-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Nguyên nhân và cách xử lý nền nhà tắm bị trũng nhanh chóng và đạt hiệu quả
Công trình sau một thời gian đưa vào sử dụng có dấu hiệu nền nhà bị trũng. Vậy nguyên nhân và cách xử lý nền nhà tắm bị trũng là gì? Hãy cùng Komix đọc hết bài viết này để giải đáp thắc mắc của bạn nhé.
Để được tư vấn giải pháp chống thấm chất lượng cao và mua các sản phẩm chính hãng, vui lòng nhắn tin tại fanpage Komix Việt Nam, hoặc liên hệ qua số điện thoại Chuyên gia 0918.916.064 hoặc Hotline Văn phòng 028.6271.0066. |
1. Xử lý nền nhà tắm bị trũng: Nguyên nhân
1.1. Không thực hiện chống thấm
Nhà tắm là khu vực thường xuyên tiếp xúc với nước. Nên khi không được chống thấm kỹ lưỡng sẽ dễ làm cho bề mặt sàn bị tổn thương nghiêm trọng. Các hiện tượng thường hay thấy là nền nhà bị trũng, lún.
Các lớp vật liệu bên dưới sàn nếu bị ngấm nước qua các khe hở trong một thời gian dài sẽ làm cho lớp vữa bị phân rã. Từ đó, nền nhà không chịu được tải trọng của người sử dụng và các đồ vật nặng được đặt trên sàn. Nếu để tình trạng này lâu sẽ làm cho sàn nhà tắm bị sụt lún và trũng theo thời gian.
Cách tốt nhất để xử lý nền nhà tắm bị trũng là thực hiện chống thấm nhà ngay khi xây dựng nhà. Khi công trình đã đưa vào sử dụng lâu mới xuất hiện tình trạng này thì gia chủ nên đập ra hết toàn bộ mặt sàn, sau đó tiến hành chống thấm và làm lại sàn.
Xử lý nền nhà tắm bị trũng: Nguyên nhân (Ảnh sưu tầm)
1.2. Tính toán sai kết cấu
Việc tính toán sai lực lún hoặc giải quyết không phù hợp cũng làm cho quá trình thi công không đúng với thiết kế ban đầu nên gây hiện tượng bị trũng.
Khi thiết kế thường bỏ qua việc tăng thêm lực đứng momen của các khu vực trong nhà. Việc này làm dẫn tới tính sai diện tích móng và sai lực của cột nhà. Từ đó làm cho phản lực của đất nền không hợp lý và xuất hiện hiện tượng nền nhà bị trũng. Vậy nên khi xuất hiện cần tìm ra cách xử lý nền nhà tắm bị trũng ngay.
1.3. Gia cố móng không chính xác
Hiện có nhiều công trình dân dụng thường có giải pháp là đóng xong cừ tràm sẽ phủ lên một lớp cát khoảng 10cm đến 20cm. Việc làm này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến các kết cấu của móng nhà rất nhiều. Dưới những áp lực móng cát sẽ gây lún xuống, lúc này cần tiến hành xử lý nền nhà tắm bị trũng để tránh hư hỏng nghiêm trọng hơn.
Bên cạnh đó, có thể do dòng cát có sự dịch chuyển hay những công trình liền kề đào móng làm cho lớp cát phủ đầu cừ sạt lở. Hoặc do chiều dày thi công lớp cát đệm không đều với nhau nên gây lún. Vậy nên cần phải tìm cách để xử lý nền nhà tắm bị trũng ngay khi xuất hiện các dấu hiệu.
Ngoài ra, việc phủ lớp cát làm móng nhưng không liên kết được với khối cừ tràm, từ đó độ cứng của móng yếu đi. Việc ảnh hưởng do các lực xung động hay lớp cát đệm bị chảy làm gia tăng độ lún. Vậy nên, khi thi công cần phải có một lớp bê tông lót đầy vào lớp cừ tràm. Nhờ vậy mà sẽ tạo ra một khối có tác dụng chịu lực lớn mà không cần phải có lớp đệm trung gian.
>>> Xem thêm: Chống thấm nhà vệ sinh tầng 2: Làm sao cho chuẩn, hiệu quả dài lâu?
