BÍ QUYẾT CHỐNG THẤM VÁCH NGOÀI TẦNG HẦM HIỆU QUẢ VÀ BỀN LÂU

Chống thấm vách ngoài tầng hầm là một khâu quan trọng nhất trong việc bảo vệ công trình xây dựng trước tác động của nước và độ ẩm. Nếu không được thi công đúng cách, các vấn đề như thấm nước, ẩm mốc, rạn nứt, hay thậm chí nguy cơ hư hỏng kết cấu công trình là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Bài viết dưới đề cập chi tiết những bí quyết và quy trình cần thiết để đạt hiệu quả chống thấm vách ngoài tầng hầm một cách hiệu quả và bền lâu.

Để được tư vấn giải pháp chống thấm chất lượng cao, làm mái sân vườn, tường cây xanh; vui lòng liên hệ qua số điện thoại Chuyên gia: CHỐNG THẤM: Mr LINH: 0918.916.064, Mr TRỊ: 0977.710.277, Mr. SƠN: 0908.190.555; MÁI SÂN VƯỜN - TƯỜNG CÂY XANH: Mr. TRUNG: 0939.525.951

1. Chống thấm vách ngoài tầng hầm: Xác định nguyên nhân gây thấm

Nếu công trình của bạn đã xây mà việc chống thấm vách ngoài tầng hầm không hiệu quả, thì việc đầu tiên bạn cần làm là xác định nguyên nhân gây thấm. 

Các nguyên nhân phổ biến bao gồm:

- Kết cấu không chặt chẽ: Các khe nối, khe co giãn hoặc điểm tiếp giáp không được thi công kỹ lưỡng, gây nên rạn nứt.

- Nước ngầm cao: Trong khu vực mực nước ngầm cao, áp lực nước đất tăng lên vách tầng hầm, gây thấm qua những điểm xung yếu.

- Vật liệu thi công kém chất lượng: Sử dụng các loại vật liệu không phù hợp hoặc không đạt chuẩn.

- Tác động từ thiên nhiên: Mưa lớn, ngập lụt hoặc biến đổi khí hậu.

Chống thấm vách ngoài tầng hầm là một việc làm cần thiết để bảo vệ tuổi thọ của công trình. (Ảnh: Internet)

>>> Xem thêm: CHỐNG THẤM TẦNG HẦM NHÀ CAO TẦNG: QUY TRÌNH CỤ THỂ TỪ A ĐẾN Z

Xác định nguyên nhân sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí khi chọn đúng phương pháp chống thấm.

2. Chống thấm vách ngoài tầng hầm: Lựa chọn vật liệu chống thấm tốt nhất

Chọn đúng vật liệu là yếu tố quan trọng quyết định độ bền và hiệu quả chống thấm vách ngoài tầng hầm. Dưới đây là một số loại vật liệu phổ biến.

2.1. Chống thấm vách ngoài tầng hầm bằng màng chống thấm bitum

Đây là loại vật liệu được sử dụng rộng rãi nhờ khả năng chịu được áp lực cao và tuổi thọ lâu dài.

Với loại vật liệu chống thấm này, bạn có thể tham khảo 2 loại màng chống thấm Smart Torch 40 Slate và Smarttorch 30 Film

2 loại màng chống thấm này đều thích hợp để chống thấm vách ngoài tầng hầm với những ưu điểm như:

+ Độ bám dính, co giãn tốt 

+ Khả năng chịu nhiệt cao

+ Khả năng kháng hóa chất cao 

Màng chống thấm gốc bitum là sản phẩm chống thấm vách ngoài tầng hầm được nhiều chủ thầu lựa chọn. (Ảnh: KOMIX)

>>> Xem thêm: Kinh nghiệm chống thấm hầm để xe từ A -Z, cách làm và sơ đồ chi tiết

2.2.  Chống thấm vách ngoài tầng hầm bằng vật liệu chống thấm gốc xi măng

Loại vật liệu này phù hợp cho các vách bê tông cốt thép nhờ độ kết dính cao.

Nếu bạn chọn loại vật liệu chống thấm gốc xi măng để chống thấm vách ngoài tầng hầm thì Maxseal Super sẽ là một sự lựa chọn hoàn hảo. Đây là một sản phẩm chống thấm gốc xi măng với phụ gia đặc biệt, tác động thẩm thấu vào bê tông qua hệ thống mao mạch, giúp chống thấm và bảo vệ cấu trúc bê tông.

Nói “Maxseal Super lại là sự lựa chọn hoàn hảo để chống thấm vách ngoài tầng hầm”, bởi những ưu điểm vượt trội sau:

+ Đối với các ứng dụng trong nhà, đặc biệt là tầng hầm, lớp chống thấm của MaxSeal Super có thể chống áp lực thủy tĩnh từ nước ngầm rất cao.

+ Dễ sử dụng, có thể thi công trên bề mặt ẩm, chi phí bảo trì rất thấp.

+ Có khả năng kháng nước biển, hóa chất & không ô nhiễm môi trường.

+ Bền vững suốt đời, hơn tất cả các loại sơn và lớp phủ khác.

+ Cho phép bề mặt khuếch tán hơi nước.

Maxseal Super là sản phẩm chống thấm hàng đầu cho các kết cấu ngầm như chống thấm vách ngoài tầng hầm, chống thấm sàn tầng hầm… (Ảnh: KOMIX)

>>> Xem thêm: CHỐNG THẤM HỒ BƠI: GIẢI PHÁP BẢO VỆ ĐÁNG TIN CẬY CHO KHÔNG GIAN THƯ GIÃN

Ngoài ra bạn có thể tham khảo một số loại vật liệu chống thấm vách ngoài tầng hầm khác như Sika, các loại sơn chống thấm… Nhưng hãy tham khảo ý kiến chuyên gia để có được cho mình sự lựa chọn đúng đắn nhất. 

