XỬ LÝ BÊ TÔNG BỊ RỖ: CÁC BƯỚC THỰC HIỆN ĐƠN GIẢN NHẤT

Trong quá trình thi công và sử dụng các công trình xây dựng, hiện tượng bê tông bị rỗ không phải là điều xa lạ. Đây là một trong những lỗi thường gặp nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến tính thẩm mỹ và độ bền vững của công trình. Vậy, bê tông bị rỗ là gì, tại sao nó xảy ra và làm sao để xử lý hiện tượng này một cách hiệu quả? Hãy cùng KOMIX tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Để được tư vấn giải pháp chống thấm chất lượng cao, làm mái sân vườn, tường cây xanh; vui lòng liên hệ qua số điện thoại Chuyên gia: CHỐNG THẤM: Mr LINH: 0918.916.064, Mr TRỊ: 0977.710.277, Mr. SƠN: 0908.190.555; MÁI SÂN VƯỜN - TƯỜNG CÂY XANH: Mr. TRUNG: 0939.525.951

1. Bê tông bị rỗ là như thế nào? Nguyên nhân khiến bê tông bị rỗ là gì?

1.1. Bê tông bị rỗ là như thế nào?

Bê tông bị rỗ là tình trạng trên bề mặt hoặc bên trong khối bê tông xuất hiện những lỗ nhỏ li ti như đầu kim, hoặc thậm chí có kích thước lớn hơn 2-3 cm. 

Có những bức tường bê tông bị rỗ nặng hoặc thậm chí xuất hiện những vết nứt, đến mức còn để lộ ra phần cốt thép bên trong. 

Bê tông bị rỗ là một vấn đề nhiều công trình gặp phải. (Ảnh: Internet)

>>> Xem thêm: Chống thấm khe nứt bê tông đạt 100% hiệu quả

Bê tông bị rỗ thường được chia thành 3 loại điển hình:

+ Rỗ ngoài: Là hiện tượng bề mặt bê tông xuất hiện các lỗ rỗ nhỏ mà chúng ta có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

+ Rỗ sâu: Tình trạng rỗ ăn sâu vào bên trong lớp bê tông, xuyên qua lớp cốt thép chịu lực.

+ Rỗ thấu: Dạng nghiêm trọng nhất, khi vết rỗ xuyên qua toàn bộ kết cấu bê tông, ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền và khả năng chịu lực của công trình.

1.2. Nguyên nhân khiến bê tông bị rỗ

  • Chất lượng bê tông kém:

- Tỷ lệ nước/xi măng không hợp lý: Nếu nước quá nhiều, hỗn hợp bê tông sẽ loãng, làm giảm cường độ nén. Ngược lại, nếu nước quá ít, hỗn hợp không đủ độ dẻo để lấp kín các khoảng trống.

- Cốt liệu không đạt tiêu chuẩn: Cát, đá bẩn chứa bụi, sét hoặc tạp chất khác sẽ cản trở sự kết dính giữa các thành phần trong hỗn hợp bê tông, tạo nên các lỗ rỗ.

- Chất lượng xi măng kém: Xi măng không đạt chuẩn hoặc đã hết hạn sử dụng không đảm bảo độ kết dính và cường độ của bê tông, dẫn đến hiện tượng rỗ.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến bề mặt bê tông bị rỗ. (Ảnh: Internet)

  • Quá trình thi công sai sót:

- Trộn bê tông không đều: Nếu hỗn hợp không được trộn kỹ, các thành phần như xi măng, cát và đá sẽ không phân bố đồng đều, tạo ra các khoảng trống và bọt khí bên trong bê tông.

- Không đầm hoặc đầm không đúng cách: Việc đầm bê tông không đủ lực hoặc không đầm kỹ khiến khí bị giữ lại trong khối bê tông, hình thành các lỗ rỗ.

- Đổ bê tông không liên tục: Khi bê tông được đổ ngắt quãng hoặc gián đoạn, lớp bê tông cũ và mới không kịp kết dính, dẫn đến các vết rỗ và khe hở trong kết cấu.

- Không bảo dưỡng đúng cách: Trong giai đoạn đầu khi mới đổ bê tông, nếu bê tông không được giữ ẩm hoặc bảo vệ bề mặt, từ đó làm ảnh hưởng đến quá trình đông cứng và kết dính, dẫn đến các vết rỗ hoặc nứt.

>>> Xem thêm: Khe lún là gì? Cách chống thấm khe lún chuẩn kỹ thuật

  • Tác động từ môi trường bên ngoài:

Bê tông mới được đổ có thể bị ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài như gió, thời tiết hanh khô, nắng… khiến bê tông khô quá nhanh mà chưa kịp kết dính. 

