TRẦN NHÀ BỊ THẤM NƯỚC - KHẮC PHỤC THẾ NÀO?

Trần nhà bị thấm nước là một vấn đề khá phổ biến trong quá trình sử dụng nhà ở, nhưng lại thường bị xem nhẹ. Chỉ khi xuất hiện các vết ố vàng, bong tróc sơn hay nước nhỏ giọt từ trần, nhiều người mới bắt đầu lo lắng. Tuy nhiên, đây không chỉ là vấn đề thẩm mỹ mà còn cảnh báo sự xuống cấp trong kết cấu công trình. Vậy nguyên nhân do đâu và cách khắc phục như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ và xử lý triệt để tình trạng này.

Để được tư vấn giải pháp chống thấm chất lượng cao, làm mái sân vườn, tường cây xanh; vui lòng liên hệ qua số điện thoại Chuyên gia: CHỐNG THẤM: Mr LINH: 0918.916.064, Mr TRỊ: 0977.710.277, Mr. SƠN: 0908.190.555; MÁI SÂN VƯỜN - TƯỜNG CÂY XANH: Mr. TRUNG: 0939.525.951

1. Nguyên nhân khiến trần nhà bị thấm nước

1.1. Thi công chống thấm ban đầu không đúng kỹ thuật

Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trần nhà bị thấm là do ngay từ đầu, công trình đã không được xử lý chống thấm đúng cách. 

Khi xây nhà, nếu chủ thầu sử dụng vật liệu chống thấm kém chất lượng, thi công không đủ lớp hoặc bỏ qua công đoạn tạo lớp bảo vệ thì sau một thời gian ngắn, nước mưa hoặc hơi ẩm sẽ dễ dàng xuyên qua mái và thấm xuống trần. 

Đây là lỗi rất khó khắc phục nếu không xử lý lại từ phần kết cấu mái hoặc sàn phía trên.

Trần nhà bị thấm nước lâu ngày không được sửa chữa sẽ khiến công trình xuống cấp nhanh chóng. (Ảnh: Internet)

>>> Xem thêm: BÍ QUYẾT CHỐNG THẤM MÁNG XỐI BỀN ĐẾN 20 NĂM MÀ KHÔNG AI NÓI CHO BẠN BIẾT

1.2. Vật liệu xuống cấp theo thời gian

Dù ban đầu được thi công đúng kỹ thuật, nhưng theo thời gian, lớp chống thấm vẫn có thể bị hao mòn và mất dần tác dụng. Sự thay đổi thời tiết liên tục giữa nắng, mưa, lạnh, nóng… khiến lớp sơn, vữa và màng chống thấm bị giòn, nứt hoặc bong tróc. 

Tình trạng này đặc biệt rõ rệt ở những ngôi nhà đã sử dụng hơn 10 năm mà chưa từng được bảo trì phần mái hoặc trần. Khi lớp bảo vệ bề mặt mất tác dụng, nước dễ dàng thẩm thấu vào bên trong và gây ra các vết ố, nấm mốc.

1.3. Kết cấu mái không đảm bảo thoát nước

Mái nhà, đặc biệt là mái bằng, nếu không được thiết kế độ dốc phù hợp sẽ dễ bị đọng nước sau mỗi trận mưa. Khi nước mưa không thoát kịp và tồn đọng lâu ngày trên mái, nó sẽ từ từ thấm xuống lớp vữa bên dưới và gây ra hiện tượng trần nhà bị thấm nước. 

Tình trạng này còn nghiêm trọng hơn nếu trên mái có các vết nứt nhỏ hoặc khe hở – nước sẽ tìm được đường đi và dần dần phá vỡ kết cấu lớp trần.

1.4. Hệ thống ống nước âm tường bị rò rỉ

Ở các căn hộ chung cư hoặc nhà có nhiều tầng, đường ống dẫn nước âm tường – nhất là tại khu vực nhà vệ sinh, bếp hoặc ban công – nếu bị nứt, vỡ hoặc lắp đặt không khớp, sẽ khiến nước rò rỉ âm thầm và thấm dần xuống trần bên dưới. 

