Polyurea và Polyurethane: Sản phẩm nào chống thấm ưu việt hơn?

Polyurea và Polyurethane là những vật liệu chống thấm khá biến hiện nay, chúng có những ưu điểm vượt trội hơn cả so với các sản phẩm chống thấm gốc xi măng, polyme… Vậy nên, hiện nay, các chủ thầu luôn ưu ái, lựa chọn 2 vật liệu này cho công trình của mình. Nhưng chúng khác nhau ở đâu? Ưu nhược điểm của mỗi loại như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé! 

Để được tư vấn giải pháp chống thấm chất lượng cao và mua các sản phẩm chính hãng, vui lòng nhắn tin tại fanpage Komix Việt Nam, hoặc liên hệ qua số điện thoại Chuyên gia 0918.916.064 hoặc Hotline Văn phòng 028.6271.0066.

1. Polyurea và Polyurethane là gì?

1.1. Polyurea là gì? 

Polyurea là một loại vật liệu polymer, được sản xuất thông qua phản ứng của isocyanate với một hợp chất amine hoặc polyamine. Đây là một loại chất lỏng hoặc elastomer linh hoạt, có đặc tính chống chịu hóa học, chống mài mòn và chống thấm nước.

Polyurea được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng chống thấm, phủ bề mặt, và trong ngành công nghiệp xây dựng do tính linh hoạt và khả năng bám dính tốt của nó. Nó cũng được áp dụng trong lĩnh vực chống ăn mòn, bảo vệ bề mặt kim loại, và nhiều ứng dụng công nghiệp khác.

Hình ảnh thi công Polyurea. (Ảnh: Internet)

>>> Xem thêm: Polyureathane là gì? Khả năng chống thấm tốt không?

 

1.2. Polyurethane là gì?

Polyurethane là một loại vật liệu polymer, được tạo thành từ phản ứng của isocyanate với một hợp chất polyol. Đây là một loại polymer linh hoạt và đa dạng, có thể tồn tại ở nhiều dạng khác nhau như vật liệu xốp (sử dụng nhiều ở các loại đồ nội thất như đệm, đệm ghế, xốp cách âm, cách nhiệt, elastomer (được sử dụng nhiều ở bánh xe, con dấu, các sản phẩm chịu mài mòn), hoặc nhựa cứng…

Ngoài ra, Polyurethane được sử dụng rộng rãi trong nhiều ứng dụng khác nhau như trong các loại nguyên liệu xây dựng: keo dán, vữa cách nhiệt và chống thấm nước.

Polyurethane có tính linh hoạt cao, độ bền tốt và khả năng chịu đựng hóa chất, làm cho nó trở thành một vật liệu phổ biến và đa dạng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau.

2. Sự giống và khác nhau của Polyurea và Polyurethane

Cùng KOMIX có cái nhìn tổng quan nhất về sự giống và khác nhau của 2 loại vật liệu chống thấm này ở bảng dưới đây nhé!

 

Polyurea

Polyurethane

Cấu tạo 

đều được tạo ra thông qua phản ứng của isocyanate với các hợp chất khác nhau

được tạo thành từ phản ứng của isocyanate với một hợp chất amine hoặc polyamine

được tạo thành từ phản ứng của isocyanate với một hợp chất polyol

có chứa các liên kết urea

có cấu trúc có chứa các liên kết urethane (còn được gọi là liên kết carbamate)

Thời gian đông kết

đông kết nhanh hơn

đông kết chậm hơn

Độ cứng và khả năng chịu lực

Độ cứng 100% nên chịu lực tốt hơn

Độ cứng 75% nên chịu lực kém hơn  

Tính đàn hồi 

Độ đàn hồi kém hơn 

Độ đàn hồi tốt hơn 

Ứng dụng

cung cấp hiệu suất cao trong các ứng dụng công nghiệp đòi hỏi khả năng chống mài mòn, hóa chất và ăn mòn cao. Chúng có thể được sử dụng trên bê tông, kim loại, gỗ, gốm và các vật liệu khác để chống thấm và bảo vệ

Phù hợp cho các ứng dụng xây dựng: cầu, bãi đỗ xe, sàn, sửa chữa mái ngoại thất công trình, sơn bề mặt thẩm mỹ nội thất cho nền sàn. Dầu, chất phủ, hàng hải và các ngành công nghiệp khác cũng dùng poly-urea cho nhiều mục đích khác nhau.

Giá thành 

Đắt hơn 

Rẻ hơn 

3. Nên sử dụng Polyurea hay Polyurethane?

Việc chọn giữa polyurea và polyurethane phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm ứng dụng cụ thể, yêu cầu kỹ thuật, môi trường áp dụng, và ngân sách.

- Khi nào nên sử dụng Polyurea:

+ Với những công trình yêu cầu chống thấm cao, ở những nơi có điều kiện thời tiết khắc nghiệt: Nếu bạn cần một lớp phủ chống thấm nước mạnh mẽ và nhanh chóng, polyurea có thể là sự lựa chọn tốt. Nó có khả năng đông kết nhanh và tạo ra lớp phủ linh hoạt, chịu mài mòn và chống thấm tốt.