2. Bê tông bị rỗ ảnh hưởng như thế nào đến công trình?

Bê tông bị rỗ tuy nhìn có thể chỉ là khiếm khuyết nhỏ trên bề mặt, nhưng tác động lâu dài của nó đến công trình là việc không thể xem nhẹ, như:

- Giảm tính thẩm mỹ: Các vết rỗ làm công trình trở nên xấu xí, mất đi sự chỉn chu.

- Làm giảm độ bền: Các vết rỗ sẽ khiến nước và hóa chất thâm nhập dễ dàng, đẩy nhanh quá trình hao mòn. 

- Tăng nguy cơ thẩm thấu: Khi bê tông bị rỗ, nước và độ ẩm dễ dàng xâm nhập vào sâu lòng bê tông, khiến cho khả năng chống thấm bê tông giảm đi đáng kể, gây nguy hiểm cho kết cấu và độ an toàn.

Bê tông bị rỗ khiến ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ, cấu trúc và độ an toàn của công trình. (Ảnh: Internet)

3. Cách xử lý bê tông bị rỗ đơn giản và hiệu quả

Để xử lý bê tông bị rỗ, bạn cần thực hiện đầy đủ các bước sau một cách tuần tự và chính xác:

  • Bước 1: Kiểm tra tình trạng bê tông:

Trước tiên, kiểm tra mức độ hư hỏng của bề mặt bê tông, xác định vị trí và kích thước của các vết rỗ. Đặc biệt chú ý đến cốt thép có bị lộ và rỉ sét hay không.

  • Bước 2: Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ sửa chữa:

- Sử dụng các vật liệu chuyên dụng như vữa epoxy, vữa polymer hoặc vữa xi măng trộn phụ gia để tăng độ bám dính và khả năng chống thấm.

- Đối với rỗ thấu hoặc rỗ sâu, có thể cần sử dụng bê tông tươi hoặc các loại vữa có độ bền cao để lấp đầy khoảng trống.

- Máy mài, máy thổi bụi, bàn chải cứng,…

Vật liệu và dụng cụ chuẩn bị cần phù hợp với mức độ rỗ của bề mặt bê tông. 

  • Bước 3: Chuẩn bị bề mặt:

- Dùng bàn chải cứng chà sạch bề mặt hoặc máy thổi bụi để loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ và các tạp chất trên bề mặt bê tông. 

- Khi bề mặt bê tông bị rỗ sâu đến mức lộ cả phần cốt thép bên trong và  phần cốt thép này xuất hiện tình trạng rỉ sét, cần xử lý như sau:

+ Sử dụng phương pháp thổi bụi bằng máy hoặc bàn chà sắt để làm sạch hoàn toàn phần thép bị rỉ sét.

+ Tiếp đó, tạo khoảng trống giữa phần bê tông đã đổ và cốt thép bị lộ bằng cách:

Nếu bạn dùng vừa không chữa đá dăm để xử lý vết rỗ, cần đục phần bê tông xung quanh cốt thép lộ ra khoảng 10mm. 

Còn nếu dùng vữa rót trộn đá dăm để sửa chữa thì cần đục sâu hơn, khoảng 30mm.

Với những phần bê tông bị rỗ đến mức lộ phần cốt thép bên trong thì cần phải thực hiện nhiều bước sửa chữa chuyên sâu hơn để gia cố lại toàn bộ kết cấu. (Ảnh: Internet) 

>>> Xem thêm: HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CHỐNG THẤM TƯỜNG TỪ BÊN NGOÀI

  • Bước 4: Xử lý bề mặt bê tông bị rỗ:

- Đối với các vết rỗ nhỏ, nông và diện tích không lớn:

+ Khắc phục bằng cách đục và trát vữa xi măng. Sử dụng vữa xi măng cát theo tỷ lệ phối trộn 1:2 hoặc 1:2,5 để trát kín lại các vết rỗ đã được đục. 

+ Khi trát, dùng bay miết mạnh hoặc vẫy để giúp vữa bám chặt vào bề mặt bê tông. Sau đó, đợi khô rồi quét lên bề mặt một lớp vữa polymer hoặc vữa sợi composite để chống thấm. 

- Đối với những vết lỗ rỗ sâu trên bề mặt 

+ Đầu tiên cần đục, rửa toàn bộ các vết rỗ và thấm khô nước. 

+ Tiếp đó, dùng vữa cốt liệu sỏi, đá nhỏ mác cao hơn mác bê tông để lấp đầy phần bị rỗ.

  • Bước 5: Bảo dưỡng sau khi sửa chữa:

- Giữ cho khu vực sửa chữa được ẩm trong ít nhất 7 ngày để vật liệu đông kết và đạt độ bền tối ưu.

- Bảo vệ bề mặt khỏi tác động của nước, nhiệt độ cao hoặc rung lắc trong giai đoạn đầu.

