Chống thấm nhà ở như thế nào cho đúng? 

Trải qua thời gian dài sử dụng, cũng như phải chịu nhiều tác động từ môi trường bên ngoài, mà ngôi nhà sẽ gặp phải tình trạng xuống cấp, gây ra những tác động tiêu cực đến tuổi thọ và độ bền của ngôi nhà. Một trong những nguyên nhân của vấn đề này là hiện tượng thấm nước. Bài viết dưới đây sẽ chứng minh về tầm quan trọng của việc chống thấm nhà ở và các biện pháp cần thực hiện để bảo vệ sức khỏe và sự bền vững của ngôi nhà.

Để được tư vấn giải pháp chống thấm chất lượng cao và mua các sản phẩm chính hãng, vui lòng nhắn tin tại fanpage Komix Việt Nam, hoặc liên hệ qua số điện thoại Chuyên gia 0918.916.064 hoặc Hotline Văn phòng 028.6271.0066.

1. Tầm quan trọng của việc chống thấm nhà ở 

1.1. Bảo vệ cấu trúc nhà và tăng cường tuổi thọ của ngôi nhà

Nước có thể làm mềm và phá vỡ kết cấu của các vật liệu xây dựng như bê tông, gạch và vữa. Nước thấm vào cấu trúc nhà có thể gây ra sự phai màu, bong tróc và mục nát, làm giảm độ bền vững cũng như sức chống chịu của ngôi nhà.

Một hệ thống chống thấm nhà ở hiệu quả giúp ngăn chặn sự xâm nhập của nước vào bên trong công trình, từ đó bảo vệ cấu trúc bền vững, cũng như tránh được các rủi ro nguy hại tới công trình. 

Chống thấm nhà ở là một việc làm cần thiết, không nên bỏ qua. (Ảnh: Internet)

>>> Xem thêm: Cách xử lý nhà chung cư tầng trên thấm xuống tầng dưới triệt để và hiệu quả nhất

1.2. Bảo vệ sức khỏe, sự an toàn cho những người sinh sống trong nhà

Ẩm ướt là môi trường lý tưởng cho sự phát triển của nấm mốc và vi khuẩn, đặc biệt là trong những khu vực ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời như góc tối hoặc các khe hở. Sự phát triển của nấm mốc và vi khuẩn không chỉ gây mùi hôi khó chịu mà còn ảnh hưởng đến chất lượng không khí bên trong nhà, gây ra các vấn đề về sức khỏe cho bạn và người thân.

Một số bệnh điển hình do ẩm mốc lâu ngày ra là: viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang, và các bệnh về da, như viêm da dị ứng, nổi mề đay, mẩn ngứa…

Ngoài ra, như đã nói ở trên, khi nước xâm nhập vào sâu bên trong cấu trúc vật liệu, sẽ làm phá vỡ kết cấu, khiến những vật liệu này bị bong tróc, nứt vỡ… khi rơi xuống dưới sẽ gây nguy hiểm cho những người sống và làm việc trong công trình.

Việc chống thấm nhà ở không chỉ giúp giữ cho không khí bên trong nhà khô ráo và sạch sẽ, mà còn giúp bạn và gia đình luôn được đảm bảo về sức khỏe và sự an toàn.  

Ẩm thấp lâu ngày khiến vữa, bê tông rơi, gây nguy hiểm cho những người sinh sống trong nhà. (Ảnh: Internet)

>>> Xem thêm: Cách Chống Thấm Tường Nhà Mới Xây: Cần lưu ý điều quan trọng này

1.3. Tiết kiệm chi phí bảo trì và sửa chữa

Trong thực tế, do không được đầu tư chống thấm một cách bài bản và đầy đủ, mà nhiều gia chủ đã phải “tiền mất tật mang". Họ đã phải chi một khoản chi phí không hề nhỏ để gia cố và sửa chữa công trình của mình khi bị nước xâm nhập. 

Việc chống thấm nhà ở ngay từ giai đoạn xây dựng, giúp ngăn chặn hiệu quả sự hỏng hóc và mục nát của cấu trúc nhà khi bị nước xâm nhập. Từ đó giảm thiểu chi phí cho việc sửa chữa và bảo dưỡng trong tương lai.

1.4. Bảo vệ tài sản và đồ đạc

Nước và độ ẩm có thể gây ra hỏng hóc cho các đồ đạc và tài sản bên trong ngôi nhà như đồ gỗ, đồ điện tử và đồ dùng gia đình khác. Việc chống thấm nhà ở giúp bảo vệ các tài sản này khỏi những tổn thất không mong muốn.

2. Chống thấm nhà ở như thế nào cho đúng

Chống thấm nhà ở không khó, khi bạn đảm bảo thực hiện đúng những lưu ý dưới đây. 

