Vữa không co ngót: Đặc điểm và ứng dụng

Vữa không co ngót là một trong những vật liệu không thể thiếu khi xây dựng công trình. Chúng được sử dụng rộng rãi và là lựa chọn hàng đầu của nhiều nhà thầu và kiến trúc sư. Hãy cùng Komix đọc hết bài viết để biết vữa không co ngót là gì và đặc điểm, ứng dụng như thế nào nhé. 

Để được tư vấn giải pháp chống thấm chất lượng cao và mua các sản phẩm chính hãng, vui lòng nhắn tin tại fanpage Komix Việt Nam, hoặc liên hệ qua số điện thoại Chuyên gia 0918.916.064 hoặc Hotline Văn phòng 028.6271.0066.

1. Vữa không co ngót là gì?

Vữa không co ngót là loại vữa chuyên dụng được dùng để loại bỏ hoặc giảm thiểu hiện tượng co ngót khi vữa khô. Thông thường trong quá trình đông cứng của vữa sẽ có xu hướng co lại và gây vết nứt. Vậy nên khi dùng vữa không co ngót, hiện tượng này sẽ được khắc phục. Từ đó, chúng giúp công trình đảm bảo tính ổn định và bền vững.

Với khả năng không co ngót, loại vữa đặc biệt phù hợp cho các công trình yêu cầu độ chính xác cao như cầu, cột, các kết cấu chịu tải lớn. Đó cũng chính là lý do tại sao vữa không co ngót lại ngày càng được ưa chuộng đến vậy.

 Vữa không co ngót (Ảnh sưu tầm)

 Vữa không co ngót (Ảnh sưu tầm)

>>> Xem thêm: Sàn âm ban công: Hướng dẫn lựa chọn vật liệu và thi công đúng cách

2. Đặc điểm của vữa không co ngót

Giữ nguyên kích thước và hình dạng: Vữa không co ngót sẽ giúp cho quá trình đông cứng không bị co lại hay bị nứt. Điều này giúp tránh các vết nứt và bảo đảm độ bền của công trình.

Độ bền cơ học cao: Với thành phần đặc biệt và quy trình sản xuất hiện đại, vữa không co ngót có khả năng chịu lực tốt. Ngoài ra, còn có độ bám dính mạnh vào bề mặt thi công, chịu được tốt các yếu tố môi trường. Điểm nổi bật này trở thành lựa chọn lý tưởng cho công trình yêu cầu độ bền lâu dài.

Khả năng chống thấm nước tốt: Chúng giúp bảo vệ kết cấu bê tông khỏi sự xâm hại của độ ẩm hay nước. Vậy nên ngăn chặn các vấn đề về thấm dột, rò rỉ nước hay bị ẩm mốc. Nhờ vậy mà làm tăng tuổi thọ cho các công trình.

3. Ứng dụng của vữa không co ngót

Với những đặc điểm ưu việt, vữa không co ngót được ứng dụng rộng rãi ở nhiều loại công trình lớn như cầu, đường, các công trình hạ tầng. Khả năng không co ngót giúp bảo đảm tính ổn định và an toàn cho các công trình này, dù bị dưới tác động của tải trọng lớn hay thời tiết khắc nghiệt.

Ngoài ra, vữa không co ngót còn được sử dụng trong việc sửa chữa và bảo trì các công trình bê tông cũ. Trong trường hợp, các kết cấu bị nứt, vữa không co ngót là giải pháp lý tưởng để khắc phục. Tính năng không co ngót này giúp các bề mặt thi công trở nên chắc chắn và bền vững hơn.

Không những thế, vữa không ngót còn được thi công ở bề mặt sàn nhà, mặt đường,... Độ bám dính cực mạnh và không bị co ngót nên đảm bảo bề mặt không bị nứt hay biến dạng. Chúng giữ cho công trình luôn ở trạng thái tốt nhất trong thời gian dài.

Ứng dụng của vữa không co ngót (Ảnh sưu tầm)

Ứng dụng của vữa không co ngót (Ảnh sưu tầm)

>>> Xem thêm: Các lưu ý khi lợp tôn trên mái ngói

4. Cách dùng của vữa không co ngót

Việc sử dụng vữa không co ngót yêu cầu sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tuân thủ đúng quy trình để đạt hiệu quả tối đa:

Đầu tiên, trước khi thi công, bề mặt cần được làm sạch hoàn toàn, loại bỏ hết các tạp chất như bụi, dầu mỡ. Vì điều này sẽ giúp tránh làm ảnh hưởng đến độ bám dính của vữa. Đối với các bề mặt đã bị hư hỏng, cần tiến hành sửa chữa sơ bộ trước khi áp dụng vữa không co ngót.

Khi trộn vữa không co ngót, cần chú ý đến tỷ lệ nước và vữa theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Tỷ lệ trộn không đúng có thể làm giảm hiệu quả của vữa và không đảm bảo được độ bền. Quá trình trộn cần được thực hiện đều tay và kỹ lưỡng để đảm bảo vữa đạt được độ đồng nhất tốt nhất.

Cần lưu ý đến thời gian đông cứng của vữa không co ngót. Vì có thời gian đông cứng nhanh nên yêu cầu công việc phải thực hiện nhanh chóng và chuẩn xác. Nếu thi công trong điều kiện trời mưa, môi trường quá lạnh, hiệu quả của vữa co ngót có thể bị ảnh hưởng. Do đó, việc kiểm soát điều kiện thi công là cần thiết để đạt được kết quả tốt nhất. 

Các thợ thi công cũng sử dụng các vật liệu chống thấm để quét lên bề mặt đã được trám lớp vữa không co ngót. Bởi vì việc này sẽ làm tăng khả năng bị nước thấm dột và gây hư hại kết cấu bên trong của công trình. 

5. Tại sao nên thi công thêm vật liệu chống thấm khi đã có lớp vữa không co ngót?

Dù vữa không co ngót giữ kích thước, hình dạng sau khi khô nhưng vẫn cần thêm vật liệu chống thấm để bảo vệ công trình. Vữa không co ngót không có khả năng chống thấm hoàn toàn. Các vật liệu chống thấm bạn có thể tham khảo như SmartFlex, Maxseal Super, Maxseal Flex, Smart Torch … 

Tại sao nên thi công thêm vật liệu chống thấm khi đã có lớp vữa không co ngót? (Ảnh Komix)

Tại sao nên thi công thêm vật liệu chống thấm khi đã có lớp vữa không co ngót? (Ảnh Komix)

Vật liệu chống thấm giúp ngăn ngừa nước và độ ẩm thẩm thấu qua bề mặt. Điều này bảo vệ công trình khỏi hư hại và nấm mốc. Bảo vệ công trình tránh khỏi nứt gãy và mục nát là rất quan trọng. Vật liệu chống thấm cũng giúp giảm chi phí bảo trì trong tương lai. Việc kết hợp vữa không co ngót với vật liệu chống thấm tạo nên hệ thống bảo vệ toàn diện. Hệ thống này giúp tăng cường độ bền và kéo dài tuổi thọ công trình.

>>> Xem thêm: Mách bạn cách xác định sản phẩm chống thấm nào tốt

Vữa không co ngót mang lại nhiều lợi ích vượt trội cho các công trình. Đặc tính không co ngót, độ bền cao, khả năng chống thấm tốt nên giúp nâng cao chất lượng công trình. Hy vọng bài viết này cung cấp thông tin hữu ích về vữa không co ngót để đưa ra lựa chọn vật liệu cho phù hợp. 

Gọi ngay
facebook Chat Facebook zalo Chat Zalo