-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Chống thấm ngược là gì? Phương pháp chống thấm ngược nào ưu việt nhất?
Trong chống thấm, các thợ thi công thường sẽ thực hiện theo phương pháp chống thấm xuôi. Tuy nhiên, đối với các vị trí đặc biệt như tường tiếp giáp, tầng hầm,... sẽ phải thực hiện theo phương pháp chống thấm ngược. Vậy chống thấm ngược là gì? Hãy cùng Komix đọc hết bài viết để giải đáp nhé.
Để được tư vấn giải pháp chống thấm chất lượng cao và mua các sản phẩm chính hãng, vui lòng nhắn tin tại fanpage Komix Việt Nam, hoặc liên hệ qua số điện thoại Chuyên gia 0918.916.064 hoặc Hotline Văn phòng 028.6271.0066. |
1. Chống thấm ngược là gì?
Chống thấm ngược là chống thấm ở hướng ngược lại của nguồn nước. Nước đâm từ hướng nào tới thì thực hiện ngược lại phía đâm đó. Giải thích một cách đơn giản hơn về thuật ngữ này như sau: Nếu nước thấm ở phía bên ngoài của bề mặt tường, sẽ thực hiện tạo một lớp chống thấm ở bên trong của bề mặt tường. Hay nếu nước ngấm ở phía bên trong của bể, ta tạo lớp chống thấm ở bên ngoài bể.
Chống thấm ngược là gì? (Ảnh sưu tầm)
2. Chống thấm ngược là gì: Đặc điểm
Với áp lực của nước sẽ tác động lên bề mặt phía sau của lớp chống thấm. Vậy nên mà lớp chống thấm có xu hướng tách khỏi bề mặt. Đó là lý do tại sao nên lựa chọn vật liệu có độ bám dính cao. Ngoài ra, vật liệu cần có sự liên kết vật liệu khác, độ đàn hồi tốt để chịu áp suất nước.
Một điểm đặc biệt của chống thấm ngược là có thể ngăn nước tức thì
Chống thấm ngược là gì: Đặc điểm (Ảnh sưu tầm)
>>> Xem thêm: Cấp chống thấm của bê tông và những điều nên biết
3. Chống thấm ngược là gì: Tại cần phải chống thấm
Việc tiến hành chống thấm ngược là trường hợp bắt buộc không thể làm chống thấm thuận được. Chẳng hạn như:
- Móng, bể, tầng hầm
- Tường tiếp giáp giữa hai nhà
- Hay những trường hợp đã được xây dựng xong ở bên ngoài và không muốn chống phá bỏ để thực hiện chống thấm xuôi.
Bên cạnh đó còn có các lý do sau đây cần phải thực hiện chống thấm ngược:
- Bản chất của vữa và gạch là loại vật liệu đều có tính xốp, hút được nước.
- Các lỗ và khe do mạch vữa bị thiếu trong lúc đặt gạch nên làm cho nước chảy qua một cách dễ dàng.
- Các vật liệu xây dựng dùng có độ rỗng
Chống thấm ngược là gì: Tại cần phải chống thấm (Ảnh sưu tầm)
Ở các vị trí chân tường, nước có thể bị hút ở dưới lên từ 0.4 -1m tính độ cao từ cốt nền. Tùy thuộc vào lượng nước, độ tuổi của công trình và áp lực của của nước mà độ cao này sẽ thay đổi. Theo thông thường, thợ sẽ thực hiện chống thấm ngược từ 0.4 -0.5m cho nhà vệ sinh.
Vậy nên, nếu phía bên ngoài của ngôi nhà chưa có biện pháp hoặc thực hiện chống thấm từ nguồn. Cần phải làm ở phía còn lại để nước không thấm vào được.
>>> Xem thêm: Chống thấm khe nứt bê tông đạt 100% hiệu quả
4. Chống thấm ngược là gì: Phương pháp chống thấm
4.1. Sử dụng hóa chất Sika
Sika được biết là một loại hóa chất có tính kết dính cao và khó thấm nước. Do đó mà Sika được dùng nhiều để thi công chống thấm hoặc làm phụ gia để làm lớp vữa có độ kết dính và chống thấm được tốt hơn. Sau đây là cách chống thấm ngược bằng Sika:
Bước 1: Chuẩn bị vật liệu và dụng cụ
- Vật liệu để thi công là loại Sika Latex
- Các loại máy để hỗ trợ: đục, khoan, máy phun hóa chất
- Các dụng cụ: bay trát vữa, bàn chải sắt, chổi,...
