-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Các vị trí cần chống thấm nhất định phải biết khi làm nhà ở
Khi làm nhà ở, chủ nhà cần xác định được các vị trí cần chống thấm ngay từ ban đầu. Điều này nhằm mục đích ngăn chặn, hạn chế tình trạng thấm nước, ố vàng, bong tróc tường… làm ảnh hưởng đến tuổi thọ công trình.
Để được tư vấn giải pháp chống thấm chất lượng cao và mua các sản phẩm chính hãng, vui lòng nhắn tin tại fanpage Komix Việt Nam, hoặc liên hệ qua số điện thoại Chuyên gia 0918.916.064 hoặc Hotline Văn phòng 028.6271.0066. |
1.Tại sao cần nắm bắt các vị trí cần chống thấm cho nhà ở?
1.1. Chống thấm là gì? Tầm quan trọng của việc chống thấm như thế nào?
Chống thấm là một kỹ thuật trong xây dựng, sử dụng có vật liệu chống thấm và các phương pháp chống thấm khác nhau. Quá trình này nhằm mục đích ngăn chặn tình trạng thấm nước qua bề mặt công trình trong giới hạn cho phép. Từ đó, giúp bảo vệ công trình được lâu bền và thẩm mỹ qua thời gian.
Chống thấm là việc làm cần thiết đối với các công trình xây dựng hiện nay
Ngày nay, khi xây dựng các công trình, thì chống thấm là một hạng mục không thể thiếu. Chống thấm đóng một vai trò quan trọng như sau:
-
Lớp chống thấm như một lớp màng chắn ngăn chặn việc thẩm thấu nước từ nhiều phía, từ đó ngăn chặn, hạn chế tình trạng thấm nước.
-
Một số vật liệu chống thấm có khả năng hàn gắn các vết nứt, nâng cao khả năng chịu lực cho ngôi nhà.
-
Hạn chế các hiện tượng bong tróc bê tông, thấm nước giúp duy trì tuổi thọ cho nhà ở được kéo dài.
-
Chống thấm giúp tường nhà không bị rong rêu, nấm mốc nên bảo vệ sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
-
Chống thấm ngay từ ban đầu giúp tiết kiệm chi phí bảo dưỡng, sửa chữa chống thấm nhà ở.
-
Đảm bảo việc sinh hoạt trong gia đình được thoải mái, dễ chịu
Chính từ những lợi ích trên, các đơn vị thi công xem quy trình chống thấm là cần thiết. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cần phải xem xét, nắm bắt các vị trí cần chống thấm để hoạt động chống thấm được thực hiện dễ dàng và đạt kết quả tốt nhất.
1.2. Tại sao cần nắm bắt các vị trí cần chống thấm?
Khi tiến hành xây dựng công trình nhà ở, bên cạnh việc tư vấn bản vẽ, xây dựng như thế nào thì đơn vị thi công cần tư vấn cho chủ nhà các vị trí cần chống thấm. Việc này giúp gia chủ hiểu được vấn đề cơ bản, từ đó đưa ra những thống nhất chung về hạng mục này.
Dưới đây là một số lý do tại sao cần phải nắm bắt các vị trí cần chống thấm:
-
Vì nhà ở có những nơi rất dễ bị thấm nếu không thi công cẩn thận: sân thượng là nơi thường xuyên tiếp xúc với nắng mưa, nhà vệ sinh là nơi thường xuyên ẩm ướt…
-
Vì mỗi vị trí cần có cách thi công chống thấm khác nhau: tại mỗi vị trí trong nhà tùy vào đặc điểm, cấu trúc xây dựng mà đưa ra các phương pháp chống thấm phù hợp.
-
Vì mỗi vị trí sẽ có những vật liệu chống thấm khác nhau: do đặc tính của từng vật liệu chống thấm mà chúng được áp dụng cho các vị trí nhất định, nhằm đạt hiệu quả chống thấm tốt nhất. Ví dụ băng cả nước dùng cho mạch ngừng bê tông, khe co giãn.
