-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
HƯỚNG DẪN CHI TIẾT QUY TRÌNH CHỐNG THẤM SÀN VỆ SINH ĐẢM BẢO HIỆU QUẢ LÂU DÀI
Trong mỗi công trình xây dựng, việc chống thấm luôn là khâu cực kỳ quan trọng, đặc biệt với những khu vực như sàn vệ sinh. Nếu không được thực hiện đúng quy trình, sàn vệ sinh dễ bị ẩm mốc, hư hỏng kết cấu và ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Vậy để đảm bảo chất lượng thi công, chống thấm sàn vệ sinh cần phải tuân thủ theo quy trình chuyên nghiệp và đúng kỹ thuật. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về quy trình chống thấm sàn vệ sinh đảm bảo hiệu quả lâu dài.
Để được tư vấn giải pháp chống thấm chất lượng cao và mua các sản phẩm chính hãng, vui lòng nhắn tin tại fanpage Komix Việt Nam, hoặc liên hệ qua số điện thoại Chuyên gia 0918.916.064 hoặc Hotline Văn phòng 028.6271.0066. |
Bước 1. Khảo sát bề mặt cần chống thấm
Trước khi tiến hành bất kỳ công việc chống thấm nào, việc khảo sát bề mặt là vô cùng quan trọng để đảm bảo mọi yếu tố sẵn sàng cho thi công. Mục tiêu của khảo sát là để tiên liệu trước những công việc cần làm và xác định bề mặt có đáp ứng đủ tiêu chuẩn cho quá trình chống thấm hay không.
Các tiêu chí cần kiểm tra khi khảo sát:
-
Kiểm tra giàn giáo và cốp-pha: Cần đảm bảo các giàn giáo và cốp-pha đã được tháo dỡ hoàn toàn.
-
Hệ thống ống cấp và thoát nước: Phải xác định xem hệ thống cấp thoát nước âm tường đã được lắp đặt đúng kỹ thuật chưa.
-
Xác định cao độ sàn: Sàn phải có độ dốc về ống thoát nước để tránh đọng nước.
-
Tình trạng tường và chân tường: Kiểm tra tường đã được xây và trát hay chưa, đồng thời xác định xem có cần phải đổ bê tông chân tường không.
-
Tình trạng bề mặt sàn: Kiểm tra xem sàn vệ sinh có bị nứt nẻ, rỗ hay tổ ong không để có biện pháp xử lý kịp thời.
>>> Xem thêm: Biện pháp chống thấm cho: Toilet, phòng tắm, ban công
Bước 2. Chuẩn bị vật tư, dụng cụ và thiết bị
Sau khi khảo sát, bước tiếp theo là chuẩn bị vật tư và dụng cụ cần thiết cho công tác chống thấm.
Vật tư chống thấm:
-
Màng lỏng gốc xi măng polymer đàn hồi hai thành phần: Thường được sử dụng là các sản phẩm như Sika Topseal 107 hoặc Komix Smartflex.
-
Các sản phẩm thay thế: Có thể dùng các loại PU, Acrylic hoặc màng trải gốc bitum, nhưng chúng có giá thành cao và yêu cầu kỹ thuật thi công phức tạp hơn.
Dụng cụ và thiết bị cần có:
-
Dụng cụ thi công: Thùng rỗng, giẻ lau thấm nước, nước sạch, búa, đục, cọ, rulo và kéo
-
Thiết bị: Ổ cắm an toàn chống giật, máy trộn, tủ điện, đèn chiếu sáng
-
Ngoài ra, cần một số thiết bị an toàn lao động như: Găng tay, kính bảo hộ, áo phản quang và giày bảo hộ để đảm bảo an toàn cho công nhân.
Bước 3. Chuẩn bị bề mặt sàn vệ sinh
Một bề mặt sạch sẽ và chắc chắn là yếu tố quyết định cho chất lượng chống thấm. Quá trình chuẩn bị bề mặt bao gồm việc làm sạch và xử lý các khuyết điểm.
