Biện pháp chống thấm cho: Toilet, phòng tắm, ban công

Với một công trình, việc chống thấm là vô cùng cần thiết và quan trọng. Vậy chúng ta cần chuẩn bị những gì, thi công như thế nào, chọn sản phẩm chống thấm nào phù hợp? Sau đây là hướng dẫn chi tiết biện pháp chống thấm ban công, phòng tắm, toilet, được áp dụng cho công trình mới và đang xây dựng.

Để được tư vấn giải pháp chống thấm chất lượng cao và mua các sản phẩm chính hãng, vui lòng nhắn tin tại fanpage Komix Việt Nam, hoặc liên hệ qua số điện thoại Chuyên gia 0918.916.064 hoặc Hotline Văn phòng 028.6271.0066.

Thi công chống thấm cho toilet, phòng tắm, ban công

Thi công chống thấm cho toilet, phòng tắm, ban công (Ảnh sưu tầm)

A. XEM NHANH / TÓM TẮT

1. Khảo sát bề mặt cần chống thấm

2. Chuẩn bị vật tư, dụng cụ và thiết bị

3. Chuẩn bị bề mặt

4. Xử lý, gia cố các điểm yếu

5. Thi công chống thấm

6. Thử nước và nghiệm thu bàn giao phần chống thấm

7. Cán vữa bảo vệ và tạo dốc

8. Dán gạch hoàn thiện 

9. Chà ron và bơm sealant khe co giãn (Khe nhiệt)

10. Nghiệm thu bàn giao tổng thể.

B. TRIỂN KHAI THI CÔNG

1. Khảo sát bề mặt cần chống thấm

- Mục đích của việc khảo sát:

+ Tiên liệu những việc cần phải làm trước khi giao nhận bề mặt, chuẩn bị tiến hành công việc chống thấm.

+ Xác định khu vực cần chống thấm có hoàn toàn đạt tiêu chuẩn bàn giao cho công tác chống thấm hay chưa (để không ảnh hưởng đến các nhà thầu phụ khác và ngược lại). 

- Các tiêu chuẩn cần khảo sát:

+ Giàn giáo, cốp-pha phải được tháo dỡ.

+ Hệ thống ống cấp, thoát nước âm tường đã lắp đặt chưa?

+ Tường gạch xây xong đã tô tường chưa, hay là tường vách ngăn ốp tấm xi măng?

+ Xác định cao độ sàn đúng chưa, có cần đục, tỉa hạ cao độ không?

+ Sàn đã tạo dốc về ống thu nước chưa?

+ Ống thoát nước xuyên sàn đã lắp đặt chưa, đúng tiêu chuẩn không? Nếu chưa thì có cần phải lắp băng cản nước Bentonite Waterstop và rót vữa quanh cổ ống không?

+ Chân tường có đổ bê tông Kicker không, hay chân tường vẫn xây gạch bình thường?

+ Sàn âm hay sàn dương?

+ Có phải dùng vữa xi măng - cát tô góc, làm taluy không?

+ Sàn nhà vệ sinh có bị nứt nẻ, bị rỗ, tổ ong hay không?

>>> Xem thêm: Chống thấm ngược là gì? Phương pháp chống thấm ngược nào ưu việt nhất?

2. Chuẩn bị vật tư, dụng cụ và thiết bị

- Vật tư: 

Thông thường chống thấm nhà vệ sinh, người ta hay dùng màng lỏng gốc xi măng polymer đàn hồi 2 thành phần, sản phẩm thông dụng được dùng là Komix Smartflex, Sika topseal 107 hoặc sản phẩm tương đương.

- Sản phẩm thay thế: 

Có thể dùng các sản phẩm thay thế như PU, Acrylic, Tấm trải gốc bitum (màng nóng, màng nguội). Tuy nhiên những sản phẩm trên có giá thành cao, khó để thi công lại không đạt hiệu quả cao. 

- Dụng cụ: 

Búa, đục, cọ, rulo, kéo, thùng rỗng, nước sạch, giẻ lau thấm nước...

- Thiết bị:

Máy trộn, đèn chiếu sáng, ổ cắm an toàn chống giật, tủ điện...

- An toàn lao động:

Găng tay, kính bảo hộ, áo quần phản quang, giày bảo hộ...

 3. Chuẩn bị bề mặt 

- Vệ sinh thô bề mặt, hốt bỏ xà bần, ba zớ, ván cốp pha.

- Kiểm tra cao độ sàn toilet/ phòng tắm/ ban công có tạo dốc về ống thoát nước sàn chưa? Độ dốc trung bình từ 1.5~2%, có thể  đục tỉa, cán vữa làm phẳng mặt sàn và tạo dốc.

- Đục tỉa quanh cổ ống.

Vệ sinh bề mặt, kiểm tra độ dốc và đục tỉa quanh cổ ống

Vệ sinh bề mặt, kiểm tra độ dốc và đục tỉa quanh cổ ống (Ảnh Komix)

- Dùng vữa hỗn hợp với xi măng - cát theo tỷ lệ 1:3  để tô góc chân tường (nếu cần).

Tô vữa chân tường và tường đứng

Tô vữa chân tường và tường đứng (Ảnh Komix)

- Nếu tường gạch chưa tô hồ, tiến hành tô một lớp hồ mỏng che kín mặt gạch cao lên 1.8-2m là tốt nhất.

- Kiểm tra lại một lần nữa, các ống cấp, thoát nước âm trong tường đứng...