2.1. Chống thấm nhà ở là chống thấm cho toàn bộ ngôi nhà

Việc chống thấm nhà ở không chỉ là chống cho một phần nhất định của ngôi nhà mà là quá trình áp dụng các biện pháp chống thấm khác nhau trên toàn bộ cấu trúc, từ móng đến mái, từ trong ra ngoài… để ngăn chặn sự xâm nhập của nước vào bên trong nhà. Dưới đây là một số phần quan trọng mà việc chống thấm cần được áp dụng:

- Tường và móng: Việc chống thấm tường và móng giúp ngăn chặn nước ngấm vào bên trong từ đất đai và môi trường xung quanh.

- Mái nhà, sân thượng, ban công: đây là những nơi phải thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với những tác động từ môi trường bên ngoài, thời tiết như nắng, mưa, gió bão… nên chúng rất dễ bị đọng nước. Chính vì thế, một lớp chống thấm bền bỉ ở những khu vực này sẽ giúp công trình tránh được sự xâm nhập của nước và độ ẩm. 

Muốn quá trình chống thấm nhà ở hiệu quả, bạn cần chú trọng đến chống thấm phần mái nhà, sân thượng... (Ảnh: Internet) 

>>> Xem thêm: Xây nhà chống nồm ẩm: Tất tần tật kinh nghiệm, bí kíp hiệu quả lâu dài

- Các bề mặt dễ ngập nước: Các khu vực như sàn nhà, hầm hoặc tầng hầm cũng cần được chống thấm để ngăn chặn sự xâm nhập của nước ngầm hoặc nước mưa đọng lại

- Các khu vực tiếp xúc với nước thường xuyên như nhà vệ sinh, phòng tắm và nhà bếp: Đây là các vị trí dễ bị thấm nước và cần được chống thấm kỹ lưỡng để tránh tình trạng ẩm ướt và mốc phát triển.

- Tường trong và tường ngoài: Thực tế cho thấy các bức tường là nơi dễ bị thấm nước nhất. Trong quá trình chống thấm nhà ở, nhiều gia chủ than phiền rằng tường là nơi dễ bị thấm nhất. Chưa kể, tường bị thấm còn rất nhanh chóng lan sang những khu vực khác của toàn bộ ngôi nhà. Vậy nên, các bức tường là nơi bạn cần ưu tiên chống thấm đầu tiên. 

- Trần nhà: ngoài tường thì trần nhà cũng dễ bị thấm nhất. Trần nhà có thể bị thấm nước từ tường, từ mái nhà, từ hệ thống ống nước bị rò rỉ… Vậy nên, trong chống thấm nhà ở, trần nhà là nơi bạn không thể bỏ sót. 

- Những điểm kết nối và những khu vực góc cạnh: Những điểm kết nối giữa các vật liệu (ống nối,...) và các góc cạnh của ngôi nhà cũng là những điểm yếu cần được chống thấm đúng cách để ngăn chặn sự xâm nhập của nước. 

Chống thấm nhà ở bao gồm cả việc chống thấm cho cổ ống, bởi hiện tượng rò rì nước rất dễ xảy ra. (Ảnh: Internet)

 

>>> Xem thêm: Top 3 cách chống thấm mái bê tông đảm bảo hiệu quả, dễ dàng thi công

2.2. Kiểm tra và sửa chữa các khe hở

Các khe hở và hỏng hóc trong cấu trúc nhà là các điểm yếu dễ bị thấm nước. Trong quá trình chống thấm nhà ở, kiểm tra và sửa chữa kịp thời các khe hở, nứt, và lớp vật liệu bong tróc… là một cách hiệu quả để ngăn chặn nước thấm vào bên trong nhà.

2.3. Thi công đúng kỹ thuật

Chống thấm nhà ở là một việc làm đòi hỏi quy trình và kỹ thuật thi công phải được thực hiện đầy đủ, chính xác và cẩn thận. Việc thi công phải đảm bảo rằng mọi lớp vật liệu chống thấm được áp dụng lên bề mặt một cách đồng đều và liên kết chặt chẽ để ngăn chặn sự thấm nước.

Bên cạnh đó, các vật liệu chống thấm cần được áp dụng đủ lớp, đủ liều lượng để chúng có thể phát huy hiệu quả một cách tối đa. 

2.4. Chú ý đến các điểm kết nối và góc cạnh

Các điểm kết nối giữa các vật liệu và các góc cạnh của ngôi nhà thường là những điểm yếu dễ bị thấm nước. Sử dụng các vật liệu chống thấm phù hợp và các kỹ thuật kết nối chính xác sẽ ngăn chặn sự thấm nước tại những điểm này.

