-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Các lưu ý khi lợp tôn trên mái ngói
Việc lợp tôn trên mái ngói không chỉ giúp tăng cường độ bền mà còn cải thiện khả năng cách nhiệt và bảo vệ ngôi nhà trước các tác động của thời tiết. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tối đa và tránh những sai lầm đáng tiếc, cần phải lưu ý một số điểm quan trọng trong quá trình thi công. Hãy cùng Komix đọc hết bài viết để biết cách lưu ý.
Để được tư vấn giải pháp chống thấm chất lượng cao và mua các sản phẩm chính hãng, vui lòng nhắn tin tại fanpage Komix Việt Nam, hoặc liên hệ qua số điện thoại Chuyên gia 0918.916.064 hoặc Hotline Văn phòng 028.6271.0066. |
1. Các lưu ý khi lợp tôn trên mái ngói
Việc lợp tôn trên mái ngói đang trở thành lựa chọn phổ biến vì giúp tăng độ bền và cách nhiệt hiệu quả. Dưới đây là những sai lầm mà nhiều người mắc phải cần phải lưu ý:
1.1. Lợp tôn trên mái ngói: Chọn sai loại tôn
Không phải bất kỳ loại tôn nào cũng thích hợp để lợp tôn trên mái ngói. Bởi mỗi loại tôn đều có những đặc điểm riêng, đáp ứng yêu cầu về chức năng và thẩm mỹ khác nhau. Việc lựa chọn sai không chỉ làm giảm hiệu quả cách nhiệt, cách âm mà có thể làm hỏng kết cấu mái ngói. Để tránh những sai lầm khi lợp tôn trên mái ngói cần tìm hiểu kĩ về các loại tôn đang có ở trên thị trường. Mỗi loại tôn sẽ có những ưu nhược điểm, phù hợp với điều kiện khí hậu.
1.2. Lợp tôn trên mái ngói: Thiếu khung xương hỗ trợ
Khung xương đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cố định tôn và đảm bảo cho hệ thống mái. Nếu không lắp khung xương hoặc lắp không đúng khi lợp tôn trên mái ngói cũng làm cho chúng bị xê dịch, gây thấm dột và hư hỏng.
1.3. Lợp tôn trên mái ngói: Độ dốc mái không hợp lý
Nếu độ dốc quá thấp hoặc quá cao sẽ dẫn đến các vấn đề về thoát nước. Vậy nên cần tạo độ dốc thích hợp để nước mưa chảy xuống mà không bị ứ đọng. Nên cần tham khảo các chuyên gia hoặc người có kinh nghiệm để điều chỉnh độ dốc cho hợp lý khi lợp tôn trên mái ngói.
Các lưu ý khi lợp tôn trên mái ngói (Ảnh sưu tầm)
>>> Xem thêm: Cách xử lý khe hở giữa 2 nhà hiệu quả: Giải pháp chống thấm và an toàn
1.4. Lợp tôn trên mái ngói: Không xử lý kỹ mối nối và khe hở
Với những mối nối và khe hở sẽ rất dễ bị thấm nước nếu không được xử lý đúng cách. Vậy nên cần tiến hành chống thấm các mối nối và toàn bộ bề mặt của mái tôn. Có như vậy mới đảm bảo hạn chế gây rò rỉ và thấm dột khi lợp tôn trên mái ngói.
1.5. Lợp tôn trên mái ngói: Sử dụng vật liệu kém chất lượng
Việc dùng các loại tôn kém chất lượng không chỉ làm giảm tuổi thọ của mái nhà. Mà chúng còn gây ra nhiều cấn đề khác trong quá trình sử dụng. Để đảm bảo được độ bền và hiệu quả cần mua ở các đơn vị và thương hiệu có uy tín khi lợp tôn trên mái ngói.
2. Lợp tôn trên mái ngói: Những đặc điểm nổi bật của màng nguội
Khi lợp tôn trên mái ngói, việc chọn vật liệu chống thấm phù hợp là rất quan trọng để bảo vệ mái nhà khỏi các yếu tố môi trường. Một trong những giải pháp hiệu quả được nhiều người lựa chọn là sử dụng màng nguội. Dưới đây là những ưu điểm vượt trội của màng nguội khiến nhiều người lựa chọn vật liệu này đến vậy:
- Với thiết kế có độ bám dính tốt trên cả bề mặt thẳng đứng và ngang. Vậy nên đảm bảo cho lớp màng được dán chặt lên bề mặt mái tôn, tạo liên kết bảo vệ mạnh mẽ.
- Khả năng thấm cực tốt nên ngăn chặn được nước rò rỉ hay bị dột xuống mái nhà. Từ đó, chúng bảo vệ được mái tránh được các tác động của môi trường.
- Những loại màng nguội có độ bền cao nên rất khó bị oxi hóa. Đây được cân nhắc là một giải pháp hiệu quả nhất để bảo vệ mái của nhà bạn.
- Màng nguội có khả năng kháng được sự xé và xuyên thủng cao nên sẽ không bị hư hại dưới những tác động của yếu tố thời tiết.
Lợp tôn trên mái ngói: Những đặc điểm nổi bật của màng nguội (Ảnh Komix)
>>> Xem thêm: Nhà vệ sinh tầng 1 có cần chống thấm không? Tầm quan trọng và cách thực hiện
3. Lợp tôn trên mái ngói: Quy trình chống thấm với màng nguội
Màng nguội hay còn gọi là màng đá, là một loại keo có khả năng tự dính nên việc thi công rất dễ dàng. Dưới đây là quy trình thi công chống thấm cụ thể:
- Bước 1: Chuẩn bị bề mặt cần chống thấm, sau đó là vệ sinh và sửa chữa bề mặt. Hãy luôn đảm bảo rằng bề mặt mái khô ráo, phẳng và không dính bụi bẩn.
- Bước 2: Phủ thêm một lớp lót để tăng cường độ bám dính của màng nguội.
- Bước 3: Cắt màng chống thấm nguội thành những miếng nhỏ có kích thước từ 4cmx4cm hoặc các miếng có chiều rộng khoảng 10cm.
- Bước 5: Sắp xếp các tấm màng nguội được ghép chồng lên nhau khoảng 10cm và đặt lên các mối nối, lỗ đinh trên bề mặt.
- Bước 6: Sử dụng keo chuyên dụng để đảm bảo được kín nước. Dùng tay để ép chặt hoặc dùng con lăn để loại bỏ đi bọt khí và đảm bảo độ dính.
Lợp tôn trên mái ngói: Quy trình chống thấm với màng nguội (Ảnh sưu tầm)
>>> Xem thêm: Bí quyết lựa chọn vật liệu chống thấm dột phù hợp với công trình của bạn
Việc lợp tôn trên mái ngói không chỉ giúp tăng cường độ bền cho công trình, mà còn mang lại khả năng cách nhiệt vượt trội. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa những lợi ích này, quá trình thi công cần được thực hiện một cách cẩn thận và đúng kỹ thuật để đảm bảo các vấn đề về thấm dột. Qua bài viết trên đã giúp cho bạn biết những lưu ý nào cần tránh trong quá trình thực hiện.
TUYỆT CHIÊU CHỐNG THẤM CỬA SỔ KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT
Friday,
22/11/2024
NHỮNG VIỆC CẦN LÀM NGAY KHI THẤY TƯỜNG BỊ ẨM
Tuesday,
19/11/2024
CHỐNG THẤM TƯỜNG KHÔNG TRÁT MẶT NGOÀI CHỈ VỚI 6 BƯỚC ĐƠN GIẢN, DỄ LÀM
Monday,
18/11/2024