- Vệ sinh tinh một lần nữa bằng chổi cước, nước sạch.

 4. Xử lý, gia cố các điểm yếu

- Dùng băng cản nước quấn quanh cổ ống xuyên sàn.

- Dùng vữa không co ngót Sika Grout đổ đầy quanh cổ ống.

- Vệ sinh bề mặt sàn và tường một lần nữa.

- Dùng cọ, rulo, bình xịt phun nước sạch lên bề mặt tường và sàn, không cho nước đóng thành vũng...

- Dùng máy trộn tốc độ chậm (500-600 vòng/phút) trộn vữa chống thấm trong 5 phút. Dừng vài phút, trộn lại lần 2, cho đến khi hỗn hợp đồng nhất, không bị vón cục.

- Nếu dùng cây (gậy) trộn bằng tay, nên dùng cây có hình vuông. Tuy nhiên không khuyến khích cách này. 

- Gia cố góc chân tường, mối nối tấm xi măng trên tường hoặc các vết nứt (nếu có) bằng lưới Polyester (hay lưới thuỷ tinh) cùng với vữa chống thấm vừa trộn, rộng 150~200mm dọc chân tường/ mối nối/ vết nứt.

Xử lý và gia cố các điểm yếu

Xử lý và gia cố các điểm yếu (Ảnh Komix)

>>> Xem thêm: Sika là gì? Ứng dụng của sika trong thi công chống thấm

5. Thi công chống thấm

- Dùng cọ, rulo quét/ lăn lớp chống thấm Smartflex thứ nhất lên bề mặt đã vệ sinh. Đồng thời, tạo ẩm vữa đã ráo nước, theo chiều dọc, định mức @0.6-0.75Kg/m2,  cao tối đa 2m, tối thiểu 0.5m lên tường xây.

Dùng cọ, rulo quét lớp Smartflex thứ nhất

Dùng cọ, rulo quét lớp Smartflex thứ nhất (Ảnh Komix)

- Chờ khô không dính tay 30-60 phút.

- Dặm vá các khiếm khuyết.

- Quét /lăn lớp Smartflex thứ 2 theo chiều ngang, vuông góc với lớp thứ nhất theo định mức @0.6-0.75Kg/m2.

Dùng cọ rulo quét lớp chống thấm Smartflex thứ 2

Dùng cọ rulo quét lớp chống thấm Smartflex thứ 2 (Ảnh Komix)

- Kiểm tra, dặm vá lại các khiếm khuyết lần thứ 2 nếu có.

- Quét lớp chống thấm thứ 3 theo chiều vuông góc với lớp thứ hai (tuỳ theo thiết kế).

Dùng cọ, rulo quét lớp Smartflex thứ ba

Dùng cọ, rulo quét lớp Smartflex thứ ba (Ảnh Komix)

6. Thử nước, nghiệm thu bàn giao phần chống thấm

- Chờ các lớp chống thấm khô hoàn toàn sau 36-48h. Tiếp đến là bơm nước ngập 30-50mm, sau đó xuống tầng dưới kiểm tra thấm.

- Trong trường hợp bị thấm, cần tháo nước ra, sửa chữa lại chỗ bị thấm.

- Trường hợp kiểm tra mà không bị thấm, cần tháo nước và bàn giao lại mặt bằng cho nhà thầu chính hoặc nhà thầu phụ kế tiếp.

7. Cán vữa bảo vệ và tạo dốc

- Dùng vữa xi măng-cát theo tỷ lệ 1:3  để cán một lớp vữa bảo vệ và tạo dốc 1.5-2% về ống thu nước xuyên sàn.

Dùng vữa xi măng- Cát tô lớp vữa bảo vệ

Dùng vữa xi măng- Cát tô lớp vữa bảo vệ (Ảnh Komix)

8. Dán gạch hoàn thiện

- Dùng vữa chuyên dụng, keo dán gạch ốp/ lát gạch men cho sàn và tường.

Dùng vữa chuyên dụng để ốp gạch

Dùng vữa chuyên dụng để ốp gạch (Ảnh Komix)

- Dán gạch hoàn thiện theo thiết kế

Dán gạch hoàn thiện

Dán gạch hoàn thiện (Ảnh Komix)

9. Chà ron

- Dùng keo chà ron chuyên dụng, trám lấp đầy các ron gạch.

- Theo tiêu chuẩn của Châu Âu, Mỹ, các ron gạch quanh chân tường và sàn nên dùng sealant chuyên dụng bơm vào khe, để hạn chế co giãn nhiệt làm bong tróc gạch.

10. Nghiệm thu bàn giao tổng thể

- Vệ sinh toilet, phòng tắm, ban công sạch sẽ.

- Lắp đặt thiết bị.

- Nghiệm thu bàn giao.

Nghiệm thu và bàn giao tổng thể

Nghiệm thu và bàn giao tổng thể (Ảnh Komix)

>>> Xem thêm: Chống thấm chân tường sân thượng sao cho đúng? 

Trên đây chính là toàn bộ quy trình chống thấm cho toilet, phòng tắm, ban công chi tiết nhất, từ lúc nhận công trình với lúc nghiệm thu bàn giao. Quy trình này được  phát hành, bảo chứng bởi đội ngũ Komix, và đã được áp dụng trên hàng ngàn tòa nhà lớn nhất nhì tại Việt Nam. 

Gọi ngay
facebook Chat Facebook zalo Chat Zalo