-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
CHỐNG THẤM TẦNG HẦM NHÀ CAO TẦNG: QUY TRÌNH CỤ THỂ TỪ A ĐẾN Z
Tầng hầm đóng vai trò quan trọng trong các tòa nhà cao tầng, vừa là không gian chức năng, vừa góp phần nâng cao giá trị công trình. Tuy nhiên, do nằm dưới mặt đất, tầng hầm thường dễ bị thấm nước từ mưa, nước ngầm hoặc độ ẩm trong đất… Vì vậy, chống thấm là bước không thể thiếu để bảo vệ và tăng độ bền cho công trình. Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết quy trình chống thấm tầng hầm từ A đến Z, giúp bạn áp dụng hiệu quả và đảm bảo chất lượng lâu dài.
Để được tư vấn giải pháp chống thấm chất lượng cao và mua các sản phẩm chính hãng, vui lòng nhắn tin tại fanpage Komix Việt Nam, hoặc liên hệ qua số điện thoại Chuyên gia 0918.916.064, Hotline Văn phòng 028.6271.0066. |
1. Tại sao cần chống thấm tầng hầm nhà cao tầng?
1.1. Bảo vệ kết cấu công trình
Nước ngấm/đọng lâu ngày có thể gây hư hỏng kết cấu bê tông và thép trong tầng hầm.
Nước xâm nhập làm nứt vỡ bê tông, thép bên trong bị ăn mòn, dẫn đến giảm độ bền và tuổi thọ của công trình. Chống thấm giúp ngăn ngừa những sự hư hại này, đảm bảo độ ổn định và an toàn cho toàn bộ tòa nhà.
Chống thấm tầng hầm nhà cao tầng là một khâu hết sức quan trọng, bởi đây là nơi rất dễ bị ngập úng, ẩm thấp. (Ảnh: Internet)
>>> Xem thêm: Kinh nghiệm chống thấm hầm để xe từ A -Z, cách làm và sơ đồ chi tiết
1.2. Tránh ẩm mốc và ô nhiễm không khí
Độ ẩm cao trong tầng hầm có thể dẫn đến sự phát triển của nấm mốc, vi khuẩn, làm ô nhiễm không khí và ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.
Việc chống thấm tầng hầm nhà cao tầng sẽ giúp duy trì không gian khô ráo, sạch sẽ và đảm bảo môi trường sống lành mạnh.
1.3. Đảm bảo hiệu quả sử dụng không gian
Tầng hầm thường được sử dụng để chứa thiết bị kỹ thuật, làm bãi đậu xe, hoặc không gian lưu trữ.
Nếu không chống thấm, nước có thể làm hư hại thiết bị, hàng hóa, hoặc làm giảm khả năng sử dụng của không gian này.
1.4. Ngăn ngừa chi phí sửa chữa lớn
Một tầng hầm bị thấm nước không chỉ gây hư hại mà còn kéo theo chi phí sửa chữa đáng kể. Từ việc xử lý nứt, sụt lún đến thay thế các thiết bị bị hỏng, tất cả đều tiêu tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc. Chống thấm ngay từ đầu giúp tiết kiệm chi phí bảo trì lâu dài.
Chống thấm tầng hầm nhà cao tầng là cách hiệu quả để giữ không gian luôn khô ráo. (Ảnh: Internet)
>>> Xem thêm: CHỐNG THẤM HỒ BƠI: GIẢI PHÁP BẢO VỆ ĐÁNG TIN CẬY CHO KHÔNG GIAN THƯ GIÃN
1.5. Nâng cao giá trị công trình
Một tòa nhà với hệ thống tầng hầm khô ráo, sạch sẽ không chỉ mang lại sự an tâm cho chủ đầu tư mà còn gia tăng giá trị bất động sản.
Người sử dụng sẽ cảm thấy an toàn hơn khi sống hoặc làm việc trong những tòa nhà được xây dựng với tiêu chuẩn chống thấm tốt.
2. Thi công chống thấm tầng hầm nhà cao tầng: Quy trình cụ thể từ A đến Z
2.1. Giai đoạn 1: Đánh giá tình hình và khảo sát hiện trạng
Trước khi tiến hành bất kỳ công việc chống thấm nào, bước đầu tiên là phải tiến hành khảo sát chi tiết tình trạng hiện tại của tầng hầm.
Việc này bao gồm việc kiểm tra các yếu tố như mức độ thấm nước, khả năng thoát nước, và các nguyên nhân gây ra thấm như nước ngầm, vết nứt, hay sự tác động của thời tiết…
Các kỹ sư và chuyên gia sẽ thực hiện các kiểm tra như thử nghiệm nước để xác định vị trí thấm, đánh giá độ ẩm trong tầng hầm, và kiểm tra kết cấu của tường, sàn tầng hầm. Nếu phát hiện các vết nứt hoặc lỗ hổng trên bề mặt, việc xử lý kịp thời sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng thấm nước nghiêm trọng hơn.
2.2. Giai đoạn 2: Lựa chọn loại vật liệu chống thấm phù hợp
Có nhiều phương pháp chống thấm tầng hầm, và mỗi phương pháp lại sử dụng một loại vật liệu chống thấm khác nhau.
Việc lựa chọn phương pháp nào phù hợp sẽ phụ thuộc vào điều kiện hiện trạng, yêu cầu kỹ thuật và ngân sách của công trình.
Đối với hạng mục chống thấm tầng hầm nhà cao tầng, các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng các sản phẩm chống thấm gốc xi măng. Bởi những sản phẩm này có khả năng thẩm thấu sâu, giúp bảo vệ bề mặt của tầng hầm không bị nước thấm.
