Cách chống thấm nhà vệ sinh cũ hiệu quả nhất

Nhà vệ sinh sử dụng lâu năm sẽ rất dễ gây ra hiện tượng thấm dột, hay bị rò rỉ nước. Nếu không nhanh chóng khắc phục sẽ làm cho nước thấm vào dẫn đến hư kết cấu của nhà vệ sinh. Trong viết bài này sẽ hướng dẫn cho bạn cho bạn cách xác định nguyên nhân gây thấm, và cách chống thấm nhà vệ sinh cũ.

Để được tư vấn giải pháp chống thấm chất lượng cao và mua các sản phẩm chính hãng, vui lòng nhắn tin tại fanpage Komix Việt Nam, hoặc liên hệ qua số điện thoại Chuyên gia 0918.916.064 hoặc Hotline Văn phòng 028.6271.0066.

1. Cách chống thấm nhà vệ sinh cũ: Nguyên nhân bị thấm

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nhà vệ sinh bị thấm nước, sau một thời gian tường hay sàn nhà vệ sinh rất dễ bị thấm nước. Dưới đây là một số nguyên nhân bị thấm.

Nhà vệ sinh là nơi thường có sự tiếp xúc với nước. Nước sẽ dần thấm và vào các phần sàn bê tông, mạch chát. Cùng vết nứt sàn bị lún trong quá trình chuyển dịch trực tiếp gây ra sàn vệ sinh không tốt. Ngoài ra, làm cho sàn bê tông bên trong bị kém và làm giảm chất lượng bề mặt.

Cách chống thấm nhà vệ sinh cũ: Nguyên nhân bị thấm

Cách chống thấm nhà vệ sinh cũ: Nguyên nhân bị thấm (Ảnh sưu tầm)

Lúc xây dựng không thực hiện công tác chống thấm, hoặc không áp dụng phương pháp phù hợp. Vì vậy, mà khi công trình đưa vào sử dụng sẽ làm xuất hiện hiện tượng thấm, dột.

Khi thực hiện chống thấm tại vị trí nối giữa mạch, hay mặt sàn không đảm bảo đúng tiêu chuẩn. Thường hay gặp các trường hợp như thi công cống thoát nước không đạt, các mặt sàn không chắc chắn. Bên cạnh đó, lắp đặt hệ thống ống nước sai, thi công chống thấm ẩu cũng gây ra rỉ nước.

>>> Xem thêm: Cách tự sửa nhà vệ sinh bị thấm nước xuống tầng dưới hiệu quả

2. Cách chống thấm nhà vệ sinh cũ: Cách xác định nguyên nhân

Trước hết, cần phải xác định được nguyên nhân dẫn đến nhà vệ sinh bị thấm nước là ở đâu. Từ đó, sẽ có những cách chống thấm nhà vệ sinh cũ một cách phù hợp nhất.

Cần kiểm tra ống thoát bồn cầu, ống cấp nước, ống bồn cầu có bị hở keo, nứt, vỡ không. Thậm chí phải xem luôn ống máy lạnh âm tường toilet, vì chúng cung gây thấm. 

Cách chống thấm nhà vệ sinh cũ: Cách xác định nguyên nhân

Cách chống thấm nhà vệ sinh cũ: Cách xác định nguyên nhân (Ảnh KOMIX)

Nên kiểm tra các vị trí cơ bản trước như sàn nhà, các khe tường, vị trí gây rỉ nước. Việc kiểm tra sẽ giúp đánh giá và có những biện pháp phù hợp để kịp thời xử lý. 

Kiểm tra xem các vị trí chân tường xung quanh toilet có bị thấm nước hay không. 

Tiếp đến hãy kiểm tra hệ thống thoát nước sàn, vì là nơi dễ gây ra tình trạng nước rỉ. Nếu miệng ống không được chắc chắn sẽ gây rò rỉ nước và thấm nhanh vào công trình. Vì thế mà phải kiểm tra chúng có bị nứt không.

Kiểm tra phần mặt sàn vệ sinh có bị hở và độ dốc có tốt không. Khu vực này được lát loại gạch kín nên phải kiểm tra xem có nước bị ứ động lại không. 

Kiểm tra khu vực chứa ống nước (hộp kỹ thuật) có bị tình trạng rỉ nước hay không.