-
Vì gia chủ nắm bắt được sẽ thuận tiện trong quá trình giám sát khi làm nhà: là chủ nhân của căn nhà, gia chủ có quyền được biết các hoạt động đang diễn ra và có quyền quyết định lựa chọn các vật liệu chống thấm theo sự tư vấn của đơn vị thi công.
2. Các vị trí cần chống thấm nhất định phải biết khi làm nhà ở
2.1 Chống thấm sân thượng
Với công trình nhà ở thiết kế từ 2 tầng trở lên có sân thượng, thì sân thượng chính là 1 trong các vị trí cần chống thấm. Sân thượng là nơi chịu tác động trực tiếp từ bên ngoài. Thời tiết nắng nóng, mưa nhiều làm cho cấu trúc bê tông giãn nở gây ra các vết nứt, nước thẩm thấu qua các vết nứt gây dẫn đến hiện tượng rò rỉ nước, thấm sàn, ẩm mốc…
Đội ngũ thi công đang tiến hành chống thấm cho sân thượng
Một khi sân thượng bị thấm dột thì sau một thời gian sẽ xuất hiện những dấu hiệu thường gặp như: các vết nứt, nước bị rò rỉ, nước đọng nhỏ từ trên xuống, trần nhà có các vết ố, loang màu, nấm mốc… Sân thượng bị thấm nếu không được xử lý kịp thời không chỉ khiến nhà ở nhanh xuống cấp, mà còn ảnh hưởng đến việc sinh hoạt của các thành viên trong gia đình.
Khi thi công chống thấm cho sân thượng cần lưu ý một số vấn đề sau:
-
Cần lựa chọn phương pháp chống thấm sân thượng phù hợp cũng như vật liệu chống thấm có khả năng chống thấm tốt, kháng tia UV, có tuổi thọ cao.
-
Lựa chọn đội ngũ thi công chống thấm có kinh nghiệm cũng như kỹ thuật chống thấm tốt để đảm bảo chất lượng.
-
Chống thấm sân thượng ngay từ đầu là cách tốt nhất để tiết kiệm chi phí bảo dưỡng cũng như hiệu quả chống thấm được cao nhất.
-
Với nhà ở cũ cần chống thấm sân thượng, trước hết cần đánh giá tình trạng chung của sân thượng để đưa ra quy trình chống thấm phù hợp.
>>> Xem thêm: [Mách bạn] Cách chống thấm sân thượng bị nứt cực đơn giản
2.2 Chống thấm nhà vệ sinh
Nhà vệ sinh là khu vực đóng vai trò không thể thiếu của nhà ở, đây là khu vực thường xuyên tiếp xúc với nước nên hay ẩm ướt. Chính vì vậy, đây cũng là vị trí cần chống thấm tiếp theo nên được chú ý.
Chống thấm cho nhà vệ sinh giúp cho nhà vệ sinh luôn sạch -đẹp
Nếu nhà vệ sinh của bạn có những hiện tượng sau thì đây chính là dấu hiệu cho thấy nhà vệ sinh của bạn cần được chống thấm.
-
Tại các vị trí bề mặt trần, tường nhà vệ sinh có vệt màu vàng loang lổ, nấm mốc, rong rêu.
-
Sàn nhà, tường nhà vệ sinh các ron gạch giãn nở, nứt gãy làm thấm nước
-
Trên tường nơi có đường ống nước đi qua bị vỡ dẫn đến tường nhà vệ sinh lâu dần bị thấm, rò rỉ nước
-
Các thiết bị trong nhà vệ sinh bị hư hỏng: như lavabo, bồn tắm, bồn cầu, vòi hoa sen gây nên rò rỉ nước.