Bước 2: Chuẩn bị bề mặt thi công
- Đục lớp bê tông để loại bỏ đi lớp vỏ cũ ở bên ngoài
- Cần xử lý các khe nứt được sạch sẽ đến phần lõi của bê tông
- Dọn hết các chướng ngại vật cản trở đến hoạt động chống thấm ngược
Bước 3: Thực hiện chống thấm ngược bằng Sika
- Cố định bảo vệ phần cổ ống thoát xuyên sàn bằng loại vữa không co ngót
- Quét thêm một lớp lót chống thấm lên trên bề mặt, trung bình quét khoảng 2-3 lớp. Thời gian đợi có thể 3-4 tiếng, phụ thuộc vào tốc độ khô của vật liệu.
Bước 4: Ngâm thử bề mặt với nước và gia cố. Sau đó lát hoàn thiện và bàn giao.
Chống thấm ngược là gì: Sử dụng hóa chất Sika (Ảnh sưu tầm)
4.2. Dùng màng khò bitum Smart Torch
Màng khò bitum Smart Torch là loại màng nhựa đường, trong thi công cần phải được khò nóng. Đặc tính của bitum là khả năng kết dính cao và có khả năng chống thấm tốt.
Sau đây là các bước thi công màng khò bitum Smart Torch:
Bước 1: Chuẩn bị vật liệu thi công và dụng cụ
- Vật liệu thi công: Màng bitum Smart Torch, máy khò, máy hút bụi, bay trát vữa, búa, đục, chổi,...
- Dùng búa để làm sạch lớp xi măng và các vết nứt còn bám trên bề mặt. Làm sạch lại bề mặt thi công bằng máy hút bụi hoặc chổi.
Bước 2: Dùng chổi sơn để trét một lớp màng chống thấm ở dạng lỏng lên bề mặt chống thấm ngược
Bước 3: Tiến hành trải màng bitum Smart Torch lên bề mặt và chuẩn bị đèn khò để thổi lên tấm màng. Hãy luôn đảm bảo rằng bề mặt được khò sẽ úp xuống dưới.
Bước 4: Thực hiện làm nóng đèn khò và tiến hành khò. Màng bitum sẽ được tan chảy làm cho lớp nhựa đường bám dính vào bề mặt đã được quét màng lót. Khi khò cần phân bổ nhiệt cho đồng đều, dùng chân ép hoặc con lăn làm cho lớp màng thẳng đều, tránh bị nhốt bọt khí.
* Lưu ý: Với bề mặt có độ nghiêng, cần tiến hành khò bitum từ thấp lên cao. Khi khò có hiện tượng bong bóng cần chọc thủng để khí thoát lên. Tiến hành đè chồng mí các màng bitum Smart Torch với biên độ là 50mm.
Bước 5: Sau 24h màng chống thấm đã khô lại, tiến hành thử với nước và bàn giao.
Chống thấm ngược là gì: Dùng màng khò bitum Smart Torch (Ảnh Komix)
>>> Xem thêm: Bitum chống thấm là gì? Nên mua ở đâu? Quy trình thi công cụ thể như thế nào?
Hy vọng qua những chia sẻ trên giúp bạn hiểu về chống thấm ngược là gì. Từ đó, bạn có thể áp dụng phương pháp chống thấm ngược vào các hạng mục tầng hầm, móng, tường tiếp giáp một cách hiệu quả nhất.
TUYỆT CHIÊU CHỐNG THẤM CỬA SỔ KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT
Friday,
22/11/2024
NHỮNG VIỆC CẦN LÀM NGAY KHI THẤY TƯỜNG BỊ ẨM
Tuesday,
19/11/2024
CHỐNG THẤM TƯỜNG KHÔNG TRÁT MẶT NGOÀI CHỈ VỚI 6 BƯỚC ĐƠN GIẢN, DỄ LÀM
Monday,
18/11/2024
TƯỜNG NHÀ BỊ MỐC ĐEN DO ĐÂU? GIẢI PHÁP XỬ LÝ HIỆU QUẢ NHẤT
Friday,
01/11/2024