Để được tư vấn về sản phẩm chống thấm vách ngoài tầng hầm, xin vui lòng liên hệ tới số điện thoại Chuyên gia Komix 0918.916.064 hoặc Hotline Văn phòng Komix Việt Nam 028.6271.0066.

3. Chống thấm vách ngoài tầng hầm: Tuân thủ quy trình thi công nghiêm ngặt

Thi công chống thấm tường vách ngoài tầng hầm là khâu yêu cầu sự chính xác và tận tâm của đội ngũ thi công. Dù là dùng loại vật liệu nào thì đội ngũ thi công cũng cần phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật đã đề ra của loại vật liệu đó. 

Trong đó, không thể bỏ qua các bước như: 

- Xử lý bề mặt vách ngoài:

+ Loại bỏ tất cả bụi bẩn, mỡ dầu và các tạp chất để tạo điều kiện tốt nhất cho vật liệu bám dính.

+ Sửa chữa các vết rạn nứt bằng cách trám lại với loại vật liệu phù hợp.

- Thi công lớp chống thấm:

+ Dựa vào loại vật liệu đã chọn, tiến hành phủ lớp chống thấm. Ví dụ: trải màng bitum, phun hóa chất thẩm thấu, hoặc quét lớp vật liệu chống thấm gốc xi măng….

+ Đảm bảo rằng vật liệu được thi công đều và không có điểm nào bị bỏ sót.

Khi thực hiện thi công chống thấm vách ngoài tầng hầm cần chú ý thực hiện đúng quy trình kỹ thuật để đảm bảo hiệu quả chống thấm cao nhất. (Ảnh: Internet)

>>> Xem thêm: TUYỆT CHIÊU CHỐNG THẤM CỬA SỔ KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT

- Lắp đặt lớp bảo vệ:

+ Sau khi hoàn thiện lớp chống thấm, cần bổ sung lớp bảo vệ như vữa xi măng hoặc vật liệu geotextile để giảm thiểu tổn hại do va đập hoặc áp lực đất trong quá trình lấp đất.

- Kiểm tra và nghiệm thu:

Kiểm tra toàn bộ bề mặt chống thấm bằng cách ngâm thử nước hoặc kiểm tra áp lực để đảm bảo không có hiện tượng rò rỉ trước khi lấp đất.

4. Chống thấm vách ngoài tầng hầm: Bảo trì định kỳ để duy trì hiệu quả lâu dài

Ngay cả khi đã thi công việc chống thấm vách ngoài tầng hầm đã đạt chuẩn, việc bảo trì định kỳ là điều không thể thiếu để có thể duy trì hiệu quả. Dưới đây là các bước bảo trì cần thiết:

- Kiểm tra định kỳ: Hãy kiểm tra vách ngoài tầng hầm ít nhất mỗi năm một lần để phát hiện sớm bất kỳ dấu hiệu thấm nào.

- Sửa chữa và bảo dưỡng kịp thời: Nếu phát hiện vết nứt nhỏ hoặc dấu hiệu xuống cấp, cần sửa chữa ngay để tránh tình trạng lan rộng.

- Vệ sinh thoát nước: Đảm bảo hệ thống thoát nước xung quanh tầng hầm luôn hoạt động tốt, tránh gây áp lực nước lên vách hầm.

Bảo trì định kỳ sẽ giúp lớp chống thấm vách ngoài tầng hầm được bền lâu và đảm bảo không bị thấm nước sau một thời gian sử dụng. (Ảnh: Internet)

>>> Xem thêm: BÍ QUYẾT CHỐNG THẤM GIỮ SÀN TOILET KHÔ RÁO, SẠCH ĐẸP QUA NĂM THÁNG

5. Những lưu ý quan trọng khác

- Nên hợp tác với đội ngũ chuyên gia: Việc thi công chống thấm tầng hầm không chỉ đòi hỏi kỹ thuật cao mà còn cần kinh nghiệm. Hãy chọn đơn vị uy tín để đảm bảo chất lượng công trình.

- Không tiết kiệm sai chỗ: Đầu tư vào vật liệu chất lượng ngay từ đầu sẽ giúp bạn tránh được chi phí sửa chữa tốn kém về sau.

- Tính toán ngay từ khâu thiết kế: Việc tính toán kỹ lưỡng trong giai đoạn thiết kế sẽ giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ thấm dột.

Có thể nói, chống thấm vách ngoài tầng hầm là một trong những yếu tố then chốt quyết định tuổi thọ và sự an toàn của công trình. Bằng cách xác định đúng nguyên nhân, lựa chọn vật liệu phù hợp, thi công theo quy trình nghiêm ngặt và bảo trì thường xuyên, bạn có thể đảm bảo tầng hầm của mình luôn bền vững trước tác động của nước và độ ẩm. Nếu bạn cần tư vấn hoặc hỗ trợ chuyên sâu hơn, đừng ngần ngại liên hệ với các chuyên gia chống thấm để nhận được giải pháp tối ưu nhất!

Bài viết: Hà Lê

Tham gia cộng đồng Chống thấm, nhà XANH ngay hôm nay để cập nhật kiến thức, kinh nghiệp, quy trình hữu ích:

Tâm sự chống thấm

Nhà XANH thì mát

KOMIX

Nhà XANH

Gọi ngay
facebook Chat Facebook zalo Chat Zalo