-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Bơm xử lý đường nứt sàn: Cần chuẩn bị những gì? Thực hiện thế nào cho đúng?
Bơm xử lý vết nứt sàn là một phương pháp sửa chữa vết nứt trên bề mặt sàn. Quy trình này này tiến hành ra sao? Cần những dụng cụ và nguyên vật liệu nào? Bài viết dưới đây sẽ mách bạn tất tần tật các thông tin về phương pháp này.
Để được tư vấn giải pháp chống thấm chất lượng cao và mua các sản phẩm chính hãng, vui lòng nhắn tin tại fanpage Komix Việt Nam, hoặc liên hệ qua số điện thoại Chuyên gia 0918.916.064 hoặc Hotline Văn phòng 028.6271.0066. |
1. Nguyên nhân khiến sàn bị nứt
- Tải trọng quá lớn: Sàn chịu đựng tải trọng quá lớn so với khả năng chịu lực của vật liệu, dẫn đến sự phá vỡ cấu trúc vật liệu và hình thành các vết nứt.
- Di chuyển cấu trúc: Sự di chuyển hoặc co rút của cấu trúc công trình do những tác động từ bên ngoài. Ví dụ: một công trình đào móng không chính xác, có thể làm cho móng của công trình ngay cạnh bị ảnh hưởng, dẫn đến nứt vỡ sàn, tường…
- Thay đổi nhiệt độ và độ ẩm: Thay đổi nhiệt độ và độ ẩm có thể làm co rút hoặc giãn nở vật liệu, gây ra tình trạng nứt gãy mặt sàn.
- Lỗi thiết kế hoặc thi công: Thiết kế không chính xác hoặc lỗi trong quá trình thi công, bao gồm việc sử dụng vật liệu không phù hợp hoặc kỹ thuật thi công không đúng cách, cũng có thể gây ra vết nứt trên mặt sàn
- Tác động cơ học: Tác động từ các vật thể nặng rơi, va chạm hoặc tác động mạnh khác có thể làm hỏng sàn và tạo ra các vết nứt.
- Thời gian và lão hóa: Sự lão hóa tự nhiên của vật liệu, do tuổi tác và sử dụng, cũng có thể gây ra sự xuất hiện của các vết nứt.
- Chất lượng vật liệu không tốt: Sử dụng vật liệu kém chất lượng hoặc không phù hợp cho môi trường sử dụng cũng có thể dẫn đến sự hỏng hóc và hình thành vết nứt trên sàn.
Nứt sàn xuất hiện bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Bạn cần xác định rõ nguyên nhân trước khi thực hiện sửa chữa. (Ảnh: Internet)
>>> Xem thêm: Trần nhà bị nứt có nguy hiểm không? Dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và cách xử lý
2. Bơm xử lý đường nứt sàn là gì? Ưu điểm của phương pháp này
2.1. Bơm xử lý đường nứt sàn là gì?
Bơm xử lý đường nứt sàn là một trong những phương pháp sửa chữa vết nứt trên bề mặt sàn phổ biến nhất hiện nay, bởi tính nhanh chóng, tiện lợi, quy trình thực hiện lại vô cùng đơn giản.
Phương pháp này được thực hiện bằng cách bơm các loại keo epoxy chống thấm vào vết nứt, như SL-1400, Sika 752, E500 hoặc E206. Ưu điểm của các loại keo này là chúng có độ nhớt thấp, có khả năng thấm sâu vào bên trong, che phủ hoàn toàn vết nứt.
Bên cạnh đó, còn tăng cường khả năng chịu lực, chống thấm, chống ăn mòn, gia cố kết cấu bê tông và ngăn chặn sự rò rỉ nước. Khi sử dụng ở các vị trí đã được xử lý, chất lượng bê tông thường tốt hơn so với các vị trí khác.
Keo Sikadur là một vật liệu không thể thiếu khi thực hiện bơm xử lý đường nứt sàn. (Ảnh: Internet)
>>> Xem thêm: Sika là gì? Ứng dụng của sika trong thi công chống thấm
2.2. Ưu điểm của phương pháp bơm xử lý đường nứt sàn
- Thẩm thấu sâu: Các loại keo dùng cho phương pháp này thường có khả năng thẩm thấu sâu, bám dính tốt, lại được bơm vào các vị trí vết nứt bằng áp lực cao nên chúng có thể che phủ hoàn toàn vết nứt.
- Đảm bảo sự đồng nhất: Việc sử dụng bơm cho phép điều chỉnh áp lực và lượng keo được bơm vào từng vị trí, tạo ra một lớp keo đồng nhất và đáp ứng tốt với mọi hình dạng của vết nứt.
- Tiết kiệm thời gian và công sức: So với nhiều phương pháp xử lý nứt khác, đây là một phương pháp được nhiều chủ thầu và chuyên gia ưa thích bởi sự tiện dụng, nhanh chóng của nó. Các nguyên vật liệu và dụng cụ để thực hiện cũng không quá khó tìm trên thị trường hiện nay.
