Cấp chống thấm của bê tông và những điều nên biết

Cấp chống thấm của bê tông rất quan trọng trong các công trình xây dựng. Đặc biệt là các công trình ngầm như nhà máy, bể nước, hay tầng hầm,... Vậy cấp chống thấm bê tông là gì và có những loại cấp chống thấm bê tông phổ biến nào? Hãy cùng chúng tôi đọc hết bài viết để giải đáp thắc mắc cho câu hỏi trên nhé!

Để được tư vấn giải pháp chống thấm chất lượng cao và mua các sản phẩm chính hãng, vui lòng nhắn tin tại fanpage Komix Việt Nam, hoặc liên hệ qua số điện thoại Chuyên gia 0918.916.064 hoặc Hotline Văn phòng 028.6271.0066.

1. Cấp chống thấm của bê tông là gì?

Cấp chống thấm của bê tông là khả năng ngăn nước thẩm thấu và chống thấm qua các lớp bê tông được tạo trên bề mặt được tính trong điều kiện môi trường bình thường. Cấp chống thấm của bê tông cũng được thay đổi linh hoạt, tùy thuộc vào độ sâu, độ dày khi được ngâm nước và của mác bê tông. Mác bê tông được biết đến như là một chỉ số biểu thị độ bền nén của bê tông sau khi đã được đông kết. Mác bê tông được tính theo đơn vị MPa (Megapascal), chỉ số mác bê tông càng cao thì khả năng chống thấm sẽ càng cao. 

Đối với cấp chống thấm của bê tông này sẽ dựa vào mức độ và khối lượng phụ gia chống thấm được thêm vào. Ngoài ra chúng còn phụ thuộc vào yếu tố vị trí của công trình như ở khu vực dễ bị sụt lún, hay ở gần sông suối. Nơi nào cần chống thấm nhiều thì thợ sẽ điều chỉnh khối lượng phụ gia sao cho phù hợp. Các loại phụ gia chống thấm được sử dụng để trộn bê tông như Sika, Kova,... 

Cấp chống thấm của bê tông là gì?

Cấp chống thấm của bê tông là gì? (Ảnh sưu tầm)

>>> Xem thêm: Mạch ngừng là gì? Cách chống thấm mạch ngừng kèm hình ảnh chi tiết

2. Phân loại các mác bê tông và cấp chống thấm của bê tông 

Các loại mác bê tông được sử dụng phổ biến như M100, M150 M200, M250, M300, M359, M400. Những loại mác bê tông trên được ứng dụng nhiều trong các công trình tòa nhà cao tầng, công cộng hay nhà ở,... 

Để xác định được cấp chống thấm của bê tông, người ta thường dựa theo tiêu chuẩn GOST của Liên Bang Nga. Tiêu chuẩn này sẽ chia cấp chống thấm của bê tông theo nhiều mức độ khác nhau. Chúng phụ thuộc vào vật liệu xây dựng, khả năng chống thấm và vị trí xây dựng. Sau đây là một vài cấp chống thấm bê tông thường gặp nhiều như:

- B6 là cấp dành cho khu vực bên ngoài không có mái che như phần mái hiên dễ bị nước hắt vào, khoảng sân trước nhà, sân thượng,... 

- B10 và B12 là cấp dành cho những công trình nằm ở sâu phía dưới như các công trình cống thủy lợi,... Bê tông sẽ được trộn cùng các loại phụ gia chống thấm như dung dịch bitum lỏng, vật liệu chống thấm gốc xi măng, băng cản nước,... Từ đó chúng sẽ làm tăng hiệu quả chống thấm và giúp hạn chế tối đa hiện tượng ẩm mốc trên các tường, sàn bê tông. 

Phân loại các mác bê tông và cấp chống thấm của bê tông

Phân loại các mác bê tông và cấp chống thấm của bê tông (Ảnh sưu tầm)

>>> Xem thêm: Chống thấm khe tiếp giáp như thế nào cho đúng? Lời khuyên từ chuyên gia

3. Các loại cấp chống thấm của bê tông phổ biến

Trên thị trường hiện nay có 8 loại bê tông chính và tương ứng với mỗi cấp chống thấm và yêu cầu khi xây dựng khác nhau.

- Bê tông thông thường: Loại này có mác từ 10 Mpa - 50 Mpa. Bê tông này phải được thi công ở trong điều kiện nhiệt độ thấp nhất là 28 độ C. Cấp chống thấm của bê tông được áp dụng là B2 - B12. Loại này có cường độ 3 - 7 ngày, mục đích là rút ngắn thời gian luân chuyển của cốp pha

- Bê tông Sufat: Loại bê tông này áp dụng với những mác từ 30 Mpa - 50 Mpa. Cấp chống thấm của bê tông là B8 - B12. Có cường độ đạt sớm giống như bê tông thông thường. 