Đây là nguyên nhân khiến hiện tượng thấm nước khó phát hiện vì không liên quan đến mưa gió, nhưng lại gây hư hỏng nặng nề nếu không xử lý sớm. Nước từ ống rò rỉ thường chứa tạp chất, làm đẩy nhanh tốc độ mục vữa đồ vật và gây mùi ẩm mốc khó chịu.

Hệ thống ống nước âm tường/âm trần bị rò rỉ cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trần nhà bị thấm nước. (Ảnh: Internet)

>>> Xem thêm: BỂ PHỐT CÓ CẦN CHỐNG THẤM? GIẢI ĐÁP VÀ HƯỚNG DẪN CHỐNG THẤM HIỆU QUẢ

1.5. Sàn vệ sinh hoặc ban công tầng trên bị thấm

Một nguyên nhân khác cũng khá phổ biến, đặc biệt trong nhà có nhiều tầng hoặc nhà liền kề, là việc sàn nhà vệ sinh, ban công hoặc sân thượng tầng trên bị thấm và ngấm xuống trần tầng dưới. 

Những khu vực này thường xuyên tiếp xúc với nước nhưng lại ít được chú trọng chống thấm đúng cách. Sau thời gian dài, nước sẽ xuyên qua sàn bê tông nếu không có lớp chống thấm tốt, từ đó gây ra hiện tượng trần nhà bị thấm nước ở tầng dưới.

2. Dấu hiệu nhận biết trần nhà bị thấm nước

Việc nhận biết sớm các dấu hiệu thấm nước giúp bạn chủ động xử lý trước khi hậu quả trở nên nghiêm trọng:

- Xuất hiện các vệt ố vàng, nâu nhạt loang lổ trên trần

- Mùi ẩm mốc khó chịu trong phòng

- Sơn trần bong tróc, rộp phồng

- Nước nhỏ giọt xuống từ trần, đặc biệt là sau những trận mưa

- Tường liền kề trần bị mốc đen hoặc đổi màu

Khi có bất kỳ dấu hiệu nào kể trên, bạn nên kiểm tra kỹ lưỡng để xác định mức độ trần nhà bị thấm nước và lên phương án xử lý sớm.

Trần nhà bị thấm nước sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến mặt thẩm mỹ và tuổi thọ của công trình. (Ảnh: Internet)

>>> Xem thêm: NGUYÊN NHÂN TƯỜNG BỊ THẤM VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC HIỆU QUẢ

3. Cách xử lý trần nhà bị thấm nước hiệu quả và bền vững

Tùy vào nguyên nhân và mức độ thấm nước, bạn có thể lựa chọn các giải pháp khác nhau để xử lý. Dưới đây là các bước gợi ý giúp bạn xử lý vấn đề triệt để:

3.1. Xác định chính xác vị trí và nguyên nhân thấm

Trước khi tiến hành bất kỳ biện pháp xử lý nào, việc khoanh vùng và xác định đúng vị trí bị thấm là bước cực kỳ quan trọng. Nếu không tìm được đúng "điểm yếu" của công trình, mọi giải pháp đưa ra đều chỉ là tạm thời, dễ khiến tình trạng trần nhà bị thấm nước tái diễn.

Bạn có thể bắt đầu bằng cách quan sát bằng mắt thường sau những ngày mưa lớn. Các vết ố vàng, loang lổ, bong tróc sơn hoặc những điểm xuất hiện ẩm mốc chính là dấu hiệu trực quan dễ thấy nhất. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, những biểu hiện bề mặt này chưa chắc đã là nơi nước bắt đầu thấm – vì nước có thể ngấm từ một điểm khác rồi lan ra.

Để kiểm tra kỹ hơn, nên sử dụng thiết bị đo độ ẩm chuyên dụng (như máy đo ẩm tường hoặc máy quét hồng ngoại) để phát hiện các điểm có độ ẩm cao bất thường – đây là dấu hiệu nước đang tích tụ hoặc thấm ngầm bên trong.

