NHỮNG VIỆC CẦN LÀM NGAY KHI THẤY TƯỜNG BỊ ẨM

Việc phát hiện sớm và xử lý kịp thời tường bị ẩm là vô cùng quan trọng để tránh tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn và đảm bảo an toàn cho ngôi nhà. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những việc cần làm ngay khi thấy tường bị ẩm, giúp bạn khắc phục hiệu quả và bảo vệ ngôi nhà khỏi các vấn đề do ẩm ướt gây ra.

Để được tư vấn giải pháp chống thấm chất lượng cao và mua các sản phẩm chính hãng, vui lòng nhắn tin tại fanpage Komix Việt Nam, hoặc liên hệ qua số điện thoại Chuyên gia 0918.916.064, Hotline Văn phòng 028.6271.0066.

1. Xác định nguyên nhân khiến tường bị ẩm

Tường bị ẩm là một vấn đề phổ biến trong các công trình xây dựng, đặc biệt là vào mùa mưa hoặc ở những khu vực có độ ẩm cao. Không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, tình trạng tường ẩm còn có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn như thấm nước, nấm mốc, và hư hại kết cấu công trình.

Khi tường bị ẩm, việc đầu tiên bạn cần làm xác định nguyên nhân, để có thể xử lý từ gốc rễ tình trạng ẩm, thấm nước vào tường. (Ảnh: Internet)

Trước khi tiến hành các biện pháp xử lý tường bị ẩm, bạn cần xác định rõ nguyên nhân gây ra tình trạng ẩm này:

- Do thấm nước từ ngoài: Có thể là do mưa, nước ngấm qua các vết nứt trên tường, hoặc do hệ thống thoát nước không hiệu quả.

- Do độ ẩm trong không khí cao: Tường có thể bị ẩm do không khí trong nhà quá ẩm, đặc biệt là trong các mùa mưa hoặc ở những khu vực có độ ẩm cao.

- Do rò rỉ từ ống nước: Kiểm tra xem có ống nước bị rò rỉ ẩn trong tường hay không.

- Do móng và nền đất ẩm: Trong trường hợp công trình xây dựng không được làm móng cao hoặc không có lớp chống thấm dưới nền, độ ẩm từ dưới đất có thể xâm nhập vào tường. Các tường tiếp xúc trực tiếp với nền đất ẩm hoặc vùng đất ngập nước dễ bị ảnh hưởng bởi độ ẩm từ mặt đất, dẫn đến tình trạng ẩm tường.

- Do tường không được bảo vệ hoặc chống thấm: Tường ngoài hoặc các khu vực tiếp xúc với môi trường bên ngoài nếu không được bảo vệ đúng cách bằng các lớp sơn chống thấm hoặc màng chống thấm sẽ dễ dàng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết như mưa, sương mù, hay độ ẩm từ môi trường…

2. Tạm thời khắc phục nguyên nhân khiến tường bị ẩm

Khi đã biết rõ được nguyên nhân gây ra tình trạng tường bị ẩm. Bạn cần tìm ngay cách khắc phục và xử lý nguồn nước gây ra ẩm. 

Nếu nguyên nhân gây ẩm là do nước thấm vào từ bên ngoài, hoặc có rò rỉ từ ống nước, bạn cần tạm thời ngừng sự xâm nhập của nước, bằng cách:

- Cố định các vết nứt: Dùng băng keo chống thấm hoặc vữa chống thấm để tạm thời bịt kín các vết nứt lớn.

- Đóng van nước: Nếu nghi ngờ có rò rỉ từ hệ thống ống nước, hãy tắt ngay nguồn cung cấp nước để ngừng sự rò rỉ.

Tường bị ẩm lâu ngày sẽ dễ bị nứt gây ảnh hưởng đến kết cấu và sự an toàn của công trình. (Ảnh: Internet)

3. Làm khô tường bị ẩm nhanh chóng

Đây là một việc làm rất cần thiết khi thấy tường bị ẩm. Tường khô ráo sẽ khiến việc sửa chữa, khắc phục được dễ dàng hơn. 

