt tường cần xử lý
Bước 2: Khoan và đặt đầu bơm dọc vết nứt ( mỗi đầu cách 200mm)
Bước 3: Vệ sinh làm sạch bề mặt
Bước 4: Sử dụng sikadur 732 để trám khe nứt
Bước 5: Bơm sikadur 752 vào các đầu bơm( tiến hành bơm từ dưới lên)
Bước 6: Gỡ bỏ đầu bơm và lớp sikadur 731
Bước 7: Lớp hoàn thiện
4.3. Xử lý lỗ ty
Quy trình tiến hành xử lý chống thấm lỗ ty không phức tạp, để chống thấm lỗ ty tốt nhất có thể áp dụng theo quy trình chuẩn dưới đây:
Quy trình 5 bước xử lý lỗ ty triệt để bằng SmartFlex
Bước 1: Tiến hành đục lỗ ty rộng 50x50mm
Bước 2: Trám lỗ ty bằng vữa xi măng cát theo tỉ lệ 1:3
Bước 3: Quét 2 lớp SmartFlex để gia cố lỗ ty
Bước 4: Thực hiện gia cố bằng lớp lưới polyester
Bước 5: Tiếp tục quét 2 lớp SmartFlex bao phủ hết toàn bộ bề mặt lớp lưới gia cố
4.4 Sửa chữa bê tông bị rỗ
Bị rỗ là hiện tượng thường gặp ở bề mặt cột hoặc sàn bê tông. Hiện tượng này xảy ra do một số nguyên nhân như:
-
Do tỷ lệ không hợp lý giữa các thành phần vật liệu: xi măng, cát, đá xây dựng, việc sử dụng cát hoặc đá quá nhiều, kích thước cát đá không đồng đều gây phát sinh lượng bọt khí gây rỗ bê tông.
-
Do việc hòa trộn cốt liệu không đều, quá khô hoặc quá ướt, đầm bê tông không kỹ hoặc chưa tới độ sâu cần thiết dẫn đến hiện tượng bê tông bị rỗ.
-
Bê tông bị phân tầng, tách lớp, thiếu kết dính cũng gây ra hiện tượng rỗ
Sửa chữa bê tông bị rỗ trước khi chống thấm
Trước khi tiến hành xử lý bê tông bị rỗ cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng trên và quan sát độ sâu, dày của các lỗ trên bề mặt để chọn cách xử lý phù hợp.
Trường hợp bê tông rỗ ngoài, lỗ nhỏ, nông trên bề mặt tiến hành đục và trát vữa xi măng:
Bước 1: Đầu tiên, đục toàn bộ khu vực xuất hiện vết rỗ, đảm bảo các viên đá, sỏi được bằng phẳng sau đó phun nước rửa sạch và thấm khô.
Bước 2: Tiếp theo, dùng vữa xi măng với mức cấp phối 1:2:5 hoặc 1:2 trát kín lại khu vực bị rỗ. Có thể sử dụng súng phun vữa cho những vết rỗ không quá sâu, mật độ rỗ xuất hiện dày.
Bên cạnh các tình trạng bê tông bị rỗ, bị nứt còn rất nhiều trường hợp khác cần được xử lý trước khi thực hiện chống thấm. Như đã trình bày ở trên việc sửa chữa bê tông trước khi chống thấm là một việc vô cùng quan trọng. Sửa chữa tốt sẽ góp phần tăng hiệu quả chống thấm tốt hơn.
Để có thể tìm hiểu nhiều hơn về sửa chữa bê tông trước khi chống thấm, cũng như các sản phẩm chống thấm chất lượng cao. Bạn có thể nhắn tin đến fanpage Komix Việt Nam, hoặc liên hệ qua số điện thoại Chuyên gia 0918.916.064 hoặc Hotline Văn phòng 028.6271.0066 để được tư vấn.
>>>Xem thêm: Top 5 công ty chống thấm tại TP.HCM uy tín, bảo hành tốt nhất
Với những chia sẻ trên đây, chúng tôi hy vọng có thể cung cấp được cho mọi người một vài kinh nghiệm về việc sửa chữa bê tông trước khi chống thấm, nguyên nhân, lý do cũng như phương pháp sửa chữa bê tông bị rỗ, nứt. Cảm ơn mọi người đã quan tâm đến bài viết!
Bài viết: Hiền Phan
TUYỆT CHIÊU CHỐNG THẤM CỬA SỔ KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT
Friday,
22/11/2024
NHỮNG VIỆC CẦN LÀM NGAY KHI THẤY TƯỜNG BỊ ẨM
Tuesday,
19/11/2024
CHỐNG THẤM TƯỜNG KHÔNG TRÁT MẶT NGOÀI CHỈ VỚI 6 BƯỚC ĐƠN GIẢN, DỄ LÀM
Monday,
18/11/2024
TƯỜNG NHÀ BỊ MỐC ĐEN DO ĐÂU? GIẢI PHÁP XỬ LÝ HIỆU QUẢ NHẤT
Friday,
01/11/2024