- Bê tông chảy: Là loại áp dụng cho những mác từ 40Mpa - 70 Mpa. Cấp chống thấm của bê tông chảy này là B10 - B12. Nhiệt độ sử dụng đảm bảo tối đa là 28 độ C. Ngoài ra, bê tông đạt cường độ sớm trong 3 đến 7 ngày. 

- Bê tông lạnh (ít tỏa nhiệt): Đây là loại có mác bê tông được sử dụng từ 30 Mpa - 70Mpa. Cấp chống thấm của bê tông là B10 - B12. Có cường độ chịu nén, uốn, kéo cao cùng tốc độ phát triển nhanh. 

Các loại cấp chống thấm của bê tông phổ biến

Các loại cấp chống thấm của bê tông phổ biến (Ảnh sưu tầm)

- Bê tông có cường độ cao: Mác bê tông được áp dụng từ 50 Mpa - 70 Mpa. Cấp chống thấm của bê tông là B10 - B12. Có cường độ giống như giống như bê tông lạnh. 

- Bê  tông ninh kết lâu: Mác bê tông từ 30 Mpa - 50 Mpa, cấp chống thấm của bê tông là B8 - B12. Loại bê tông này có cường độ chịu nén, uốn, kéo cao và tốc độ phát triển cường độ ở mức trung bình. 

- Bê  tông ninh kết sớm: Mác bê tông từ 30 Mpa - 50 Mpa và có cấp chống thấm của bê tông là B8 - B12. Loại này có cường độ phát triển sớm từ 18h đến 24h. 

- Bê tông bù co ngót: Có mác bê tông từ 30 Mpa - 50 Mpa và cấp chống thấm của bê tông từ B10 - B12. Cường độ phát triển sớm nhằm rút ngắn thời gian luân chuyển của cốp pha. 

4. Gợi ý một số vật liệu chống thấm khác

4.1. SmartFlex 

SmartFlex là sản phẩm cấu thành từ thành phần xi măng mịn đặc biệt cùng polymers dạng lỏng. Sự kết hợp này đã tạo ra một hỗn hợp vữa dễ thi công và hàn được vết nứt.

Loại vữa này có tính đàn hồi rất cao và có độ bám dính cực chắc trên hầu hết bề mặt. 

Đây là sản phẩm không gây độc hại và có thể thi công trên những bề mặt có độ ẩm ướt. Sản phẩm được sử dụng nhiều ở các hạng mục như nhà vệ sinh, tường, sàn, mái sân vườn, hồ bơi, bồn hoa,...

Gợi ý một số vật liệu chống thấm khác: SmartFlex

Gợi ý một số vật liệu chống thấm khác: SmartFlex (Ảnh Komix)

>>> Xem thêm: Đâu là vật liệu chống thấm nhà vệ sinh tốt nhất hiện nay? 

4.2. Maxseal Super

Maxseal Super là sản phẩm được làm từ gốc xi măng và phụ gia đặc biệt khác. Vật liệu có khả năng thẩm thấu vào bê tông thông qua hệ thống mao mạch. Từ đó, chúng sẽ bảo vệ tốt cấu trúc của bê tông. 

Sản phẩm này có khả năng chống thấm nước được 100%. Ngoài ra, trong điều kiện ngập nước hoàn toàn vật liệu vẫn chống thấm hiệu quả. Maxseal Super có khả năng chống thấm lâu dài và có tuổi thọ cao.

Vật liệu chống thấm này được ứng dụng nhiều trong các hạng mục như tường lộ thiên, tường đứng, hố thang máy, hồ bơi, bể xử lý nước thải, chống thấm thuận và nghịch cho tầng hầm hay cấu trúc ngầm,...

Gợi ý một số vật liệu chống thấm khác: Maxseal Super

Gợi ý một số vật liệu chống thấm khác: Maxseal Super (Ảnh Komix)

4.3. Smart Torch 

Smart Torch được làm từ bitum, cao su tổng hợp cùng các chất đặc biệt khác. Vậy nên chúng có khả năng chống thấm đạt mức hiệu quả cao. Lớp màng chống thấm này được sử dụng nhiều cho các loại mái nhà hay sàn mái.Lớp màng này co giãn linh hoạt trên mọi bề mặt nên phù hợp cho nhiều dạng mái khác nhau. 

Ngoài ra, Smart Torch chống lại được tia cực tím và kháng được một số hóa chất hay vi khuẩn từ bên ngoài. Sản phẩm áp dụng hầu hết trên các vật liệu như gạch, thép, xi măng. 

Gợi ý một số vật liệu chống thấm khác: Smart Torch

Gợi ý một số vật liệu chống thấm khác: Smart Torch (Ảnh Komix)

Hy vọng những thông tin trên đã giúp cho bạn hiểu về cấp chống thấm của bê tông. Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn một số sản phẩm chống thấm để khác để ngăn chặn nước qua bê tông như SmartFlex, Maxseal Super Smart Torch. 

 

Gọi ngay
facebook Chat Facebook zalo Chat Zalo