Các vị trí tiếp giáp giữa nhà vệ sinh và tường có bị nứt hay không. Tùy vào độ nứt to hay nhỏ mà có biện pháp xử lý sao cho phù hợp. 

Xong khi toàn tất các bước kiểm tra sẽ đưa ra cách chống thấm nhà vệ sinh cũ hiệu quả nhất. 

3.1. Giải pháp xử lý chống thấm tạm thời

Sau đây là cách xử lý chống thấm tạm thời:

- Cần vệ sinh sạch sẽ những khu vực bị thấm trong nhà vệ sinh.

- Tiếp theo dùng PU trương nở nay Epoxy bơm vào những khe bị thấm.

Giải pháp xử lý chống thấm tạm thời

Giải pháp xử lý chống thấm tạm thời (Ảnh KOMIX)

- Vệ sinh vật liệu bơm dính dưới đáy sàn bê tông.

- Dùng vật liệu xi măng dạng đông cứng nhanh, vữa dặm vá chuyên dụng để vá khuyết điểm, lỗ bơm keo.

- Dùng vật liệu chống thấm gốc xi măng đàn hồi với 2 thành phần. Ngoài ra, dùng thêm lưới gia cố quét phủ lại những vị trí vừa mới vừa sửa chữa, thi công. 

>>> Xem thêm: SmartFlex chính hãng: Giá thế nào? Mua tại đâu uy tín?

Tuy cách làm này là chuyên nghiệp nhưng cũng chỉ là giải pháp tạm thời. Đây là cách chỉ sửa chữa cục bộ những khu vực bị thấm nước chỉ thấy bằng mắt thường.

Cách làm trên là thực hiện theo cách chống thấm ngược, nên nước có thể thấm vào vết nứt. Thậm chí là sắt gia cố bên trong, vị trí khác, việc dùng theo thời gian mới phát hiện được.

3.2. Giải pháp triệt để 

Để xử lý vấn đề chống thấm một cách triệt để, cần thi công chống thấm lại mới hoàn toàn. Với giải pháp này cần tháo bồn cầu, đục gạch, đục chân tường và thực hiện chống thấm đúng cách. 

Giải pháp triệt để

Giải pháp triệt để (Ảnh KOMIX)

Tuy cách này sẽ tốn nhiều chi phí, thời gian hơn so với giải pháp chống thấm tạm thời. Nhưng mang lại được hiệu quả cao, gần như là tuyệt đối, giúp nhà vệ sinh không rỉ nước nữa.

Lưu ý khi thi công lại lớp chống thấm, khuyến khích dùng vật liệu chống thấm gốc xi măng polymer. Gốc chống thấm ày được sản xuất từ 2 thành phần là xi măng mịn đặc biệt và polymers dạng lỏng. 

Hai thành phần trên tạo nên hỗn hợp chất chống thấm có độ đàn hồi cực tốt. Vì vậy, mà độ bám dính trên bề mặt rất chắc. Có thể bám dính hầu hết trên các loại bề mặt khác nhau, cùng khả năng hàn vết nứt.

SmartFlex _ Vật liệu chống thấm gốc xi măng polymer

SmartFlex _ Vật liệu chống thấm gốc xi măng polymer (Ảnh KOMIX)

4. Cách chống thấm nhà vệ sinh cũ: Tại sao cần chống thấm nhà vệ sinh

Thực hiện chống thấm sẽ giúp cho nước không thấm vào công trình và gây hư hại kết cấu. Nếu không chống thấm làm cho nước chảy qua khe nứt gây giảm tuổi thọ nhà vì nước ngấm lâu.

>>> Xem thêm: Giải pháp chống thấm mái nhà hiệu quả

Không chống thấm cho nhà vệ sinh, nước sẽ ngấm vào, gây hư hỏng các đồ vật như máy giặt… Nếu không may nước chảy vào các ổ điện sẽ gây nguy hiểm cho các thành viên trong nhà.

KOMIX đã chia sẻ với bạn nguyên nhân gây thấm nước nhà vệ sinh, cách kiểm tra và khắc phục. Bạn cần nhanh chóng bắt tay thực hiện chống thấm ngay để tránh gây hư kết cấu bên trong. Hy vọng những thông tin sẽ giúp bạn có thêm thông tin, và biết được cách chống thấm nhà vệ sinh cũ hiệu quả. 

 

Gọi ngay
facebook Chat Facebook zalo Chat Zalo