Các bước chuẩn bị bề mặt:
-
Vệ sinh thô: Loại bỏ hoàn toàn xà bần, ván cốp-pha và ba zớ.
Vệ sinh sạch sẽ bề mặt
-
Tạo dốc cho sàn: Sàn vệ sinh phải được tạo dốc về ống thoát nước với độ dốc trung bình từ 1,5% đến 2% để tránh tình trạng đọng nước.
-
Xử lý các điểm yếu: Đục tỉa xung quanh cổ ống và tô góc chân tường bằng vữa xi măng-cát nếu cần thiết.
Tô góc chân tường bằng hỗn hợp xi măng - cát theo tỉ lệ 1:3
-
Kiểm tra hệ thống ống cấp thoát nước: Đảm bảo các ống nước đã được lắp đặt đúng chuẩn kỹ thuật trước khi tiến hành chống thấm.
Sau đó, dùng chổi cước và nước sạch vệ sinh lại
>>> Xem thêm: Chống thấm chân tường sân thượng sao cho đúng?
Bước 4. Xử lý, gia cố các điểm yếu trên bề mặt
-
Sử dụng băng cản nước quấn quanh cổ ống để ngăn nước rò rỉ qua cổ ống.
-
Dùng vữa không co ngót Sika Grout đổ quanh cổ ống để tạo liên kết chắc chắn.
-
Gia cố góc chân tường và các vết nứt: Sử dụng lưới polyester kết hợp với vữa chống thấm để đảm bảo độ bền cho các vị trí này.
-
Dùng cọ, rulo hoặc bình xịt để phun nước sạch lên bề mặt sàn và tường, tránh tình trạng nước đọng.
-
Trộn vữa chống thấm bằng máy trộn ở tốc độ chậm (500-600 vòng/phút) trong 5 phút. Sau đó, ngưng vài phút và trộn lại để đảm bảo hỗn hợp mịn, đồng nhất.
-
Nếu trộn thủ công, nên sử dụng gậy có tiết diện vuông, tuy nhiên, phương pháp này không được khuyến khích.
-
Gia cố các góc chân tường, mối nối tấm xi măng hoặc các vết nứt bằng lưới Polyester (hoặc lưới thủy tinh), kết hợp với vữa chống thấm, phủ rộng từ 150-200mm dọc theo chân tường, mối nối, hoặc vết nứt.
Xử lý, gia cố các điểm yếu trên bề mặt
Bước 5. Thi công chống thấm
Sau khi chuẩn bị đầy đủ bề mặt và vật tư, quá trình thi công chống thấm sẽ được tiến hành.
Các bước thi công chống thấm:
-
Quét lớp chống thấm đầu tiên: Sử dụng cọ hoặc rulo để quét lớp chống thấm Smartflex lên bề mặt sàn theo chiều dọc, với định mức từ 0.6-0.75 kg/m², cao tối đa 2m, tối thiểu 0.5m lên tường xây.
Sử dụng cọ hoặc rulo quét lớp chống thấm thứ nhất theo chiều dọc
-
Dặm vá các khiếm khuyết: Sau khi lớp chống thấm đầu tiên khô (khoảng 30-60 phút), tiến hành dặm vá các khiếm khuyết nếu có.
-
Quét lớp chống thấm thứ hai: Lớp thứ hai sẽ được quét theo chiều ngang vuông góc với lớp đầu tiên để đảm bảo phủ kín toàn bộ bề mặt theo định mức @0.6-0.75Kg/m2
Quét lớp chống thấm thứ 2 theo chiều vuông góc với lớp thứ nhất
-
Kiểm tra lại lần nữa và sửa chữa nếu còn khiếm khuyết.
-
Lớp chống thấm thứ ba, nếu cần thiết, sẽ được quét theo hướng vuông góc với lớp thứ hai, tuỳ theo yêu cầu thiết kế.
