Đừng để tiền mất tật mang với chiêu trò của nhà thầu khi thi công chống thấm 

Trong quá trình thi công chống thấm, một số chủ thầu thường có những “chiêu trò” nhằm “qua mặt" chủ công trình để ăn bớt, cắt xén nguyên vật liệu, thậm chí bỏ qua khâu chống thấm khiến nhiều chủ công trình “tiền mất tật mang", công trình thì ngày một xuống cấp, khó khăn trong việc gia cố, sửa chữa. 

Để được tư vấn giải pháp chống thấm chất lượng cao và mua các sản phẩm chính hãng, vui lòng nhắn tin tại fanpage Komix Việt Nam, hoặc liên hệ qua số điện thoại Chuyên gia 0918.916.064 hoặc Hotline Văn phòng 028.6271.0066.

1. Những “chiêu trò” của chủ thầu trong khâu thi công chống thấm mà bạn không hề hay biết 

1.1. Gian dối định mức

Một số chủ thầu thường gian đối định mức sử dụng nguyên vật liệu, để “ăn tiền" chênh lệch. 

Ví dụ, một thùng chất chống thấm 25 lít thi công được 10m2, nhưng trên thực tế thợ dùng 25 lít cho 25m2 hoặc hơn nữa. Tổng công trình cần dùng hết 10 thùng chống thấm, nhưng thực tế chủ thầu chỉ dùng hết 5. Nhưng trong bảng kê khai nguyên vật liệu vẫn để con số 10. 

Việc gian dối định mức sẽ làm gây thất thoát, tổn hại về tiền bạc cho chủ công trình, mà chưa kể quan trọng hơn cho lớp chống thấm không đảm bảo được hiệu quả, gây giảm tuổi thọ công trình. 

Gian dối định mức là một trong những nguyên nhân khiến công trình bị hư hại nhanh chóng. (Ảnh: Internet)

>>> Xem thêm: Lưu ý 10 nguyên nhân khiến chống thấm thất bại 

1.2. Bỏ qua luôn quy trình chống thấm 

Trong trường hợp chủ nhà không giám sát kỹ, chủ thầu xây dựng sẽ cho bỏ qua luôn quy trình chống thấm. Nhiều nhà thầu khi ký hợp đồng cam kết rất chắc chắn về chống thấm và bảo hành, tuy nhiên, đa số trong khi thi công, chủ nhà thường không thể giám sát mọi lúc mọi nơi, hoặc họ tin tưởng chủ thầu vì có bảo hành từ 6 tháng - 1 năm. 

Song thực tế cho thấy rằng, trong khoảng thời gian đó, nhà mới thường sẽ ít khi bị thấm, do vậy mà nhiều nhà thầu “không có tâm” sẽ “ăn tiền” luôn phần chống thấm một cách lặng thầm. 

1.3. Chọn sản phẩm chống thấm không chất lượng

Việc sử dụng hàng kém chất lượng, hàng nhái, hàng không phù hợp với từng hạng mục chống thấm cũng sẽ làm cho lớp chống thấm nhanh bị bong tróc, khả năng chống thấm kém.

Chưa kể, một số nhà thầu “dởm" thường trà trộn những sản phẩm chống thấm kém chất lượng vào những sản phẩm chính hãng đã kê khai ở hợp đồng xây dựng, để “ăn tiền" chênh lệch. Từ đó, họ dễ dàng qua mặt chủ nhà, nghiêm trọng hơn là làm hiệu quả chống thấm giảm sút, công trình nhanh chóng hư hỏng hơn. 

Sản phẩm chống thấm chất lượng kém, hàng nhái… sẽ làm tường bị bong tróc, nứt vỡ… (Ảnh: Internet)

>>> Xem thêm: Sửa tường bị thấm: Sửa hoài mà không hết thấm, phải làm sao?

1.4. Cẩu thả, làm qua loa khâu chống thấm để kịp tiến độ đã đề ra 

Nhiều chủ thầu chỉ đơn thuần làm xây dựng mà không có kiến thức chuyên sâu về chống thấm, nên có tình trạng làm qua loa, cẩu thả trong khâu này. Vậy nên, trước khi bắt tay vào giai đoạn chống thấm, họ không sửa chữa những phần bê tông bị lỗi trong quá trình thi công, không quan tâm, gia cố các chi tiết dễ bị thấm như vết nứt, cổ ống, mạch ngừng, chân tường… 

Chính vì thế, vừa hết thời gian bảo hành, thì sự cố thấm xảy ra, gia chủ mất thêm tiền sửa chữa, gia cố, mà chưa chắc chất lượng công trình đã được đảm bảo lâu dài, còn chủ thầu lúc này đã hết trách nhiệm.

