Quy trình chống thấm cơ bản: 7 bước chống thấm bề mặt áp dụng mọi công trình

Theo chuyên gia chống thấm Komix, chống thấm cần phải đúng bước, đúng quy trình thì mới đạt hiệu quả lâu bền. Dù mỗi hạng mục sẽ có những đặc thù khác nhau, nhưng khi thi công, cần tuân thủ quy trình chống thấm cơ bản từ khi chuẩn bị tới lúc hoàn thiện bàn giao thì mới đạt chuẩn.

Để được tư vấn giải pháp chống thấm chất lượng cao và mua các sản phẩm chính hãng, vui lòng nhắn tin tại fanpage Komix Việt Nam, hoặc liên hệ qua số điện thoại Chuyên gia 0918.916.064, Hotline Văn phòng 028.6271.0066.

1. Tại sao cần tuân thủ quy trình chống thấm cơ bản?

Chúng ta có thể điểm qua một số lý do tại sao cần tuân thủ quy trình chống thấm cơ bản như sau:

- Không thể chủ quan trước sức mạnh của nước: Trong thi công chống thấm, một sơ hở nhỏ cũng đủ để nước thấm qua. Bởi vậy nếu làm không kỹ, nước có thể len lỏi qua những kẽ hở nhỏ, gây thấm dột, tác động xấu tới kết cấu.

- Thực hiện đúng quy trình giúp hiệu quả chống thấm phát huy tác dụng cao nhất, nâng cao thời hạn sử dụng cho công trình.

- Tuân thủ quy trình chống thấm giúp đơn vị thi công nâng cao hiệu quả công việc, giảm tỉ lệ sai sót khi hoàn thành và nghiệm thu.

- Giảm tỷ lệ phải sửa chữa công trình sau này do tối ưu được lớp bảo vệ công trình, mang lại lợi ích lâu dài cho chủ đầu tư.

Công nhân đang thi công chống thấm tại một dự án ở Thái Sơn, Long An (ảnh: Komix)

2. Bảy bước trong quy trình chống thấm cơ bản

Bước 1 - Vệ sinh, chuẩn bị bề mặt cần chống thấm

Vệ sinh là khâu rất quan trọng trong quá trình thi công, mục đích là loại bỏ hết tạp chất, bụi bẩn, dầu mỡ trên bề mặt.

Trong quá trình vệ sinh, chúng ta cần:

- Làm phẳng mặt sàn,

- Cán vữa tạo dốc 1.5-2% cho nước thoát về ống xuyên sàn.

Nếu không xử lý tốt bề mặt, lớp chống thấm không bám dính vào mặt sàn và tường, hơn nữa có thể bị thủng, rách, lúc này việc thi công chống thấm xem như thất bại ngay từ đầu.

Bề mặt cần được vệ sinh sạch sẽ trước khi chống thấm (ảnh: Komix)

Bước 2 - Bo góc chân tường bằng vữa Xi măng - Cát

Góc chân tường chính là mạch ngừng. Trong xây dựng, điểm kết nối giữa sàn bê tông và gạch xây là “điểm yếu”, nếu thợ thi công non tay nghề thì đây là nơi rất dễ bị thấm.

Cách làm: Dùng vữa Xi măng-Cát 1:3 hoặc vữa không co ngót chuyên dụng, bo góc chân tường (gọi là làm taluy, Fillet góc), để tăng cường sự rắn chắc, hạn chế nước thấm xuyên qua chân tường sau này.

Góc chân tường chính là “điểm yếu”, nước dễ thấm qua mạch ngừng nên cần lưu ý (ảnh: Komix)

Bước 3 - Gia cố góc chân tường bằng lưới thủy tinh hoặc polyester

Những điểm yếu như: góc chân tường, vết nứt, mạch ngừng, lổ ly, cổ ống, ngạch cửa…, chúng ta nên gia cố một lớp lưới thuỷ tinh hoặc polyester cùng với chất chống thấm khi còn lỏng. Khi khô, lớp chống thấm sẽ tạo màng để làm cầu nối các vết nứt, tăng cường khả năng chống thấm ở những điểm yếu này trước khi phủ chống thấm toàn bộ bề mặt sàn và tường.

Bước gia cố đảm bảo bít kín cho góc chân tường (ảnh: Komix)

Bước 4: Quét lớp chống thấm thứ nhất bằng cọ hoặc rulo

Sau khi xử lý, chống thấm các điểm yếu, bắt đầu phủ chống thấm toàn bộ mặt sàn. Dùng cọ, rulo hoặc máy phun lớp thứ nhất theo định mức 0.6-0.75Kg /m2 theo chiều dọc, (ví dụ từ trái qua phải).

Cần quét lớp chống thấm thứ nhất theo 1 chiều (ảnh: Komix)

Bước 5. Quét lớp chống thấm thứ hai

Quét lớp thứ hai tương tự lớp thứ nhất, nhưng theo chiều “vuông góc” với lớp thứ nhất. Để không bị sót, và hai lớp “đan tay” nhau sẽ hàn kín các mao rỗng trên bề mặt tốt hơn.

