QUY TRÌNH CHỐNG THẤM TRẦN NHÀ HIỆU QUẢ - BẢO VỆ KHÔNG GIAN SỐNG CỦA BẠN

Một ngôi nhà đẹp, bền vững là mơ ước của mọi gia đình. Nhưng tình trạng thấm dột trần nhà lại làm mất đi mỹ quan của ngôi nhà khiến bạn khó chịu. Nếu không bảo trì kịp thời tình trạng sẽ ngày càng xấu đi. Vậy nên chọn giải pháp chống thấm nào vừa hiệu quả vừa phù hợp với nhà mình. Dưới đây là những giải pháp được áp dụng nhiều nhất hiện nay, giúp không gian sống của bạn trở nên trong lành và thoáng mát.

Để được tư vấn giải pháp chống thấm chất lượng cao và mua các sản phẩm chính hãng, vui lòng nhắn tin tại fanpage Komix Việt Nam, hoặc liên hệ qua số điện thoại Chuyên gia 0918.916.064 hoặc Hotline Văn phòng 028.6271.0066.

Nguyên nhân gây ra tình trạng trần nhà bị thấm

Việc trần nhà bị thấm không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn nhiều nguy hại. Ẩm mốc sinh sôi trên trần nhà làm hư hỏng nội thất, đó cũng là nguy cơ gây ra các bệnh về đường hô hấp cho cả nhà.

Trần nhà bị thấm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất:

  • Trần nhà sử dụng vật liệu xây dựng không đảm bảo chất lượng.

  • Quá trình thi công trần nhà không đạt kỹ thuật chính xác, các thao tác chống thấm không đúng yêu cầu.

  • Thời tiết tác động, mưa gió làm nước bị đọng ở sân thượng và ngấm dần qua các vết nứt và ngấm vào phần trần nhà. 

  • Hệ thống thoát nước ở sân thượng kém, không thoát được nước sinh hoạt và nước mưa trên tầng thượng.

  • Nhà ở đã xây dựng lâu, chống thấm không còn đảm bảo chất lượng như ban đầu.

>>> Xem thêm: Chống thấm chân tường sân thượng sao cho đúng? 

Quy trình chống thấm trần nhà

Khảo sát bề mặt cần chống thấm

- Các tiêu chuẩn cần khảo sát:

+ Giàn giáo, cốp-pha phải được tháo dỡ.

+ Các mối nối giữa trần và tường, các vị trí xuyên tường (ống đèn, quạt...) có kín không?

+ Ống thoát nước trên trần có bị tắc nghẽn, rò rỉ không?

+ Ống thoát nước mưa có hoạt động tốt không?

+ Tường gạch xây xong đã tô tường chưa, hay là tường vách ngăn ốp tấm xi măng?

+ Có phải dùng vữa xi măng - cát tô góc, làm taluy không?

+ Trần nhà có bị nứt nẻ, bị rỗ, tổ ong hay không?

Chuẩn bị vật tư, dụng cụ và thiết bị

- Vật tư: 

Thông thường chống thấm trần nhà, người ta hay dùng màng lỏng gốc xi măng polymer đàn hồi 2 thành phần, sản phẩm thông dụng được dùng là Komix Smartflex, Sika topseal 107 hoặc sản phẩm tương đương.

- Sản phẩm thay thế: 

Có thể dùng các sản phẩm thay thế như PU, Acrylic, Tấm trải gốc bitum (màng nóng, màng nguội). Tuy nhiên những sản phẩm trên có giá thành cao, khó để thi công lại không đạt hiệu quả cao. 

- Dụng cụ: Búa, đục, cọ, rulo, kéo, thùng rỗng, nước sạch, giẻ lau thấm nước...

- Thiết bị: Máy trộn, đèn chiếu sáng, ổ cắm an toàn chống giật, tủ điện...

- An toàn lao động: Găng tay, kính bảo hộ, áo quần phản quang, giày bảo hộ...

Chuẩn bị bề mặt 

Vệ sinh bề mặt loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, mảng bám, các lớp sơn cũ, lớp chống thấm cũ (nếu có).

Kiểm tra và làm sạch vết nứt và trám bằng vật liệu trám trét chuyên dụng.

Vệ sinh bề mặt

Vệ sinh bề mặt chống thấm

Các vị trí tiếp giáp giữa trần và tường, các vị trí ống đèn, quạt... cần được làm sạch và xử lý kỹ bằng keo trám trét.