2.5. Bảo trì định kỳ

Bảo trì định kỳ cũng là một trong những việc cần làm trong chống thấm nhà ở. 

Thực hiện việc kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống chống thấm định kỳ để có thể phát hiện và sửa chữa kịp thời các vấn đề nhỏ trước khi chúng trở nên nghiêm trọng.

2.6. Lựa chọn vật liệu chống thấm chất lượng

Sử dụng các vật liệu xây dựng có khả năng chống thấm tốt như sơn chống thấm, keo chống thấm, màng chống thấm và các loại chất chống thấm khác. Đảm bảo rằng các vật liệu này đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và được sử dụng đúng cách theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Bên cạnh đó, khi lựa chọn vật liệu chống thấm bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia, bởi mỗi loại vật liệu chống thấm sẽ có những tác dụng riêng, phù hợp với từng hạng mục công trình khác nhau. Không phải một loại vật liệu là có thể dùng cho toàn bộ công trình được. 

Đến với KOMIX, ngoài các sản phẩm chống thấm với chất lượng hàng đầu, chúng tôi còn sở hữu đội ngũ chuyên, tư vấn viên có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chống thấm. Họ sẽ đưa ra cho bạn những lời khuyên, sự tư vấn chính xác, phù hợp nhất với công trình, cũng như mục đích sử dụng của bạn. 

Các sản phẩm chống thấm nhà ở điển hình, bán chạy hàng đầu của KOMIX. (Ảnh: KOMIX)

>>> Xem thêm: Chất chống thấm là gì? Tại sao nên sử dụng cả chất chống thấm và sơn chống thấm

Dưới đây là một số vật liệu chống thấm bán chạy hàng đầu của KOMIX, phù hợp với từng hạng mục trong quá trình chống thấm nhà ở:

- SmartFlex - màng chống thấm lỏng gốc xi măng - polymer

+ Hạng mục chống thấm nhà ở: phòng tắm, phòng vệ sinh; hồ bơi, hồ nước ngầm; tầng hầm, hố thang máy; mái dốc, tường ngoài; sân thượng, mái bằng; mái sân vườn, bồn hoa.

- Maxseal Super - Chống thấm tinh thể, thẩm thấu vào bê tông

+ Hạng mục chống thấm nhà ở: Bể nước uống; tường đứng, tường lộ thiện; tầng hầm, các cấu trúc ngầm; hồ bơi; hố thang máy;…

- MAXSEAL FLEX: hỗn hợp vữa gốc xi măng đặc biệt hai thành phần

+ Hạng mục chống thấm nhà ở: Bể nước uống, đường ống dẫn nước; tầng hầm, móng; tường trong và ngoài; cửa sổ, sân vườn;…

- Polyurethane KP-NT: Màng chống thấm lỏng gốc Polyurethane, hai thành phần

 + Hạng mục chống thấm nhà ở: sàn mái, sàn tầng trệt; nhà vệ sinh; ban công, sân thượng

- KOMIX Torch: Màng chống thấm phức hợp APP, cao cấp, thi công nóng 

+ Hạng mục chống thấm nhà ở: Mái bằng, mái dốc; tầng hầm, móng; bể bơi; nhà vệ sinh, phòng tắm

- HYPERSTOP DB: Băng cản nước trương nở

+ Hạng mục chống thấm nhà ở: Cổ ống xuyên tường/sàn; ống dẫn điện; tường tầng hầm, tường đục sẵn. 

- PVC WATERSTOPS: Băng cản nước gốc Polyvinyl Chloride

+ Hạng mục chống thấm nhà ở: hồ bơi; cống và đường hầm; tầng hầm và các cấu trúc ngầm khác. 

Để được tư vấn mua hàng và tìm hiểu thêm về các sản phẩm chống thấm chính hãng, xin vui lòng liên hệ qua fanpage KOMIX Việt Nam, hoặc qua số điện thoại Chuyên gia 0918.916.064 hoặc Hotline Văn phòng 028.6271.0066.

Trong mỗi ngôi nhà, việc chống thấm không chỉ là một nhiệm vụ kỹ thuật mà còn là một yếu tố quan trọng đảm bảo sự bền vững và an toàn cho người sử dụng. Từ nền móng đến mái, mỗi chi tiết của ngôi nhà đều cần được bảo vệ khỏi sự xâm nhập của nước. Việc chống thấm nhà ở không chỉ đảm bảo rằng ngôi nhà được bảo vệ khỏi sự hỏng hóc và ẩm ướt, mà còn tạo ra một môi trường sống an toàn và thoải mái cho cả gia đình.

Bài viết: Hà Lê

Gọi ngay
facebook Chat Facebook zalo Chat Zalo