1.5. Hấp dẫn bằng những bảng báo giá rẻ, sau đó cố tình tạo ra các chi phí phát sinh 

Điểm yếu của các gia chủ là không có kiến thức chuyên sâu về chống thấm, lại thường bị hấp dẫn bởi những bảng báo giá rẻ, sau này, trong quá trình thi công, các chủ thầu “dởm" thường sẽ đưa ra các vấn đề phát sinh mà buộc lòng gia chủ phải chi thêm tiền. 

Chưa kể những chi phí phát sinh này thường không nhỏ, khiến nhiều gia chủ mất ăn mất ngủ chỉ để lo đi chạy tiền theo yêu cầu của chủ thầu. 

2. Những cách đơn giản bạn cần biết để hạn chế những chiêu trò của chủ thầu trong quá trình chống thấm

2.1. Luôn sát sao, theo dõi, quan tâm đến công trình 

Trong quá trình thi công, bạn không nên phó mặc toàn bộ cho chủ thầu, bạn cần thường xuyên có mặt để nắm bắt tiến độ, cũng như kiểm soát các hoạt động của chủ thầu và những người thi công công trình. 

Tuy điều này chỉ giúp được một phần nào đó, nhưng ít nhiều cũng khiến những chủ thầu “dởm” cảm thấy lo ngại mà không dám giở chiêu trò ra với bạn. 

Bạn nên trực tiếp và thường xuyên theo dõi tiến độ công trình, để đảm bảo chủ thầu và đội thợ của họ làm việc đúng quy trình. (Ảnh: Internet)

>>> Xem thêm: Chống thấm tường liền kề tường hàng xóm hiệu quả và tiết kiệm chi phí

2.2. Tự mình chọn mua và kiểm soát số lượng vật liệu chống thấm 

Việc tự mình chọn mua nguyên vật liệu chống thấm, kiểm soát số lượng sẽ khiến các chủ thầu “dởm" không thể ăn chặn tiền nguyên vật liệu của bạn được. 

Điều quan trọng bạn cần làm là tìm đến những đơn vị uy tín, chuyên cung cấp các sản phẩm chống thấm chất lượng cao.

2.3. Nắm vững những quy trình cơ bản trong chống thấm 

Chống thấm cho công trình nhà ở thường được chú trọng nhất các khu vực như mái bằng, ban công, toilet. Vậy nên khi bạn nắm vững quy trình chống thấm cho những hạng mục này, các chủ thầu “dởm" đảm bảo không thể “qua mặt" được bạn với những chiêu trò của họ. 

Dưới đây, KOMIX sẽ mách bạn quy trình chống thấm mái bằng, ban công, toilet theo đúng chuẩn, sử dụng các sản phẩm chính hãng được cung cấp và phân phối bởi KOMIX, đảm bảo rằng, khi bạn đã nắm vững quy trình này, các chủ thầu sẽ khó lòng dùng chiêu trò để làm giảm chất lượng công trình của bạn. 

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt 

Bước 2: Lắp đặt ống thoát sàn 

Bước 3: Gia cố các góc, chân tường

Bước 4: Làm sạch bề mặt, rồi quét lớp lớp SmartFlex lần 1 

Bước 5: Đợi lớp 1 khô, quét tiếp lần 2. 

Bước 6: Tiếp tục đợi lớp 2 khô và quét tiếp lần 3 

Bước 7: Quét lớp vữa bảo vệ 

Bước 8: Lắp đặt gạch và hoàn thiện 

Hình ảnh mô phỏng quy trình chống thấm cho mái bằng, ban công, toilet. (Ảnh: KOMIX) 

Để được tư vấn mua hàng và tìm hiểu thêm về sản phẩm trong quá trình chống thấm các hạng mục công trình khác nhau, xin vui lòng liên hệ qua fanpage KOMIX Việt Nam, hoặc qua số điện thoại Chuyên gia 0918.916.064 hoặc Hotline Văn phòng 028.6271.0066.

Hi vọng rằng, với những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp kể trên, bạn đã hiểu được phần nào các chiêu trò mà một số chủ thầu có thể sử dụng trong quá trình thi công chống thấm. Và từ đó bạn có thể phòng bị, bảo vệ được chất lượng công trình của mình, cũng như tránh được những thiệt hại, “tiền mất tật mang". 

Bài viết: Hà Lê

Gọi ngay
facebook Chat Facebook zalo Chat Zalo