Quét lớp chống thấm thứ 3 theo chiều vuông góc với lớp thứ 2
Bước 6. Thử nước và nghiệm thu phần chống thấm
-
Sau khi các lớp chống thấm đã khô hoàn toàn (khoảng 36-48 giờ), tiến hành bơm nước ngập với độ sâu từ 30-50mm, sau đó kiểm tra tầng dưới xem có hiện tượng thấm không.
-
Nếu phát hiện thấm, cần rút nước và tiến hành sửa chữa những khu vực bị thấm.
-
Nếu không có hiện tượng thấm sau kiểm tra, tiến hành rút nước và bàn giao mặt bằng cho nhà thầu chính hoặc đội ngũ thi công tiếp theo.
Bước 7. Cán vữa bảo vệ và tạo dốc
Sau khi phần chống thấm đạt yêu cầu, bước tiếp theo là cán một lớp vữa bảo vệ lên trên bề mặt.
Quá trình cán vữa:
-
Tỷ lệ vữa xi măng – cát: Sử dụng tỷ lệ 1:3 để tạo lớp vữa bảo vệ.
Cán một lớp vữa bảo vệ lên trên bề mặt
-
Tạo dốc cho sàn: Đảm bảo độ dốc của sàn từ 1,5-2% về phía ống thoát nước để đảm bảo thoát nước nhanh chóng.
Bước 8. Dán gạch hoàn thiện
Sau khi lớp vữa đã khô, bước cuối cùng là hoàn thiện bằng việc dán gạch.
Các bước dán gạch:
-
Dùng keo dán gạch chuyên dụng: Dùng keo chuyên dụng để dán gạch lên bề mặt sàn và tường.
Dùng vữa chuyên dụng, keo dán gạch ốp/ lát gạch men cho sàn và tường
-
Dán theo thiết kế: Thực hiện theo đúng thiết kế và đảm bảo các mạch gạch được đều nhau.
Dán các mạch gạch được đều nhau
Bước 9. Chà Ron
Sau khi dán gạch xong, cần chà ron các mạch gạch để tăng độ thẩm mỹ và bền vững cho công trình.
Các bước chà ron:
-
Dùng keo chà ron chuyên dụng: Trám lấp đầy các ron gạch để tránh nước thấm vào.
-
Bơm sealant khe co giãn: Tại các vị trí khe co giãn, cần bơm sealant để hạn chế sự co giãn nhiệt gây bong tróc gạch.
>>> Xem thêm: Chống thấm ngược là gì? Phương pháp chống thấm ngược nào ưu việt nhất?
Bước 10. Nghiệm thu bàn giao tổng thể
Sau khi hoàn tất tất cả các bước trên, việc cuối cùng là nghiệm thu và bàn giao công trình:
-
Kiểm tra tổng thể: Đảm bảo mọi công đoạn từ chống thấm, dán gạch đến chà ron đều đạt yêu cầu kỹ thuật.
Nghiệm thu và bàn giao công trình
-
Lắp đặt thiết bị: Lắp đặt các thiết bị vệ sinh vào đúng vị trí và kiểm tra lại một lần nữa trước khi bàn giao.
Chống thấm là một công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ và tuân thủ nghiêm ngặt theo các bước quy trình. Hy vọng với bài viết này, bạn đã nắm rõ hơn về các bước quan trọng trong quy trình chống thấm sàn vệ sinh, giúp bảo vệ công trình khỏi nguy cơ thấm dột, kéo dài tuổi thọ và đảm bảo an toàn cho không gian sống.
TUYỆT CHIÊU CHỐNG THẤM CỬA SỔ KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT
Friday,
22/11/2024
NHỮNG VIỆC CẦN LÀM NGAY KHI THẤY TƯỜNG BỊ ẨM
Tuesday,
19/11/2024
CHỐNG THẤM TƯỜNG KHÔNG TRÁT MẶT NGOÀI CHỈ VỚI 6 BƯỚC ĐƠN GIẢN, DỄ LÀM
Monday,
18/11/2024
TƯỜNG NHÀ BỊ MỐC ĐEN DO ĐÂU? GIẢI PHÁP XỬ LÝ HIỆU QUẢ NHẤT
Friday,
01/11/2024