Phương pháp bơm xử lý đường nứt sàn bằng keo Sikadur giúp tiết kiệm thời gian, chi phí. (Ảnh: Internet)
>>> Xem thêm: Nguyên nhân và cách khắc phục nền gạch bị phồng lên
- Độ chính xác cao: Đầu bơm keo nhỏ, nên độ chính xác của đường keo cũng như lượng keo được bơm vào thường rất cao.
- Hiệu quả kinh tế: Mặc dù việc sử dụng bơm có thể đòi hỏi một khoản đầu tư ban đầu cho thiết bị, nhưng nó thường là lựa chọn kinh tế hơn khi xem xét hiệu suất và chi phí lao động trong quá trình sửa chữa.
- Áp dụng được trên nhiều loại bề mặt: Phương pháp bơm keo thích hợp cho nhiều loại bề mặt, từ bê tông đến gạch men, giúp tạo ra một lớp keo chắc chắn và bền vững trên mọi loại sàn.
3. Quy trình bơm xử lý đường nứt sàn
3.1. Chuẩn bị nguyên vật liệu và dụng cụ:
- Máy bơm keo áp lực cao
- Kim bơm keo
- Máy thổi bụi
- Máy mài cầm tay
- Máy cắt bê tông
- Thiết bị vặn
- Keo Epoxy Sikadur 752 và Sikadur 731 hoặc các loại keo tương tự.
3.2. Quy trình thực hiện:
- Bước 1:
Xác định vị trí vết nứt, vệ sinh đường nứt cho hết bụi bẩn và tạp chất bên trong.
Dùng máy cắt bê tông để cắt dọc theo đường nứt.
- Bước 2:
Tiếp tục vệ sinh lại vết nứt cho sạch vữa, bụi, vụn bê tông…
Dùng keo Sikadur 731 hoặc lại khác tương tự như Matit để trám toàn bộ vết nứt. Đảm bảo vết nứt phải được bịt kín hoàn toàn
- Bước 3:
Xác định vị trí lỗ khoan, phải đảm bảo lỗ khoan cách vết nứt 5-10 cm, khoảng cách giữa các lỗ khoan cùng phía nhau là 15-20 cm
Khi khoan cần xiên 45 độ, khoan sâu khoảng 20-25 cm.
Hình minh hoạ mũi khoan xiên 45 độ. (Ảnh: Internet)
>>> Xem thêm: Tất tần tật các cách xử lý tường nhà bị ẩm mốc hiệu quả, nhanh chóng
Khoan xong, dùng máy thổi, thổi sạch bụi và vụn bê tông, rồi đưa kim bơm vào những lỗ vừa khoan. Dùng thiết bị vặn, để vặn chặt kim vào lỗ khoan, để keo không bị tràn ra khi bơm.
- Bước 4:
Sau 4-8 giờ, khi lớp keo Sikadur 731 khô, tiến hành bơm keo Sikadur 742 vào lỗ khoan bằng bơm áp lực cao.
Sau đó đợi 24 giờ để keo khô hoàn toàn, rồi mới tiến hành các bước tiếp theo.
Hình ảnh thực tế thi công bơm xử lý đường nứt sàn. (Ảnh: Internet)
>>> Xem thêm: Nguyên nhân nứt tường và cách chống thấm tường nhà bị nứt
- Bước 5:
Tiến hành rút kim bơm, trám vá lại các lỗ khoan.
Dùng máy mài để mài phẳng vị trí vừa xử lý nứt, rồi sơn lại vị trí đó.
Để được hướng dẫn, tư vấn về quy trình bơm xử lý đường nứt sàn sao cho đúng và chính xác nhất, bạn hãy nhắn tin qua fanpage KOMIX hoặc tham gia Cộng đồng Tâm sự chống thấm nhé.
Có thể thấy, với những lợi ích rõ ràng mà phương pháp bơm xử lý đường nứt sàn mang lại, việc sửa chữa các vết nứt này đã không còn quá khó khăn. Tuy nhiên, bạn cũng cần xác định rõ nguyên nhân gây nứt, để xử lý triệt để hơn, giúp bảo vệ công trình toàn diện hơn.
Bài viết: Hà Lê
TUYỆT CHIÊU CHỐNG THẤM CỬA SỔ KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT
Friday,
22/11/2024
NHỮNG VIỆC CẦN LÀM NGAY KHI THẤY TƯỜNG BỊ ẨM
Tuesday,
19/11/2024
CHỐNG THẤM TƯỜNG KHÔNG TRÁT MẶT NGOÀI CHỈ VỚI 6 BƯỚC ĐƠN GIẢN, DỄ LÀM
Monday,
18/11/2024