Sử dụng bàn chải sắt hoặc máy mài để tạo độ nhám cho bề mặt trần, giúp tăng độ bám dính của lớp chống thấm.

Kiểm lần nữa hệ thống ống thoát nước đảm bảo các ống thoát nước trên mái hoạt động tốt, không bị tắc nghẽn.

Kiểm tra các yếu tố bên ngoài như cây cối, mái che xung quanh có ảnh hưởng đến trần nhà không.

Xử lý, gia cố các điểm yếu

- Dùng băng cản nước quấn quanh cổ ống xuyên sàn.

- Dùng vữa không co ngót Sika Grout đổ đầy quanh cổ ống.

- Vệ sinh bề mặt sàn và tường một lần nữa.

- Dùng cọ, rulo, bình xịt phun nước sạch lên bề mặt tường và sàn, không cho nước đóng thành vũng...

Xử lý và gia cố các điểm yếu trên bề mặt chống thấm

- Dùng máy trộn tốc độ chậm (500-600 vòng/phút) trộn vữa chống thấm trong 5 phút. Dừng vài phút, trộn lại lần 2, cho đến khi hỗn hợp đồng nhất, không bị vón cục.

- Nếu dùng cây (gậy) trộn bằng tay, nên dùng cây có hình vuông. Tuy nhiên không khuyến khích cách này. 

- Gia cố góc chân tường, mối nối tấm xi măng trên trần hoặc các vết nứt (nếu có) bằng lưới Polyester (hay lưới thuỷ tinh) cùng với vữa chống thấm vừa trộn, rộng 150~200mm dọc chân tường/ mối nối/ vết nứt.

>>> Xem thêm: Biện pháp chống thấm cho: Toilet, phòng tắm, ban công 

Thi công chống thấm

- Dùng cọ, rulo quét/ lăn lớp chống thấm Smartflex thứ nhất lên bề mặt đã vệ sinh. Đồng thời, tạo ẩm vữa đã ráo nước, theo chiều dọc, định mức @0.6-0.75Kg/m2, cao tối đa 2m, tối thiểu 0.5m lên tường xây.

Dùng cọ, rulo quét/ lăn lớp chống thấm 

- Chờ khô không dính tay 30-60 phút.

- Dặm vá các khiếm khuyết.

- Quét /lăn lớp Smartflex thứ 2 theo chiều ngang, vuông góc với lớp thứ nhất theo định mức @0.6-0.75Kg/m2.

Dùng cọ, rulo quét/ lăn lớp chống thấm lần thứ 2

- Kiểm tra, dặm vá lại các khiếm khuyết lần thứ 2 nếu có.

- Quét lớp chống thấm thứ 3 theo chiều vuông góc với lớp thứ hai (tuỳ theo thiết kế).

Thử nước, nghiệm thu bàn giao phần chống thấm

- Chờ các lớp chống thấm khô hoàn toàn sau 36-48h. Tiếp đến là bơm nước ngập 30-50mm, sau đó xuống tầng dưới kiểm tra thấm.

- Trong trường hợp bị thấm, cần tháo nước ra, sửa chữa lại chỗ bị thấm.

- Trường hợp kiểm tra mà không bị thấm, cần tháo nước và bàn giao lại mặt bằng cho nhà thầu chính hoặc nhà thầu phụ kế tiếp.

Nghiệm thu bàn giao tổng thể

Sau khi hoàn tất tất cả các bước trên, việc cuối cùng là nghiệm thu và bàn giao công trình:

Kiểm tra tổng thể: Đảm bảo mọi công đoạn từ chống thấm, dán gạch đến chà ron đều đạt yêu cầu kỹ thuật.

Nghiệm thu nhà và bàn giao tổng thể

Lắp đặt thiết bị: Lắp đặt các thiết bị vệ sinh vào đúng vị trí và kiểm tra lại một lần nữa trước khi bàn giao.

>>> Xem thêm: Chống thấm ngược là gì? Phương pháp chống thấm ngược nào ưu việt nhất?

Trên đây chính là toàn bộ quy trình chống thấm cho trần nhà chi tiết nhất, từ lúc nhận công trình với lúc nghiệm thu bàn giao. Quy trình này được  phát hành, bảo chứng bởi đội ngũ Komix, và đã được áp dụng trên hàng ngàn tòa nhà lớn nhất nhì tại Việt Nam. 

Gọi ngay
facebook Chat Facebook zalo Chat Zalo