Ngoài ra, cần xem xét kỹ kết cấu khu vực phía trên trần: như mái nhà, ban công, nhà vệ sinh tầng trên, đường ống nước âm tường hoặc mạch vữa tiếp giáp giữa các kết cấu. Mỗi vị trí đều có khả năng là nguồn gây thấm.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trần nhà bị thấm nước, trước khi xử lý, bạn cần tìm hiểu rõ lý do gây ra hiện tượng này. (Ảnh: Internet)

>>> Xem thêm: ĐỪNG CHỐNG THẤM TOILET THEO CÁCH NÀY NẾU KHÔNG MUỐN TIỀN MẤT TẬT MANG

Việc xác định đúng nguyên nhân không chỉ giúp tiết kiệm chi phí sửa chữa, mà còn đảm bảo xử lý tận gốc, tránh tình trạng “chữa cháy” tạm thời. Vì vậy, nếu bạn không chắc chắn, hãy nhờ đến đơn vị chuyên nghiệp để kiểm tra kỹ trước khi tiến hành thi công.

3.2. Xử lý trần nhà bị thấm nước nếu nguyên nhân từ mái nhà 

Nếu trần nhà bị thấm nước do mái bằng bị nứt hoặc đọng nước, bạn cần thực hiện các bước sau:

- Vệ sinh sạch bề mặt mái

- Trám các vết nứt bằng keo chống thấm chuyên dụng hoặc vữa chống thấm

- Quét lớp chống thấm 2-3 lớp bằng vật liệu như màng chống thấm gốc xi măng, màng khò nóng Bitum. 

- Tạo độ dốc thoát nước bằng cách bổ sung lớp vữa tạo dốc

3.3. Xử lý trần nhà bị thấm nước nếu nguyên nhân từ việc đường ống bị rò rỉ

Nếu nguyên nhân khiến trần nhà bị thấm nước xuất phát từ hệ thống ống nước âm tường bị rò rỉ, thì bạn bắt buộc phải tiến hành đục trần hoặc tường để tiếp cận trực tiếp điểm rò. Đây là bước cần thiết để xử lý tận gốc sự cố – bởi nếu chỉ sơn hoặc dán lại bề mặt bên ngoài, nước vẫn sẽ tiếp tục thấm ra và gây hư hỏng trở lại sau một thời gian ngắn.

Tuy nhiên, việc đục phá tường hoặc trần có liên quan đến kết cấu công trình, nên không nên tự ý thực hiện nếu không có chuyên môn. 

Nếu trần nhà bị thấm nước với nguyên nhân đường ống nước bị rò rỉ, tốt hơn hết bạn nên tìm đến những đơn vị thi công và xử lý thấm chuyên nghiệp. (Ảnh: Internet)

>>> Xem thêm: GIÁ CHỐNG THẤM TẠI TP.HCM: TỐI ƯU CHI PHÍ CHO CÔNG TRÌNH CỦA BẠN 

Trong trường hợp này, bạn nên liên hệ với đội thi công chuyên nghiệp hoặc kỹ thuật viên có kinh nghiệm, họ sẽ dùng thiết bị chuyên dụng để xác định chính xác vị trí rò rỉ, hạn chế tối đa phạm vi đục phá, từ đó vừa tiết kiệm chi phí, vừa bảo vệ được kết cấu và thẩm mỹ công trình.

Bên cạnh đó, sau khi xử lý xong vị trí rò nước, đừng quên chống thấm lại khu vực đã thi công, đảm bảo nước không thể thấm ngược trở lại trong tương lai.

3.4. Xử lý trần nhà bị thấm nước bằng phương pháp chống thấm ngược (phương pháp tạm thời)

Trong một số trường hợp, nếu không thể xử lý từ phía mái hoặc tầng trên (ví dụ như chung cư), bạn có thể sử dụng phương án chống thấm ngược:

- Cạo sạch lớp sơn và vữa trần bị hư hỏng

- Trám kín các vết nứt

- Quét lớp sơn chống thấm ngược chuyên dụng

- Sơn phủ lại bằng sơn chống thấm nội thất

Lưu ý: Đây chỉ là giải pháp mang tính chất tạm thời, không triệt để bằng cách xử lý từ bên trên.