Sử dụng các phương pháp làm khô để giảm độ ẩm trong tường càng sớm càng tốt:

- Mở cửa sổ và cửa ra vào: Tạo không gian thoáng mát để giúp không khí lưu thông và làm khô tường.

- Dùng quạt hoặc máy hút ẩm: Sử dụng quạt hoặc máy hút ẩm để tăng tốc quá trình làm khô tường.

- Sử dụng máy sấy nóng (nếu có): Một số máy sấy có thể giúp làm giảm độ ẩm nhanh chóng trong những khu vực nhỏ, khó tiếp cận.

4. Kiểm tra và xử lý nấm mốc, mùi hôi ở những bức tường bị ẩm

Nếu tường bị ẩm trong thời gian dài, có thể xuất hiện nấm mốc và mùi hôi. Để xử lý, bạn cần:

- Dọn sạch nấm mốc: Dùng dung dịch tẩy nấm mốc chuyên dụng hoặc pha loãng giấm trắng với nước (tỉ lệ 1:1) để lau sạch bề mặt bị mốc.

- Khử mùi hôi: Sử dụng các chất khử mùi hoặc để các không gian thoáng để mùi hôi nhanh chóng bay đi.

Trước khi thực hiện các bước sửa chữa phần tường bị ẩm, bạn cần làm sạch các lớp rêu mốc bám trên bề mặt tường. (Ảnh: Internet)

5. Thực hiện các biện pháp chống thấm lâu dài

Sau khi đã xử lý tạm thời, hãy thực hiện các biện pháp chống thấm lâu dài để tránh tình trạng ẩm tái diễn. 

Tường bị ẩm thường do nước bị rò rỉ và thấm vào sâu trong tường, đôi khi việc xác định nguyên nhân cũng khó. Vậy nên, áp dụng các biện pháp chống thấm lâu dài sẽ đảm bảo được sự ổn định và bền bỉ cho tường trước những tác nhân bên ngoài.   

Dưới đây là một số cách để sửa tường bị ẩm, tường bị thấm, sử dụng các loại vật liệu chống thấm như:

  • Màng chống thấm dạng lỏng, gốc xi măng. 

- Ưu điểm: độ bám dính tốt, dễ thi công 

- Sản phẩm gợi ý: màng chống thấm dạng lỏng, gốc xi măng - SmartFlex. 

- Cách sửa tường nhà bị thấm với SmartFlex:

Bước 1: Làm sạch bề mặt, cạo hết phần sơn, vữa bị bong tróc. Đảm bảo bề mặt không còn bụi bẩn, dầu mỡ…

Bước 2: Chuẩn bị nguyên vật liệu, pha trộn SmartFlex theo đúng tỷ lệ khuyến nghị của nhà sản xuất

Bước 3: Sử dụng cọ, cuộn lông, hoặc máy phun để phủ lớp SmartFlex lên bề mặt tường. Đảm bảo bạn phủ đều và một lớp dày đủ để đảm bảo tính chống thấm.

Bước 4: Phủ lớp thứ hai (nếu cần thiết): Việc làm này giúp gia tăng khả năng chống thấm của bề mặt. Nhưng bạn phải đảm bảo lớp đầu đã khô, mới tiến hành quét/phun lớp thứ hai

Bước 5: Chờ cho lớp SmartFlex khô hoàn toàn: Đảm bảo rằng lớp phủ SmartFlex đã khô hoàn toàn trước khi tiến hành bước tiếp theo như phủ sơn, lát gạch…

>>> Xem thêm: MUA SMARTFLEX CHỐNG THẤM CHÍNH HÃNG, GIÁ TỐT Ở ĐÂU?

Smartflex được mệnh danh là “phương pháp cứu cánh” hiệu quả khi công trình gặp phải tình trạng tường bị ẩm, bị thấm. (Ảnh: KOMIX)

Nếu tường bị ẩm lâu ngày và xuất hiện những vết nứt lớn, bạn cần thực hiện những bước sửa chữa chuyên sâu hơn, bạn có thể tham khảo tại đây: Tại sao cần sửa chữa bê tông trước khi chống thấm. Lưu ý từ chuyên gia.

