-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Nguyên lý hoạt động của băng trương nở? Giá băng trương nở bao nhiêu?
Đối với các công trình việc chống thấm là rất cần thiết vì sẽ giúp đảm bảo được độ bền và tuổi thọ của cấu trúc. Hiện nay, loại băng trương nở rất được ưa chuộng dùng nhiều để thấm nước ở các khớp nối bê tông. Hãy cùng Komix tìm hiểu về cấu tạo, nguyên lý hoạt động và giá băng trương nở này nhé.
Để được tư vấn giải pháp chống thấm chất lượng cao và mua các sản phẩm chính hãng, vui lòng nhắn tin tại fanpage Komix Việt Nam, hoặc liên hệ qua số điện thoại Chuyên gia 0918.916.064 hoặc Hotline Văn phòng 028.6271.0066. |
1. Băng trương nở là gì?
Băng trương nở hay có tên gọi khác là thanh trương thủy, thanh trương nở hay là cao su trương nở,.. có hình dạng của một thanh hay sợi tổng hợp. Loại sợi này có khả năng giãn nở và mở rộng khi tiếp xúc với nước và tạo ra một áp suất nén được kéo dài trong các khớp nối bê tông mà không cần phải di chuyển.
Băng trương nở là gì? (Ảnh Komix)
2. Giá băng trương nở: Cấu tạo của băng trương nở & nguyên lý hoạt động
2.1. Cấu tạo băng trương nở
Băng trương nở là loại băng chống thấm được làm từ cao su polymer nên khả năng thấm nước là vô cùng linh hoạt. Thường chúng được dùng để kết nối các phần bê tông các công trình xây dựng. Ngoài ra, còn được sử dụng để bịt các bề mặt bê tông đúc sẵn. Loại băng này khi tiếp xúc với nước sẽ tự động mở rộng có kiểm soát và có thể chống thấm được.
Băng trương nở được tạo ra bằng cách kết hợp cao su lưu hóa và cùng với các chất phụ gia đặc biệt. Trong hỗn hợp này chứa các phân tử nhỏ được liên kết chặt chẽ với nhau tạo nên một lớp bảo vệ vững chắc.
>>> Xem thêm: Biện pháp chống thấm cho: Toilet, phòng tắm, ban công
2.2. Nguyên lý hoạt động
Được thiết kế từ nột loại vật liệu đặc biệt để đáp ứng được nhu cầu chống thấm trong công trình xây dựng. Băng trương nở sẽ trở nên co giãn khi gặp nước, từ đó tạo áp suất lên mạch ngừng của bê tông. Chính điểu đó ngăn chặn được nước thấm sâu vào bên trong của mạch bê tông và tối ưu được khả năng chống thấm.
Giá băng trương nở: Nguyên lý hoạt động (Ảnh sưu tầm)
3. Giá băng trương nở: Ưu điểm trong chống thấm
Loại băng trương nở được dùng rất phổ biến ở các công trình xây dựng bởi sở hữu những ưu điểm vượt trội sau:
- Được thiết kế gọn nhẹ nên dễ dàng linh hoạt trong việc lắp đặt. Sử dụng đa dạng ở các công trình khác nhau như tầng hầm, hố thang máy, bể nước, hộp cống, hố ga,...
- Chịu được lực tốt và có khả năng uốn cong nên được phép thi công với bề mặt bê tông đã được đúc sẵn. Với loại vật liệu này chịu được áp lực thủy tĩnh lên đến 70 mét, giúp đảm bảo được độ ổn định khi sử dụng.
- Khi sử dụng băng trương nở không cần phải hàn hay kết nối với những thanh chắn nước cao su. Bởi vì các đầu của băng trương nở được thiết kế để tạo ra lớp chắn nước liên tục.
- Không gây độc hại và đảm bảo được tiêu chuẩn an toàn sinh thái. Vậy nên có thể sử dụng trong các bể nước uống mà không gây hại cho sức khỏe.