Sau khi quét lớp thứ hai xong, chờ khô hoàn toàn trong vòng 48 tiếng. Tiếp đó, cần bơm nước vào thử nước, thử thấm, kiểm tra, sửa chữa nếu bị thấm, sau đó tiến hành cán vữa bảo vệ.

Quét lớp chống thấm thứ 2 vuông góc với lớp thứ nhất để tạo thành lớp đan (ảnh: Komix)

Bước 6: Cán vữa bảo vệ, tạo dốc về ống thoát nước

Lớp màng chống thấm rất mỏng chừng 1.5-2.0mm, nên dễ bị thủng, rách. Bởi vậy, chúng ta cần cán vữa bảo vệ, đề phòng các nhà thầu khác vào va chạm, chống giàn giáo, để đồ vật làm hư hại màng.

Hơn nữa, cán vữa bảo vệ và tạo dốc 1.5-2% về ống thoát nước, để mặt sàn không đọng nước, sẽ không bị thấm.

Cần tạo dốc đê thoát nước tốt, từ đó mới chống thấm tốt (ảnh: Komix)

Bước 7: Dán gạch hoàn thiện và nghiệm thu bàn giao

Dán gạch hoàn thiện là làm đẹp, tăng công năng sử dụng, phần này được thống nhất bởi chủ đầu tư và nhà thiết kế.

Xin lưu ý: Dùng vữa dán gạch chuyên dụng để dán gạch, thì lớp gạch mới bám dính chắc vào bề mặt chống thấm.

Trong quá trình dán gạch, nên tạo ron, khe nhiệt, đề phòng khi thay đổi nhiệt độ do nắng, mưa, gạch không bị phồng, rộp trong quá trình sử dụng.

Thời gian bảo hành Chống thấm thông thường là 10 năm; thời gian sử dụng 30-50 năm.

Nghiệm thu bàn giao ở đây trách nhiệm lớn nhất thuộc về đơn vị thi công, họ sẽ có những kỹ thuật, tiêu chuẩn nghiệm thu đúng quy trình. Tuy nhiên đối với gia chủ thì việc nghiệm thu nên song song với quá trình thi công ở mỗi bước. Mỗi giai đoạn, gia chủ nên yêu cầu đơn vị thi công cập nhật hình ảnh, video thực tế.

Gia chủ cần giám sát các khâu thi công để đảm bảo chất lượng

3. Tuân thủ quy trình chống thấm cơ bản kết hợp chọn vật liệu tốt

Ngoài việc thi công đúng quy trình, chủ đầu tư cũng cần lựa chọn sản phẩm, vật liệu chống thấm tốt thì mới đạt hiệu quả cao nhất. Kinh nghiệm chọn sản phẩm chống thấm như sau:

- Tìm hiểu hạng mục cần chống thấm cần loại sản phẩm gì? (Ví dụ chống thấm nhà vệ sinh, sân thượng, sàn nhà, bể bơi,...)

- Chọn mua sản phẩm chính hãng, có bảo hành.

- Liên hệ tới đơn vị tư vấn chống thấm uy tín để được tư vấn theo tình hình thực tế.

Hiện nay tại Việt Nam, Komix là 1 trong 3 công ty chống thấm uy tín hàng đầu. Công ty Komix cung cấp các sản phẩm chống thấm chất lượng châu u, Mỹ,.. và tư vấn thi công hiệu quả, tiết kiệm.

Tòa nhà Viettel, dự án sử dụng vật tư chống thấm do Komix cung cấp (ảnh: Sưu tầm)

Năng lực và chất lượng của Komix được minh chứng qua việc cung cấp sản phẩm cho các dự án lớn như Tòa nhà Viettel (Hà Nội), dự án Ecopark (Hưng Yên), các dự án căn hộ Vinhomes, Phú Mỹ Hưng,... và hàng ngàn dự án tầm cỡ khác. Tham khảo tại đây: Dự án do Komix cung cấp sản phẩm chống thấm

Để được tư vấn xin liên hệ Số điện thoại Chuyên gia Komix: 0918.916.064 hoặc Hotline Văn phòng 028.6271.0066. Địa chỉ: Số 87, Đường D1, KĐT mới Him Lam, P.Tân Hưng, Q.7, Tp.HCM.

Hy vọng qua bài viết này, các gia chủ và quý độc giả đã nắm được quy trình chống thấm cơ bản. Từ đó có thể tự giám sát chất lượng thi công chống thấm khi làm nhà. Theo dõi thegioichongtham thường xuyên để cập nhật được những thông tin, kinh nghiệm hay về chống thấm và phát triển mảng xanh nhé bạn.

Komix biên soạn

Gọi ngay
facebook Chat Facebook zalo Chat Zalo