1.4. Có sai sót trong quá trình thi công
Nguyên nhân có thể làm cho nền nhà tắm bị trũng là do trong quá trình thi công, thợ làm qua loa và không đúng kỹ thuật. Hơn nữa, khi gia chủ không có sự quản lý chặt chẽ sẽ dễ tạo cơ hội để thợ mòn rút. Từ đó đã làm cho cấu trúc của nền móng không được ổn định và lỏng lẻo. Lúc này cần phải tìm giải pháp để xử lý nền nhà tắm bị trũng ngay.
Nguyên nhân: Do có sai sót trong quá trình thi công (Ảnh sưu tầm)
1.5. Do có nhiều cây cối lớn xung quanh khu vực
Có nhiều người nghĩ việc trồng cây lớn gần nhà tắm sẽ tạo được không gian thoáng mát. Tuy nhiên, đối với những loại cây to sẽ làm cho nền nhà tắm dễ bị lún bởi rễ cây hút nước ra khỏi đất và làm cho lớp đất dưới nền bị co lại. Dần dần chúng gây ra hiện tượng lún.
2. Xử lý nền nhà tắm bị trũng: Dấu hiệu nhận biết
Bản chất của hiện tượng này là do cấu trúc của nhà tắm bị thay đổi. Từ đó làm công trình có sự chuyển vị từ phương thẳng đứng sang phương thẳng đứng không đều. Đa số các công trình hiện nay đều bị lún nhưng ở mức độ lún nhỏ hơn 8cm nên tạm chấp nhận được. Hoặc do không thực hiện chống thấm đúng cách và làm cho nước ứ đọng lại lớp nền bên dưới nên gây trũng. Sau đây là những dấu hiệu nhận biết nền nhà tắm đang bị trũng:
- Tại các khu vực tường và trần xuất hiện các vết nứt dọc
- Nước bị rò rỉ vào trong đất ở dưới nền móng, từ sự co lại của đất mà gây hiện tượng nhà tắm bị trũng
- Những vết nứt trên sàn, tường đang bị lan rộng sang những khu vực khác. Vết nứt này không chỉ xuất hiện ở bên trong công trình mà cả ở lẫn phía bên ngoài.
- Khung cửa nhà tắm bị cong vênh và biến dạng do bị trũng.
- Sàn nhà tắm có những vị trí bị lõm xuống hoặc ngang sang dọc. Nên khi có những dấu hiệu này cần phải xử lý nền nhà tắm bị trũng ngay lập tức.
Xử lý nền nhà tắm bị trũng: Dấu hiệu nhận biết (Ảnh sưu tầm)
>>> Xem thêm: Tất tần tật các cách xử lý tường nhà bị ẩm mốc hiệu quả, nhanh chóng
3. Cách xử lý nền nhà tắm bị trũng
Để xử lý nền nhà tắm bị trũng, trước hết gia chủ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân mới đưa ra hướng giải quyết.
3.1. Xử lý nền nhà tắm bị trũng do không thực hiện chống thấm
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt
- Cần vệ sinh bề mặt sàn
- Kiểm tra cao độ sàn của nhà tắm đã tạo dốc về ống thoát nước chưa? Nếu chưa thực hiện cần tạo độ dốc 1.5 - 2%.
- Đục tỉa lại quanh vị trí cổ ống.
- Dùng hỗn hợp xi măng và cát theo tỷ lệ 1:3 để tô góc chân tường nếu cần thiết.
Bước 2: Xử lý gia cố các điểm yếu
- Dùng băng cản nước để quấn quanh các cổ ống xuyên sàn.
- Tiếp đến dùng vữa không ngót Sika Grout để đổ đầy xung quanh cổ ống.
- Vệ sinh bề mặt sàn thêm một lần nữa.
- Sử dụng cọ hoặc bình xịt phun nước sạch lên trên bề mặt sàn. Cần lưu ý khi thực hiện không cho nước đóng thành vũng.
- Dùng máy trộn chậm với tốc độ 500-600 vòng/phút để trộn vữa chống thấm trong 5 phút. Sau đó dừng vài phút và trộn lại lần thứ hai cho đến khi thu được hỗn hợp đồng nhất mà không bị vón cục.