Chống thấm nhà vệ sinh là việc làm quan trọng nhằm ngăn chặn sự thấm dột nước, giúp bảo vệ công trình được bền bỉ và giảm chi phí bảo dưỡng công trình. Nếu nhà vệ sinh bị thấm cũng sẽ ảnh hưởng đến các khu vực liền kề khác trong ngôi nhà.
Không chỉ thế, chống thấm cho nhà vệ sinh có tác dụng hạn chế sự phát triển nấm mốc, không có các vết ố màu, làm cho nhà vệ sinh trông sạch sẽ hơn. Từ đó vừa đảm bảo việc sinh hoạt cá nhân như tắm gội được thoải mái nhất.
Khi chống thấm cho nhà vệ sinh cần lưu ý đến những vị trí dễ bị thấm nhất như: cống thoát nước sàn, hệ thống đường ống nước, mặt sàn, kết cấu tường và trần nhà. Bên cạnh đó việc lựa chọn sản phẩm chống thấm cho nhà vệ sinh cũng rất quan trọng, nên lựa chọn vật liệu có thể áp dụng cho môi trường ẩm ướt, an toàn với nguồn nước và dễ thi công.
2.3 Chống thấm tường nhà
Tường nhà đảm nhiệm chức năng quan trọng trong cấu trúc nhà ở. Tường nhà là hệ thống vững chắc giúp công trình kiên cố và phân chia khu vực cụ thể. Tường nhà đặc biệt là tường nhà ngoài trời luôn chịu tác động trực tiếp từ môi trường vì thế đây cũng là một trong các vị trí cần chống thấm.
Tường nhà là vị trí trọng yếu cần được thực hiện chống thấm
Việc chống thấm cho tường nhà ngoài trời nhằm ngăn chặn các tình trạng thấm nước gây nên như bong tróc tường, nứt tường, nấm mốc, thấm nước từ bên ngoài tường vào bên trong nhà.
-
Chống thấm giúp hạn chế các tình trạng xuống cấp nhà ở từ đó góp phần kéo dài tuổi thọ của công trình hơn so với bình thường.
-
Thực hiện chống thấm tường nhà ngoài trời ngay từ đầu giúp tiết kiệm chi phí hơn với việc cho sửa chữa, bảo dưỡng nhà không được chống thấm nếu như có tình trạng thấm nước xảy ra.
>>> Xem thêm: Cách chống thấm tường nhà ngoài trời tốt nhất, tiết kiệm chi phí nhất
2.4. Chống thấm mạch ngừng
Chống thấm cho mạch ngừng bê tông được đánh giá là một khâu quan trọng và tốn nhiều công sức nhất. Chống thấm cho mạch ngừng với các cấu trúc phức tạp,mạch ngừng là một trong các vị trí cần chống thấm đòi hỏi cần có chuyên môn và trình độ cao.
Các vị trí lắp đặt băng cản nước theo hướng dẫn của chuyên gia
Nguyên dân xảy ra hiện tượng thấm mạch ngừng là do khối bê tông không liền mạch, sự ninh kết thủy hóa của xi măng trong bê tông không đều, dẫn đến liên kết kém giữa các lần đổ. Từ đó dẫn đến sự phát sinh mạch ngừng thi công.
Để chống thấm mạch ngừng đúng kỹ thuật, mời bạn cùng xem qua hướng dẫn chi tiết lắp đặt băng cản nước PVC chống thấm mạch ngừng theo ý kiến của các chuyên gia chống thấm.
Vị trí 1: Lắp đặt băng cản nước PVC ở mặt ngoài mạch ngừng
Vị trí 2: Lắp đặt băng cản nước PVC mặt ngoài khe lún
Vị trí 3, 4: Tiến hành lắp đặt băng cản nước PVC ở trung tâm mạch ngừng
3. Quy trình chống thấm cơ bản áp dụng mọi bề mặt
Sau đây là 7 bước cơ bản trong quy trình chống thấm có thể thực hiện cho mọi bề mặt tại các vị trí cần chống thấm trong nhà ở.
