Điểm danh 4 cách chống thấm nhà vệ sinh cực tiện lợi đạt hiệu quả vượt trội

Nhà vệ sinh là khu vực có độ ẩm cao, thường xuyên tiếp xúc với nước, chính vì thế cần được thi công chống ẩm cẩn thận để hạn chế những phiền toái sau này. Hãy cùng KOMIX điểm danh 4 cách chống thấm nhà vệ sinh đem lại hiệu quả vượt trội.

1. Vì sao cần phải thực hiện chống thấm cho nhà vệ sinh?

Nhà vệ sinh là khu vực có công năng không thể thiếu ở bất kỳ công trình nào, đặc biệt là khu chung cư, nhà ở của người dân. Có thể nói nhà vệ sinh là nơi nơi “gột rửa” đi những bụi bẩn, mệt mỏi của một ngày dài làm việc mệt nhọc. Vì vậy việc đảm bảo cho không gian này luôn sạch đẹp là điều vô cùng cần thiết.

Chống thấm nhà vệ sinh là hạng mục cần được chú trọng (ảnh: Sưu tầm)

  • Thực hiện chống thấm cho nhà vệ sinh nhằm ngăn chặn sự thấm dột nước. Các phương pháp chống thấm đảm bảo ngăn nước không bị rò rỉ qua các vết nứt trên bề mặt sàn nhà.
  • Là nơi diễn ra các hoạt động tắm, gội, giặt giũ hàng ngày nên nhà vệ sinh thường xuyên có nước, độ ẩm cao cộng với không gian kín dễ xảy ra các hiện tượng nấm mốc. Khi được chống thấm kỹ, các lớp chống thấm có tác dụng ngăn chặn, hạn chế sự phát triển của nấm mốc dưới gạch, vữa, gỗ…
  • Nhà vệ sinh được chống thấm cẩn thận đồng nghĩa với việc sẽ không hoặc ít xảy ra tình trạng thấm dột sàn, các vết ố loang màu… từ đó vừa giảm chi phí sửa chữa vừa duy trì tuổi thọ của công trình được lâu hơn.
  • Chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả góp phần bảo vệ sức khỏe gia đình đồng thời hạn chế những phiền toái do việc rò rỉ, thấm dột, ẩm ướt gây ra.
  • Các công trình lớn, khu chung cư được đầu tư thi công chống thấm theo đúng quy trình sẽ được nhiều người tin tưởng lựa chọn hơn và hạn chế chi phí bảo dưỡng về lâu dài.

2. Dấu hiệu nhận biết nhà vệ sinh bị thấm dột

Nhà vệ sinh không được chống thấm hoặc có nhưng không được thi công đúng kỹ thuật sau khi đưa vào sử dụng thời gian sẽ dần xảy ra các hiện tượng sau đây:

Nhà vệ sinh bị thấm vừa ảnh hưởng đến việc sinh hoạt vừa mất tính thẩm mỹ (ảnh: Sưu tầm)

  • Nền gạch nhà vệ sinh có dấu hiệu xuống cấp, ron gạch giãn nở, nứt gãy từ đó nước dễ dàng thấm xuống.
  • Quan sát ở các bề mặt trần, tường nhà vệ sinh có dấu hiệu của những vệt màu vàng loang lổ, nặng hơn là sự xuất hiện nấm mốc, rong rêu.
  • Hiện tượng một vài vị trí trên tường nhà vệ sinh có thấm hoặc rò rỉ nước, nguyên nhân có thể là tại vị trí có đường ống nước đi qua bị vỡ.
  • Bị rò rỉ nước tại các vị trí thiết bị trong nhà vệ sinh như bồn cầu, lavabo, bồn tắm, vòi sen…
  • Những vị trí trong nhà vệ sinh hay bị hiện tượng thấm nước mà mọi cần cần lưu ý như:
  • Nền nhà vệ sinh
  • Các đường ron gạch trên nền nhà và tường trong khu vực nhà vệ sinh
  • Tại các vị trí thoát nước trên sàn nhà
  • Chân tường giao với nền nhà vệ sinh

3. 4 Cách chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả vượt trội

Để duy trì và bảo vệ nhà vệ sinh sạch đẹp, KOMIX chia sẻ cùng mọi người 4 cách chống thấm nhà vệ sinh triệt để, đúng kỹ thuật. Mời mọi người cùng tham khảo.

3.1 Cách chống thấm nhà vệ sinh bằng Komix Smartflex

Sử dụng Komix Smartflex là phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả để tiến hành chống thấm nhà vệ sinh. Komix Smartflex được đánh giá là hợp chất chống thấm, bám bít gốc xi măng có độ bền cao.