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại sản phẩm chống thấm gốc xi măng khác nhau. Một trong những sản phẩm chống thấm tầng hầm nhà cao tầng “hot” hiện nay, được nhiều chủ thầu tin tưởng lựa chọn cho các công trình lớn của họ - là MaxSeal Super.
Maxseal Super là một lớp chống thấm gốc xi măng với phụ gia đặc biệt, tác động thẩm thấu vào bê tông qua hệ thống mao mạch, giúp chống thấm và bảo vệ cấu trúc bê tông.
MaxSeal Super - được mệnh danh là “át chủ bài” trong quá trình chống thấm tầng hầm nhà cao tầng. (Ảnh: KOMIX)
Sản phẩm được thiết kế áp dụng cho bê tông tươi, bê tông đã hình thành, bê tông đúc sẵn, tường gạch, gạch bê tông, vữa tô,...
>>> Xem thêm: TUYỆT CHIÊU CHỐNG THẤM CỬA SỔ KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT
-
Ưu điểm nổi trội của MaxSeal Super giúp nó trở thành sản phẩm chống thấm tầng hầm nhà cao tầng hiệu quả nhất hiện nay:
- Chống thấm trong lòng bê tông, tự hàn vết nứt lên đến 0,4mm.
- Đối với các ứng dụng trong nhà, đặc biệt là tầng hầm, lớp chống thấm của MaxSeal Super có thể chống áp lực thủy tĩnh từ nước ngầm rất cao.
- Dễ sử dụng, có thể thi công trên bề mặt ẩm, chi phí bảo trì rất thấp.
- Có khả năng kháng nước biển, hóa chất & không ô nhiễm môi trường.
- Bền vững suốt đời, hơn tất cả các loại sơn và lớp phủ khác.
- Cho phép bề mặt khuếch tán hơi nước.
2.3. Giai đoạn 3: Thi công
Bước 1: Đầm chặt đất, đảm bảo bề mặt đất bằng phẳng
Bước 2: Rải đá và đầm chặt đá
Bước 3: Đổ bê tông lót, độ dày từ 50 ~100mm
Bước 4: Tiến hành áp dụng lớp MaxSeal Super đầu tiên và đợi khô.
Bước 5: Sau khi lớp chống thấm đầu đã khô, tiến hành đổ lớp sàn bê tông cốt thép
Bước 6: Lấp đất hoặc cát đầm thật chặt
Bước 7: Tiếp tục áp dụng thêm lớp chống thấm Maxseal Super thứ 2.
Mô phỏng quá trình thi công chống thấm tầng hầm nhà cao tầng bằng MaxSeal Super. (Ảnh: KOMIX)
>>> Xem thêm: CẢI TẠO HỒ BƠI: NÂNG TẦM DIỆN MẠO VỚI PHONG CÁCH HIỆN ĐẠI, MỚI MẺ
2.4. Giai đoạn 4: Kiểm tra và nghiệm thu
Sau khi hoàn tất quá trình thi công, giai đoạn tiếp theo là kiểm tra chất lượng và nghiệm thu. Việc kiểm tra này sẽ xác nhận rằng lớp chống thấm đã được thi công đúng cách, không có lỗi kỹ thuật và đảm bảo khả năng chống thấm hiệu quả.
Các kỹ sư sẽ kiểm tra tính đồng đều của lớp chống thấm, đảm bảo không có vết nứt hoặc chỗ hở nào. Đồng thời, có thể thực hiện kiểm tra bằng nước để đánh giá khả năng ngăn nước của tầng hầm sau khi hoàn thành.
2.5. Giai đoạn 5: Bảo dưỡng và duy trì
Cuối cùng, để duy trì hiệu quả chống thấm lâu dài, việc bảo dưỡng và kiểm tra định kỳ là rất quan trọng. Các chuyên gia khuyến cáo kiểm tra tình trạng chống thấm ít nhất mỗi năm một lần, đặc biệt là trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu thấm nước nào, cần khắc phục kịp thời để tránh hư hỏng nặng hơn.
Để được tư vấn về sản phẩm chống thấm tầng hầm nhà cao tầng - MaxSeal Super, xin vui lòng liên hệ tới số điện thoại Chuyên gia Komix 0918.916.064 hoặc Hotline Văn phòng Komix Việt Nam 028.6271.0066.
Tựu chung lại, chống thấm tầng hầm nhà cao tầng là một công việc quan trọng, đòi hỏi sự tỉ mỉ và chính xác trong từng bước thi công. Quy trình từ khảo sát, lựa chọn vật liệu, thi công đến kiểm tra và bảo dưỡng là những yếu tố quan trọng để đảm bảo tầng hầm luôn khô ráo và bền vững theo thời gian. Việc thực hiện đúng quy trình chống thấm sẽ giúp bảo vệ công trình khỏi các tác hại của nước, đồng thời giữ cho không gian tầng hầm luôn an toàn và tiện nghi.
Bài viết: Hà Lê
VẬT LIỆU CHỐNG THẤM MÁI BÊ TÔNG NÀO TỐT VÀ ĐƯỢC TIN DÙNG TRÊN THỊ TRƯỜNG
Friday,
21/02/2025
PHỤ GIA CHỐNG THẤM LÀ GÌ ? TÁC DỤNG TRONG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Friday,
21/02/2025
TOP 10 MẪU NHÀ CÓ SÂN THƯỢNG ĐẸP ĐÁNG HỌC HỎI
Thursday,
20/02/2025
QUY TRÌNH CHỐNG THẤM SÀN ÂM TOILET HIỆU QUẢ - GIẢI PHÁP NGĂN THẤM DỘT TỐI ƯU
Tuesday,
18/02/2025