Nếu nơi bạn sống là chung cư, bạn có thể khắc phục trần nhà bị thấm nước bằng phương pháp chống thấm ngược. (Ảnh: Internet)

>>> Xem thêm: Chống thấm tường liền kề tường hàng xóm hiệu quả và tiết kiệm chi phí

4. Những lưu ý chung khi khắc phục trần nhà bị thấm nước

Để đảm bảo hiệu quả lâu dài khi xử lý trần nhà bị thấm nước, bạn cần lưu ý một số điểm quan trọng sau:

- Luôn làm khô hoàn toàn bề mặt trước khi thi công chống thấm

- Nếu thi công lại mái, nên kết hợp chống thấm với tạo độ dốc thoát nước

- Tránh thi công vào mùa mưa – nên chọn ngày khô ráo để đảm bảo vật liệu bám dính tốt

- Khi xử lý phần trần bên dưới, luôn kiểm tra kết cấu tường đi kèm (tường ẩm lâu ngày cũng là nguyên nhân làm trần bị thấm)

- Lựa chọn vật liệu chống thấm chất lượng, có thương hiệu uy tín

Các sản phẩm chống thấm của KOMIX sẽ là giải pháp hữu hiệu để xử lý hiện tượng trần nhà bị thấm nước. (Ảnh: KOMIX) 

>>> Xem thêm: LƠ LÀ CHỐNG THẤM BỂ PHỐT: GÂY Ô NHIỄM, MÙI HÔI, HỎNG LUÔN MÓNG NHÀ!

Với hơn 20 năm kinh nghiệm, KOMIX là thương hiệu chống thấm được hàng nghìn gia chủ và chủ thầu tin tưởng.

Các dòng sản phẩm chống thấm của KOMIX không chỉ đa dạng về chủng loại mà còn có độ bền vượt trội, giúp bạn an tâm trước mọi điều kiện thời tiết. 

Khi lựa chọn vật liệu chống thấm KOMIX, bạn sẽ hạn chế tối đa rủi ro thấm dột, đảm bảo tuổi thọ lâu dài cho công trình.

Nếu bạn đang cần tư vấn giải pháp chống thấm phù hợp cho công trình, hãy liên hệ trực tiếp với đội ngũ chuyên gia của KOMIX:

📞 Mr. Linh – 0918.916.064

📞 Mr. Trị – 0977.710.277

📞 Mr. Sơn – 0908.190.555

Chúng tôi sẵn sàng đồng hành cùng bạn trong từng mét vuông công trình – để mọi mái nhà luôn vững bền với thời gian.

Có thể thấy, trần nhà bị thấm nước là vấn đề tuy phổ biến nhưng nếu không xử lý đúng cách sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cả về sức khỏe lẫn kết cấu công trình. Việc xác định đúng nguyên nhân, lựa chọn giải pháp xử lý phù hợp và thực hiện cẩn thận là yếu tố then chốt giúp bạn khắc phục triệt để tình trạng này.

Nếu bạn không tự tin xử lý hoặc không rõ nguồn gốc thấm, đừng ngần ngại tìm đến các đơn vị chống thấm chuyên nghiệp. Một quyết định đúng lúc sẽ giúp bạn tiết kiệm nhiều chi phí về sau và đảm bảo an toàn cho cả gia đình.

Bài viết: Hà Lê

Tham gia cộng đồng Chống thấm, nhà XANH ngay hôm nay để cập nhật kiến thức, kinh nghiệp, quy trình hữu ích:

Tâm sự chống thấm

Nhà XANH thì mát

KOMIX

Nhà XANH

Gọi ngay
facebook Chat Facebook zalo Chat Zalo