Sơ đồ chống thấm nhà vệ sinh bằng sản phẩm Komix Smartflex (ảnh: Komix)

Ưu điểm của Komix Smartflex là khi khô hợp chất này tạo nên một lớp màng chống thấm không tạo ra các mối nối. Không chỉ vậy Komix Smartflex có khả năng liên kết và bám dính với bề mặt của hầu hết tất cả vật liệu. Đồng thời, chúng có khả năng đàn hồi co giãn cao từ đó tạo nên khả năng chống thấm kéo dài.

Là sản phẩm không độc hại nên Komix Smartflex an toàn khi tiếp xúc với nước, cực hợp lý khi sử dụng chống thấm cho nhà vệ sinh.

Các bước tiến hành cách chống thấm nhà vệ sinh bằng Komix Smartflex:

  • Bước 1: Trước khi tiến hành thi công, thợ cần thực hiện xử lý sạch bề mặt nhà vệ sinh như bụi bẩn, rêu mốc, tạp chất… giải phóng hoàn toàn bề mặt không bị vướng bởi các vật dụng khác.
  • Bước 2: Thực hiện trộn 2 thành phần Komix Smartflex A và B theo đúng tỷ lệ cũng như kỹ thuật trộn. Để hỗn hợp đạt chất lượng cần có thời gian trộn ít nhất là 5 phút hoặc có thể lâu hơn tùy theo mức độ đồng nhất của hỗn hợp đến đâu.

Đánh giá mức độ đồng nhất của hỗn hợp, lưu ý không để cho hỗn hợp bị vón cục. Sau khi nghiệm thu hỗn hợp đã đạt sẽ tiến hành bước tiếp theo thi công quét chống thấm

  • Bước 3: Thi công quét chống thấm là công đoạn quan trọng cần được thực hiện tỉ mỉ. Thợ chống thấm sử dụng chổi quét lông cứng hoặc súng phun áp lực hỗn hợp Komix Smartflex lên trên các bề mặt cần chống thấm theo từng lớp một. Tùy vào nhiệt độ môi trường mà thời gian để lớp đầu tiên khô lại có thể kéo dài từ 60 phút đến 120 phút. Sau khi lớp đầu khô bắt đầu quét/ phun lớp thứ 2. Lưu ý mỗi lớp có độ dày không quá 1 mm # 2.0 kg/m2.

3.2 Cách chống thấm nhà vệ sinh bằng chất chống thấm Maxseal Flex

Chất chống thấm Maxseal Flex an toàn cho môi trường và thợ thi công (ảnh: Sưu tầm)

Sơn Chống thấm Maxseal Flex có khả năng đặc biệt là bảo vệ các cấu trúc giữ nước như: bể chứa nước uống, hồ chứa nước, đường ống dẫn nước và bể bơi… Chính vì thế cực thích hợp sử dụng để chống thấm cho nhà vệ sinh những nơi thường xuyên tiếp xúc với nước.

Có một điểm đặc biệt cần lưu ý khi thi công loại sơn này là nền nhà vệ sinh cần được lau chùi bằng nước để tạo nên bề mặt ẩm ướt nhưng không được đọng nước.

Các bước tiến hành chống thấm nhà vệ sinh bằng sơn chống thấm Maxseal Flex cũng được tiến hành tương tự như đối với Komix Smartflex. Thợ thi công cũng tiến hành phối trộn hai thành phần A và B lại với nhau, cũng thực hiện quét/ phun 2 lớp.

Lưu ý khi trộn hỗn hợp sơn chống thấm Maxseal Flex là không được thêm bất kỳ hợp chất, nước hay các thành phần nào khác ngoài hai thành phần của nhà sản xuất.

3.3 Cách chống thấm nhà vệ sinh bằng màng chống thấm Smart Torch 40 Slate

Tiếp theo để thực hiện chống thấm cho nhà vệ sinh chúng ta cũng có thể áp dụng màng chống thấm Smart Torch 40 Slate. Đây cũng là cách phổ biến được nhiều đơn vị thi công áp dụng có hiệu quả chống thấm cực cao.

Màng chống thấm Smart Torch 40 Slate là một lại màn được sản xuất từ bitum, cao su nhân tạo và một số hóa chất đặc biệt. Bên trong tấm trải được gia cố thêm lớp polyester không dệt hoặc sợi thủy tinh và mặt dưới được phủ một lớp nilon. Smart Torch 40 Slate có dạng cuộn hoặc tấm, sử dụng phương pháp khò nóng.

