Chống thấm khe nứt bê tông đạt 100% hiệu quả

Thực hiện chống thấm khe nứt bê tông là một việc rất quan trọng. Vì chúng giúp ngăn chặn sự ăn mòn của cốt thép bê tông. Đặc biệt các vết nứt sàn mái sẽ xuất hiện sau khi được đổ xong. Theo thời gian độ rộng của vết nứt ngày càng nhiều. Vậy nên cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân và cách xử lý các vết nứt kịp thời để tránh gây sự cố ngoài ý muốn. 

Để được tư vấn giải pháp chống thấm chất lượng cao và mua các sản phẩm chính hãng, vui lòng nhắn tin tại fanpage Komix Việt Nam, hoặc liên hệ qua số điện thoại Chuyên gia 0918.916.064 hoặc Hotline Văn phòng 028.6271.0066.

1. Chống thấm khe nứt bê tông: Nứt bê tông là gì?

Nứt bê tông là một hiện tượng trên bề mặt bê tông bị nứt theo các đường, rãnh, khe. Các đường nứt không có kích thước cụ thể, cũng như không có bề dày, phương hướng đi của chúng. Nếu không kịp có biện pháp xử lý ngay sẽ dễ dẫn đến hậu quả khó lường. 

Chính sự xuất hiện của hiện tượng khe nứt bê tông mà làm giảm đi tuổi thọ của ngôi nhà. Các ảnh hưởng của nó gây ra không mang tính tức thì nhưng cũng rất khó lường. Để tránh tình huống này xảy ra, gia chủ cần thực hiện chống thấm khe nứt bê tông ngay. Nếu không sẽ gây sụp đổ của công trình và gây thiệt hại về tính mạng con người và tài sản. Tuy nhiên trước khi chống thấm khe nứt bê tông cần tìm sản phẩm, quy trình chống thấm phù hợp. 

Chống thấm khe nứt bê tông: Nứt bê tông là gì?

Chống thấm khe nứt bê tông: Nứt bê tông là gì? (Ảnh sưu tầm)

>>> Xem thêm: Khe lún là gì? Cách chống thấm khe lún chuẩn kỹ thuật

2. Chống thấm khe nứt bê tông: Nguyên nhân

Nứt bê tông có thể gây ra từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Mỗi nguyên nhân sẽ đều có những đặc điểm riêng. Các khe nứt này sẽ kéo theo sự rò rỉ nước ở sàn, tường, bể chứa nơi có đường ống đi qua. Sau đây là một số nguyên nhân chính:

2.1. Chống thấm khe nứt bê tông: Do quá trình tính toán trong xây dựng

Trong quá trình tính toán xây dựng lúc ban đầu, do tải trọng lớn hơn khả năng chịu đựng của phần bê tông. Từ đó mà gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng, nên cần phải tính toán tỉ mỉ và chính xác. Hoặc do quá trình xây dựng thêm nên làm tăng tải trọng và vượt mức chịu đựng. Từ đó, làm cho công trình xuất hiện các vết nứt ở các khu vực trong nhà. Vậy nên cần chống thấm khe nứt bê tông ngay khi chúng xuất hiện. 

2.2. Chống thấm khe nứt bê tông: Vật liệu xây dựng

Với nguyên nhân này sẽ có hai trường hợp làm xuất hiện khe nứt bê tông. Thứ nhất, do bản chất của bê tông chứa xi măng và cốt liệu không tương thích. Thứ hai là do quá trình thi công ví dụ như khâu trộn vật liệu không đều hay trong quá trình đổ bê tông có lỗ hổng nên gây nứt. Do đó, hãy chống thấm khe nứt bê tông ngay khi chúng xuất hiện để tránh gây hậu quả nghiêm trọng. 

2.3. Chống thấm khe nứt bê tông: Do bị co ngót 

Các khe nứt bê tông xuất hiện do co ngót là vì tốc độ nước bốc hơi qua khỏi bề mặt bê tông quá nhanh. Từ đó làm cho phần trên của tấm bê tông bị khô nhanh hơn so với phần đáy phía dưới. Vậy nên, hai bề mặt của lớp bê tông bị biến dạng khác nhau, làm sản sinh lực kéo và gây nứt. Với loại nguyên nhân này thì bê tông có xu hướng nứt từ ngoài vào trong. Nên trong thời gian đầu chúng sẽ không gây quá nguy hiểm nhưng bị ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ. Tuy nhiên, bạn cần phải chống thấm khe nứt bê tông ngay để tránh gây hậu quả nghiêm trọng. 

Chống thấm khe nứt bê tông: Do bị co ngót 

Chống thấm khe nứt bê tông: Do bị co ngót (Ảnh sưu tầm)

2.4. Chống thấm khe nứt bê tông: Do bị lún

Khi các nền móng của công trình bị dịch chuyển sẽ xuất hiện các khe nứt bê tông. Với những trường hợp nứt do móng là khá nghiêm trọng. Sự việc này là kết quả của việc xử lý móng chưa tốt. Một nguyên nhân khác dẫn đến lún là do sự xói mòn đất nền hoặc đất nền quá yếu. Với những công trình nhà dân dụng thì móng được xây rất nông. Ngoài ra, các cây cối lớn ở xung quanh ngôi nhà cũng là nguyên nhân gây nứt.