  • Sử dụng màng nóng 

- Ưu điểm: độ bền cao

Biện pháp chống thấm này thường được sử dụng để chống thấm cho khe giữa 2 ngôi nhà. Tuy nhiên, việc sử dụng màng nóng đòi hỏi kỹ thuật cao, chính vì thế bạn nên tìm đến những đơn vị thi công màng nóng uy tín, để đảm bảo chất lượng cho quá trình chống thấm. 

- Cách thi công màng nóng chống thấm khe tiếp giáp 2 nhà:

Bước 1: Làm sạch bề mặt, đảm bảo bề mặt sạch sẽ, khô ráo, không còn bụi bẩn, dầu mỡ… 

Bước 2: Dùng nước áp lực cao để làm sạch khe tiếp giáp, sau đó chờ khô tự nhiên, hoặc để nhanh hơn,  bạn có thể dùng máy sấy nhiệt

Bước 3: Đặt màng nóng lên khe, đảm bảo lớp nhiệt dẻo hướng và phía bề mặt

Bước 4: Dùng máy khò để làm nóng màng 

Bước 5: Dùng tay hoặc dụng cụ để đảm bảo màng bám chắc vào bề mặt 

Bước 6: Đảm bảo rằng màng khò nóng đã được dán đều và kín, không có vết nứt hoặc khe hở nào. Nếu có phần màng thừa thì phải cắt bỏ đi.

Sử dụng màng nóng là phương pháp hiệu quả để xử lý tình trạng tường bị ẩm, đặc biệt là những bức tường tiếp giáp giữa các công trình. (Ảnh: KOMIX)

>>> Xem thêm: MÀNG CHỐNG THẤM BITUM GIÁ BAO NHIÊU? QUY TRÌNH CHỐNG THẤM MÀNG BITUM CHUẨN KỸ THUẬT

  • Sử dụng sơn chống thấm:

- Ưu điểm: có thể sử dụng để sửa chữa tường bị thấm dột do các nguyên nhân như nước mưa, hư hỏng đường ống nước…, giúp tường tăng khả năng chống thấm nước, cải thiện tính thẩm mỹ cho ngôi nhà, giúp những phần tường bị thấm nước lâu ngày, đã bị hoen ố, trở nên sạch sẽ và nhìn cũng mới hơn. 

Tuy nhiên, sơn chống thấm chỉ nên là bước cuối cùng trong một quy trình chống thấm. Để gia tăng tính hiệu quả chống thấm cho tường nhà, chúng ta cần sử dụng chất chống thấm kể trên như một giải pháp đặc hiệu.

Để được tư vấn mua hàng và tìm hiểu thêm về sản phẩm chống thấm tường bị ẩm, xin vui lòng liên hệ qua fanpage KOMIX Việt Nam, hoặc qua số điện thoại Chuyên gia 0918.916.064 hoặc Hotline Văn phòng 028.6271.0066.

Tựu chung lại, khi phát hiện tường bị ẩm, việc xử lý kịp thời và đúng cách không chỉ giúp bảo vệ ngôi nhà mà còn ngăn ngừa các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe và kết cấu công trình. Hãy luôn xác định nguyên nhân gây ẩm, xử lý triệt để nguồn gốc vấn đề và đảm bảo làm khô tường hoàn toàn trước khi sửa chữa. Ngoài ra, việc cải thiện hệ thống thoát nước và sử dụng các biện pháp chống thấm hiệu quả sẽ giúp bảo vệ tường nhà bạn bền lâu. Nếu tình trạng ẩm kéo dài hoặc phức tạp, đừng ngần ngại tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia để đảm bảo ngôi nhà luôn khô ráo và an toàn.

Bài viết: Hà Lê

Gọi ngay
facebook Chat Facebook zalo Chat Zalo