- Tỷ lệ hao mòn theo thời gian rất thấp và trong điều kiện ẩm ướt vẫn duy trì được khả năng chống thấm hiệu quả.
>>> Xem thêm: SmartFlex là gì? Của thương hiệu nào? Có tốt không?
4. Giá băng trương nở: Cách thi công
Thi công băng trương nở đòi hỏi kỹ thuật và sự tỉ mỉ để đảm bảo hiệu quả chống thấm tối ưu. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách thi công băng trương nở:
- Chuẩn bị bề bặt: Làm sạch toàn bộ bề mặt cần chống thấm, đảm bảo không còn bụi bẩn, dầu mỡ, rong rêu và các tạp chất khác.
- Đặt băng trương nở: Xác định vị trí cần đặt băng trương nở, thường là các khớp nối, cổ ống, khe hở, mạch ngừng. Sử dụng cườm tay và áp lực vừa phải, ấn đều băng trương nở vào vị trí đã xác định.
- Nối băng trương nở: Cắt đầu băng trương nở một góc khoảng 45 độ, tiếp đến ghép chúng lại để không có khe hở nào ở giữa mỗi đoạn.
- Đổ bê tông: Trước khi tiến hành đổ bê tông, lột bỏ lớp giấy bảo vệ trên bề mặt tiếp xúc của băng trương nở để tạo sự bám dính tốt nhất. Tiến hành đổ bê tông đã trộn đều vào khuôn chứa ống và băng trương nở, đảm bảo bê tông bao phủ hoàn toàn băng trương nở, không để lại khoảng trống hay khe hở
Giá băng trương nở: Cách thi công (Ảnh sưu tầm)
Lưu ý khi thi công
Thời Gian Thi Công: Sau khi hoàn tất việc lắp đặt băng trương nở, nên đổ bê tông ngay lập tức để tránh bụi bẩn và tạp chất khác.
Kiểm tra chất lượng: Bê tông đã cứng hãy tiến hành kiểm tra toàn khu vực để đảm bảo rằng không có vết nứt hay khoảng trống nào. Sau đó hãy phun nước lên bề mặt để chắc chắn nước không bị thấm qua các vị trí thi công băng trương nở.
>>> Xem thêm: Cách chống thấm sàn toilet hiệu quả và triệt để nhất mà bạn nên biết
5. Giá băng trương nở
Giá băng trương nở trên thị trường hiện nay có sự chênh lệch, vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại sản phẩm, chất liệu, kích thước và nhà cung cấp. Các sản phẩm băng trương nở thường được bán với giá trong khoảng từ 60.000 VND đến 800.000 VND mỗi cuộn. Kích thước thường dao động từ 5 mét đến 10 mét, và được làm từ nhiều loại chất liệu khác nhau như cao su polymer, cao su lưu hóa kết hợp phụ gia đặc biệt. Sự đa dạng về chất liệu và kích thước này giúp băng trương nở có thể đáp ứng được nhiều nhu cầu chống thấm khác nhau trong các công trình xây dựng.
Hy vọng trong bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về cấu tạo, nguyên lý hoạt động và giá băng trương nở. Từ đó, giúp bạn lựa chọn đúng các loại sản phẩm chống thấm phù hợp với từng hạng mục.
TUYỆT CHIÊU CHỐNG THẤM CỬA SỔ KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT
Friday,
22/11/2024
NHỮNG VIỆC CẦN LÀM NGAY KHI THẤY TƯỜNG BỊ ẨM
Tuesday,
19/11/2024
CHỐNG THẤM TƯỜNG KHÔNG TRÁT MẶT NGOÀI CHỈ VỚI 6 BƯỚC ĐƠN GIẢN, DỄ LÀM
Monday,
18/11/2024
TƯỜNG NHÀ BỊ MỐC ĐEN DO ĐÂU? GIẢI PHÁP XỬ LÝ HIỆU QUẢ NHẤT
Friday,
01/11/2024