Những bước trên giúp khắc phục hiệu quả hiện tượng bê tông bị rỗ và kéo dài tuổi thọ của công trình. Nếu vết rỗ quá nghiêm trọng, cần liên hệ chuyên gia để có giải pháp xử lý toàn diện.

Nếu tình trạng bê tông bị rỗ nghiêm trọng, bạn nên tìm đến những đơn vị sửa chữa chuyên nghiệp. (Ảnh: Internet)

4. Tại sao xử lý bê tông bị rỗ là một phần của chống thấm?

Xử lý bê tông bị rỗ là một phần quan trọng trong quá trình chống thấm vì các vết rỗ, nứt, hay lỗ hổng trên bề mặt bê tông có thể tạo ra những kẽ hở cho nước thấm vào. 

Khi bề mặt bê tông bị rỗ, không chỉ làm giảm tính thẩm mỹ mà còn tạo điều kiện cho nước xâm nhập, gây hư hỏng kết cấu bê tông, gây ăn mòn cốt thép và ảnh hưởng đến độ bền lâu dài của công trình.

Các vết rỗ và lỗ hổng này nếu không được xử lý sẽ là những điểm yếu khiến nước dễ dàng thấm qua, đặc biệt trong môi trường có độ ẩm cao hoặc khi tiếp xúc với nước lâu ngày. Vì vậy, việc khắc phục các vết rỗ và xử lý bề mặt bê tông giúp làm kín, ngăn ngừa sự thấm nước, đồng thời bảo vệ bê tông khỏi sự ăn mòn và hư hỏng do yếu tố môi trường.

Chống thấm không chỉ là việc phủ lớp vật liệu chống thấm lên bề mặt, mà còn bao gồm việc khắc phục những khiếm khuyết trên bề mặt bê tông để ngăn ngừa nước xâm nhập từ đầu.

Sửa chữa bề mặt bê tông bị rỗ, sau đó cần áp dụng thêm 1 lớp chống thấm lên bề mặt để gia tăng sự bảo vệ cho bê tông. (Ảnh: KOMIX)

>>> Xem thêm: BÍ QUYẾT CHỐNG THẤM VÁCH NGOÀI TẦNG HẦM HIỆU QUẢ VÀ BỀN LÂU

Bên cạnh đó, sau khi sửa chữa các vết rỗ trên bề mặt bê tông, việc áp dụng thêm một lớp chống thấm là cần thiết để gia tăng sự bảo vệ cho bề mặt. 

Lớp chống thấm sẽ tạo ra một hàng rào bảo vệ vững chắc, ngăn ngừa nước và độ ẩm xâm nhập vào kết cấu bê tông. Mặc dù việc xử lý các vết rỗ giúp khôi phục bề mặt, nhưng lớp chống thấm bổ sung sẽ giúp duy trì độ bền của bê tông trong thời gian dài, bảo vệ khỏi tác động của nước, chất ăn mòn và các yếu tố môi trường khác. 

Lớp chống thấm không chỉ giúp ngăn nước thấm qua mà còn tăng khả năng chịu đựng cho bê tông trước sự xâm nhập của nước và độ ẩm. Do đó, việc kết hợp sửa chữa bê tông và chống thấm là một giải pháp toàn diện giúp bảo vệ công trình khỏi sự xuống cấp và tăng cường độ bền lâu dài.

Để được tư vấn về các sản phẩm chống thấm bê tông, xin vui lòng liên hệ tới số điện thoại Chuyên gia Komix 0918.916.064 hoặc Hotline Văn phòng Komix Việt Nam 028.6271.0066.

Có thể nói, việc xử lý bê tông bị rỗ là một công đoạn quan trọng và cần thiết để bảo vệ kết cấu công trình. Các bước thực hiện đơn giản nhưng yêu cầu kỹ thuật chính xác, từ việc đục bỏ bê tông hư hỏng, xử lý cốt thép đến việc trát lại vết rỗ bằng vữa xi măng và áp dụng các lớp chống thấm. Việc sửa chữa các vết rỗ không chỉ giúp cải thiện tính thẩm mỹ mà còn bảo vệ kết cấu bê tông khỏi các yếu tố gây hại như nước và độ ẩm. Nhấn mạnh thêm một lần nữa, việc xử lý bê tông bị rỗ chính là một phần không thể thiếu trong quá trình chống thấm, giúp đảm bảo độ bền vững và ổn định lâu dài cho công trình.

Bài viết: Hà Lê 

Tham gia cộng đồng Chống thấm, nhà XANH ngay hôm nay để cập nhật kiến thức, kinh nghiệp, quy trình hữu ích:

Tâm sự chống thấm

Nhà XANH thì mát

KOMIX

Nhà XANH

Gọi ngay
facebook Chat Facebook zalo Chat Zalo