2.5. Chống thấm khe nứt bê tông: Bị oxi hóa theo thời gian

Hiện tượng ăn mòn xảy ra khi bê tông chứa cốt thép bị ướt và tiếp xúc trực tiếp với oxi. Điều này xảy ra khi các khe nứt nhỏ phát triển trong bê tông và bị nước thấm vào. Dần dần cốt thép bên trong bị rỉ sét do tiếp xúc với nước. Rỉ sét sẽ dần mở rộng ra và đẩy lớp bê tông ra nên hình thành các vết nứt. Với nguyên nhân này cần theo dõi định kỳ bề mặt bê tông để xử lý những vết nứt nhỏ để tránh gây ảnh hưởng quá nghiêm trọng.

Chống thấm khe nứt bê tông: Bị oxi hóa theo thời gian

Chống thấm khe nứt bê tông: Bị oxi hóa theo thời gian (Ảnh sưu tầm)

2.6. Chống thấm khe nứt bê tông: Do tác động ngoại lực

Lực này đến từ bên ngoài và tác động lên bề mặt của bê tông và gây nứt. Những ngoại lực này có thể đến từ tự nhiên như động đất, cơn địa chấn hay do quá trình khoan, khảo sát địa chấn… Việc xuất hiện các khe nứt bê tông do các yếu tố ngoại lực từ bên ngoài thường không đoán trước được, thường xảy ra nhanh và tương đối nguy hiểm. Nhưng trường hợp này hiếm xảy ra nên trong thực tế không cần quá quan tâm.

3. Chống thấm khe nứt bê tông: Cách xử lý

3.1. Xử lý chống thấm khe nứt bê tông bằng Sika

 Để chống thấm khe nứt bê tông cần tiến hành xử lý theo phương pháp cắt bê tông theo hình chữ V. Cách này chỉ sử dụng cho các khe nứt bê tông ở vị trí sàn. Bạn cần tuân thủ các bước trong quy trình sau:

>>> Xem thêm: Sika là gì? Ứng dụng của sika trong thi công chống thấm

3.1.1. Cắt

- Cần định vị vết nứt một cách chính xác 

- Sau khi đã định vị xong cần tiến hành đục gạch tại những vị trí vết nứt.

- Tiến hành đục vết nứt đến khi nào không nhìn thấy vết nứt nữa thôi.

- Sử dụng máy mài bê tông cầm tay để mài sạch các vết nứt hiện rõ ràng hơn.

- Dùng máy cắt cầm tay để cắt mở rộng sang hai bên theo hình chữ V với chiều sâu khoảng 2-3 cm. 

- Vệ sinh vết nứt cho sạch sẽ khi đã cắt xong.

3.1.2. Dùng Sika để trám vết nứt

- Dùng xi măng trộn chung với nước và loại phụ gia Latex. Sử dụng hỗn hợp hồ dầu này để quét lên bề mặt của các khe nứt bê tông. Sau đó, đổ vữa grout lên bề mặt vết nứt.

- Khi lớp vữa này khô hoàn toàn, thực hiện quét phụ gia chống thấm Masterseal 540 lên. Đồng thời loát lên lớp lưới thủy tinh gia cường khi lớp phụ gia chưa khô.

- Khi lớp này đã khô, cần quét thêm 1-2 lớp nữa. Đợi đến khi khô hoàn toàn tiến hành thực hiện quét thêm một lớp chống thấm Maxseal Super và lát lại gạch. 

- Đổ thử nước và tiến hành nghiệm thu công trình. 

* Khi xử lý chống thấm khe nứt bê tông theo hình chữ V trên sẽ giúp đảm bảo công trình có độ bền lên đến 10 năm. 

Xử lý chống thấm khe nứt bê tông bằng Sika

Xử lý chống thấm khe nứt bê tông bằng Sika (Ảnh sưu tầm)

3.2. Xử lý chống thấm khe nứt bê tông bằng thanh thủy trương Hyperstop DB

Cách xử lý này là để chống thấm khe nứt bê tông nhỏ ở vị trí tường. Dùng băng trương nở Hyperstop DB nhét vào các chỗ bị nứt để bịt kín các lỗ khe. Đây là cách để ngăn nước thấm vào các khe. 

Xử lý chống thấm khe nứt bê tông bằng thanh thủy trương Hyperstop DB

Xử lý chống thấm khe nứt bê tông bằng thanh thủy trương Hyperstop DB (Ảnh Komix)

3.3. Xử lý chống thấm khe nứt bê tông bằng màng chống thấm Smart Torch

Màng chống thấm Smart Torch là biện pháp để chống thấm khe nứt bê tông nhỏ ở ngoài trời. Smart Torch được làm từ chất liệu bitum nên có độ dẻo, phù hợp để chống thấm các loại khe nứt ở bên ngoài. Màng bitum sẽ có hai loại là màng nguội để dán và màng nóng để khò. 

Xử lý chống thấm khe nứt bê tông bằng màng chống thấm Smart Torch

Xử lý chống thấm khe nứt bê tông bằng màng chống thấm Smart Torch (Ảnh Komix)

>>>Xem thêm: Smart Torch - Màng chống thấm bitum dẻo

Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp cho bạn biết được cách chống thấm khe nứt bê tông đạt hiệu quả 100%. Việc chống thấm khe nứt bê tông là rất cần thiết bởi chúng giúp ngăn chặn nước bị thấm qua các vết nứt. 

Gọi ngay
facebook Chat Facebook zalo Chat Zalo