+ Thời gian thi công ngắn: Polyurea thường có thời gian đông kết rất nhanh, giúp tiết kiệm thời gian thi công. Điều này thích hợp cho các dự án cần hoàn thành nhanh chóng.

+ Ứng dụng trong môi trường khắc nghiệt: Nếu bạn cần một vật liệu chịu đựng tốt trong môi trường có hóa chất hoặc đòi hỏi tính linh hoạt cao, polyurea có thể phù hợp hơn.

>>> Xem thêm: KOMIX chống thấm tầng hầm: Quy trình chuẩn, hiệu quả cao

- Khi nào nên sử dụng Polyurethane:

+ Đa dạng ứng dụng: Polyurethane có thể điều chỉnh để đáp ứng nhiều yêu cầu khác nhau từ sản xuất foam cho đến sản xuất elastomer hay nhựa cứng. Nó phù hợp với nhiều ứng dụng khác nhau từ đồ nội thất, cách âm, cách nhiệt đến nguyên liệu xây dựng và công nghiệp sản xuất. Nó cũng có thể được áp dụng để chống thấm cho sàn mái tòa nhà và khu vực sàn tầng trệt, nhà vệ sinh, ban công,...

+ Cần tiết kiệm ngân sách: do có giá thành rẻ hơn, nên polyurethane sẽ là sự lựa chọn hữu hiệu, vừa đem lại hiệu quả chống thấm cao, lại vừa có giá thành phải chăng, phù hợp với ngân sách. 

Nói chung, việc lựa chọn giữa polyurea và polyurethane nên dựa trên tính chất cụ thể của dự án và yêu cầu kỹ thuật. Trong nhiều trường hợp, việc kết hợp cả hai vật liệu này cũng có thể tạo ra giải pháp tốt nhất cho dự án.

Tuy nhiên, để vừa đáp ứng được các nhu cầu sử dụng khác nhau, lại vừa có giá thành rẻ hơn, thì polyurethane sẽ là một sự lựa chọn thích hợp hơn, có thể áp dụng được ở nhiều hạng mục khác nhau. 

4. Nên mua polyurethane ở đâu? 

Ở Việt Nam, polyurethane là mặt hàng khá phổ biến và được bày bán ở nhiều gian hàng. Tuy nhiên, bạn nên tìm mua ở những cơ sở uy tín, bán hàng thật, chất lượng cao. 

Hiện tại, KOMIX đang cung cấp sản phẩm Polyurethane KP-NT: Màng chống thấm lỏng gốc Polyurethane, hai thành phần. 

Thành phần A là nhựa polyurethane lỏng tạo thành lớp lót nền và thành B là thành phần đóng rắn. Khi trộn 2 thành phần vào với nhau sẽ tạo thành một hỗn hợp dạng lỏng, sau khi quét hình thành một lớp màng dai và có độ đàn hồi. 

Sản phẩm Polyurethane KP-NT đảm bảo tất cả các tiêu chí: chống thấm tốt, giá thành phải chăng, phù hợp với nhiều hạng mục công trình. (Ảnh: KOMIX)

>>> Xem thêm: Cách xử lý thấm chân tường hiệu quả

- Hạng mục chống thấm: 

Chống thấm cho sàn mái tòa nhà và khu vực sàn tầng trệt. 

Chống thấm cho khu vực nhà vệ sinh, ban công, sân thượng... 

Chống thấm cho các cấu kiện có diện tích lớn.

- Ưu điểm:

+ Độ đàn hồi tốt, có khả năng chịu nước, khả năng chống mài mòn, độ bền với thời tiết và kháng hóa chất cao. 

+ Độ bám dính tốt lên nhiều loại bề mặt. 

+ Không gây hại cho lớp màng tại các vết nứt của kết cấu do độ giãn dài cao.

+ Dễ thi công trên các khu vực nhiều điểm nổi và góc, bằng cách tạo thành lớp chống thấm liền mạch 

+ Dễ sửa chữa khi lớp chống thấm bị hư hỏng

Để được tư vấn mua hàng và tìm hiểu thêm về sản phẩm Polyurethane KP-NT, xin vui lòng liên hệ qua fanpage KOMIX Việt Nam, hoặc qua số điện thoại Chuyên gia 0918.916.064 hoặc Hotline Văn phòng 028.6271.0066.

Hi vọng với những thông tin cung cấp trên đây, bạn đã có cho mình những hiểu biết cần thiết về sự giống và khác nhau giữa polyurea và polyurethane, từ đó bạn sẽ có cho mình sự lựa chọn nguyên vật liệu thích hợp, đáp ứng được những yêu cầu về kỹ thuật, ngân sách khác nhau. 

Bài viết: Hà Lê 
 

Gọi ngay
facebook Chat Facebook zalo Chat Zalo