Thợ thi công đang thực hiện bước khò nóng màng chống thấm (ảnh: Komix)

Các công đoạn thi công chống thấm nhà vệ sinh bằng màng chống thấm cũng không quá phức tạp, các bước tiến hành được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các vật liệu cần thiết để bắt đầu thi công bao gồm màng chống thấm Smart Torch 40 Slate, máy khò, đèn khò khí gas, lăn sơn, cọ…
  • Bước 2: Xử lý bề mặt nhà vệ sinh sạch sẽ không dính bụi bẩn, tạp chất…
  • Bước 3: Thợ thi công dùng đèn khò khí gas để khò nóng bề mặt sàn, tiếp theo tiến hành trải lớp màng chống thấm lên trên sàn nhà vệ sinh rồi tiếp tục khò đốt bề mặt trải nhựa bitum cho nóng chảy sao cho mặt này và sàn nhà được dính chặt vào nhau.
  • Bước 4: Khò nóng đến đâu thì lăn con lăn sơn trên màn dính đến đó để chắc chắn độ bám dính, đây là bước quan trọng nên cần lăn xử lý thật tỉ mỉ và cẩn thận. Không nên khò quá lâu sẽ hư hỏng màng. Lưu ý, tại các vị trí cổ ống và chân tường vén màng khò nóng lên 3cm để đảm bảo hiệu quả chống thấm.
  • Bước 5: Khi bề mặt sàn nhà vệ sinh đã được trải màng, tiến hành rát xi măng lên bề mặt màng chống thấm để bảo vệ màng.
  • Bước 6: Sau khi thực hiện các bước trên, tiến hành thử nước sau 24h để nghiệm thu kết quả. Chờ sau 24 giờ để tiến hành kiểm tra, nghiệm thu công trình đã đạt yêu cầu hay chưa.

3.4 Cách chống thấm nhà vệ sinh bằng lưới thủy tinh

Lưới thủy tinh chống thấm được dệt từ các sợi thủy tinh, có thành phần chủ yếu là silicate có tính ổn định hóa học cao.

Chống thấm nhà vệ sinh bằng lưới thủy tinh có độ bền hàng chục năm (ảnh: Sưu tầm)

Ưu điểm của lưới thủy tinh là sự dẻo dai, chịu lực căng tốt và không lão hóa. Có khả năng kháng nước và chống ẩm cao. Khả năng chịu lực cao đồng thời cách nhiệt, cách âm vô cùng hiệu quả.

Cách chống thấm nhà vệ sinh bằng lưới thủy tinh được thực hiện theo các công đoạn sau:

  • Bước 1: Tiến hành chọn lưới thủy tinh dày hay mỏng theo từng yêu cầu của công trình cần thi công.
  • Bước 2: Làm sạch tường vách, sàn nhà vệ sinh sạch sẽ, bằng phẳng. Tiếp theo trộn vữa xi măng để phủ lên trên phần nền gạch thô với độ dày tầm 3mm. Hoàn thành lớp vữa tiến hành đặt lớp lưới thủy tinh, ở công đoạn này cần đo kích thước lưới sao cho vừa vặn với nền nhà vệ sinh.
  • Bước 3: Cuối cùng thợ thi công tiến hành cán thêm một lớp vữa hoàn thiện phủ kín về mặt lưới thủy tinh.

4. Đơn vị thi công chống thấm nhà vệ sinh tốt nhất hiện nay

Bất kỳ công trình nào cũng cần được thi công chống thấm bài bản. Việc chống thấm có phi phí không quá lớn nhưng có thể bảo vệ công trình của bạn luôn đẹp và an toàn.

Trong các đơn vị chống thấm top đầu hiện nay ở Việt Nam, Komix một công ty lớn, có kinh nghiệm lâu năm tại các dự án tầm cỡ quốc gia. Đơn vị này đã cung cấp dịch vụ và sản phẩm chống thấm tại nhiều công trình nổi tiếng như: Tòa nhà Vietcombank Quận 1, Khu căn hộ Ecopark, Vinhomes, Masteri,...

Thương hiệu Komix tại một triển lãm ở Singapore (ảnh: Komix)

Các sản phẩm đến từ Komix đa dạng, phục vụ cho tất cả hạng mục của một công trình, từ tầng hầm, sàn mái, sân thượng, nhà vệ sinh, bể bơi, bể nước ngầm,... Đặc biệt, các chủ thầu lớn và khó tính luôn ưa chuộng Komix vì các sản phẩm đạt chuẩn châu u, có độ bền cao lên tới 30 - 50 năm.

Như vậy bài viết này đã chỉ ra 4 cách chống thấm nhà vệ sinh đạt hiệu quả cao. Gia chủ cần nhớ, nhà vệ sinh là nơi dễ gây thấm dột nhất trong nhà, nên hãy lựa chọn sản phẩm chất lượng, chọn đơn vị thi công có tay nghề kinh nghiệm cao. Hãy theo dõi Thế giới chống thấm để cập nhật những bí quyết hay về chống thấm, phát triển mảng xanh cho ngôi nhà của bạn nhé!

Gọi ngay
facebook Chat Facebook zalo Chat Zalo