- Gia cố thêm góc chân tường, các vết nứt bằng lưới thủy tinh Polyester cùng vữa chống thấm vừa trộn được. Trét vữa chống thấm rộng khoảng 150 -200 mm dọc theo chân tường và các vết nứt.
Bước 3: Thực hiện thi công chống thấm
- Dùng cọ để quét một lớp chống thấm SmartFlex lên bề mặt sàn với định mức là 0.6- 0.75 kg/m2.
- Chờ đến khi lớp SmartFlex thứ nhất khô khoảng 30 -60 phút, rồi dặm vá lại các khiếm khuyết. Sau đó mới quét thêm lớp SmartFlex thứ hai theo chiều ngang và vuông góc với lớp chống thấm thứ nhất. Định mức quét giống như trên.
- Tiếp tục dặm vá lớp thứ hai nếu có. Sau đó quét lớp chống thấm thứ ba vuông góc với lớp thứ hai.
Bước 4: Thử nước và nghiệm thu
- Chờ lớp chống thấm khô sau 36-48h, tiếp theo là bơm nước ngập 30-50mm và kiểm tra có hiện bị thấm hay không.
Bước 7: Cán vữa bảo vệ và tạo dốc
- Dùng hỗn hợp vữa xi măng và cát (1:3) để cán lớp bảo vệ và tạo độ dốc 1.5-2% cho ống thu nước xuyên sàn.
Bước 8: Dán gạch đê hoàn thiện
- Dùng loại vữa chuyên dụng hoặc keo để lát gạch men vào sàn nhà tắm.
- Thực hiện dán gạch để hoàn thiện theo thiết kế.
Bước 9: Chà ron
- Sử dụng keo chuyên dụng để trám lấp đầy các ron gạch
- Theo như tiêu chuẩn ở các nước Châu Âu và Mỹ sẽ sử dụng các ron gạch sàn nên dùng loại sealant chuyên dụng. Để giúp hạn chế sự co giãn nhiệt và làm bong tróc lớp gạch.
Bước 10: Nghiệm thu và bàn giao tổng thể
Xử lý nền nhà tắm bị trũng do không thực hiện chống thấm (Ảnh Komix)
>>> Xem thêm: SmartFlex chính hãng: Giá thế nào? Mua tại đâu uy tín?
3.2. Xử lý nền nhà tắm bị trũng do kết cấu
- Kiểm tra và đưa ra chẩn đoán cho tình trạng của công trình. Việc này xem xét dựa trên những vết nứt, kích thước, độ tuổi, tư thế đứng, độ cứng, độ rung lắc khi có ô tô đi qua.
- Tìm phương pháp để xử lý nền nhà tắm bị trũng: Nếu nền nhà tắm bị trũng một phần nhỏ, gia chủ có thể tiến hành đập bỏ đi lớp gạch hoặc xi măng đó đi. Sau đó gia cố tại vị trí đó thêm một ít đất rồi sau đó ốp lại lớp gạch mới.
Xử lý nền nhà tắm bị trũng do kết cấu (Ảnh sưu tầm)
Hy vọng những thông tin trên đã giúp cho bạn hiểu hơn về các nguyên nhân và cách xử lý nền nhà tắm bị trũng nhanh chóng và hiệu quả nhất. Khi ngôi nhà có những dấu hiệu bị sụt lún và trũng hãy xác định nguyên nhân là gì và tiến hành đưa ra giải pháp khắc phục. Tuyệt đối không nên để tình trạng xuống cấp nghiêm trọng rồi mới xử lý, như vậy vừa tốn tiền, vừa mất thời gian.
TUYỆT CHIÊU CHỐNG THẤM CỬA SỔ KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT
Friday,
22/11/2024
NHỮNG VIỆC CẦN LÀM NGAY KHI THẤY TƯỜNG BỊ ẨM
Tuesday,
19/11/2024
CHỐNG THẤM TƯỜNG KHÔNG TRÁT MẶT NGOÀI CHỈ VỚI 6 BƯỚC ĐƠN GIẢN, DỄ LÀM
Monday,
18/11/2024
TƯỜNG NHÀ BỊ MỐC ĐEN DO ĐÂU? GIẢI PHÁP XỬ LÝ HIỆU QUẢ NHẤT
Friday,
01/11/2024