Bước 1: Vệ sinh bề mặt cần chống thấm
Vệ sinh là bước đầu tiên cũng là bước bắt buộc để tiến hành chống thấm, quá trình này nhằm loại bỏ các bụi bẩn, các tạp chất, dầu mỡ, vữa xây dựng trên bề mặt... Quá trình này ảnh hưởng đến chất lượng chống thấm của công trình.
Bước 2: Tiến hành bo góc chân tường bằng vữa Xi măng - Cát
Vị trí góc chân tường là điểm kết nối giữa sàn bê tông và gạch xây, nếu kỹ thuật xây dựng không tốt thì đây là vị trí rất dễ bị thấm. Việc bo góc chân tường bằng vữa xi măng - cát giúp nâng cao sự chắc chắn và hạn chế tình trạng nước thấm xuyên chân tường.
Bước 3: Gia cố góc chân tường bằng lưới thủy tinh hoặc polyester
Góc chân tường, mạch ngừng, cổ ống, vết nứt... là những vị trí yếu nên cần gia cố bằng một lớp lưới thủy tinh hoặc polyester cùng với chất chống thấm lỏng. Quá trình này sẽ tạo làm màng hàn gắn các vết nứt, giúp tăng cường khả năng chống thấm.
Bước 4: Quét lớp chống thấm thứ nhất
Sau khi chuẩn bị bề mặt và chống thấm các điểm yếu, thực hiện chống thấm lớp thứ nhất bằng cọ, rulo hoặc máy phun theo định mức định mức 0.6-0.75Kg /m2 theo chiều dọc.
Quét chống thấm cần thực hiện đều tay để lớp chống thấm được bao phủ tốt nhất
Bước 5: Thực hiện quét/ phun lớp chống thấm thứ hai
Sau khi lớp đầu tiên khô, thực hiện quét/ phun lớp thứ hai theo chiều vuông góc với lớp thứ nhất. Sau khi hoàn thành, chờ khô hoàn toàn trong vòng 48 tiếng rồi tiếng thành thử nước và kiểm tra.
Bước 6: Cán vữa bảo vệ, tạo dốc về ống thoát nước
Quá trình cán vữa nhằm bảo vệ cho lớp màng chống thấm trách tình trạng bị thủng, rách. Không chỉ vậy, việc, cán vữa bảo vệ và tạo dốc 1.5-2% về ống thoát nước, nhằm giúp mặt sàn không đọng nước, sẽ không bị thấm.
Bước 7: Thực hiện dán gạch hoàn thiện và nghiệm thu bàn giao
Sau cùng, tiến hành dán gạch hoàn thiện để tăng tính thẩm và công năng sử dụng Dán gạch hoàn thiện là làm đẹp, tăng công năng sử dụng. Nghiệm thu và bàn giao cho chủ nhà.
4. Các vị trí cần chống thấm: Một số lưu ý khi thi công
Khi thi công chống thấm cho nhà ở cần lưu ý một số vấn đề sau:
Thứ nhất, nên lựa chọn vật liệu chống thấm phù hợp với từng hạng mục, vị trí. Bởi vì ở mỗi vị trí khác nhau có kết cấu khác nhau, tính chất cũng như chịu các tác động khác nhau. Việc lựa chọn vật liệu chống thấm phù hợp là cách đảm bảo khả năng chống thấm cho hạng mục đó được phát huy tốt nhất, chất lượng nhất.
Chống thấm giúp ngôi nhà luôn bền đẹp theo thời gian
Thứ hai, trong thi công chống thấm theo đúng quy trình, không bỏ bước. Có thể nói, từ bước vệ sinh, chuẩn bị bề mặt đến pha trộn, tiến hành chống thấm hay thử nước đều rất quan trọng. Mỗi bước được thực hiện kỹ càng, đúng kỹ thuật là nền tảng quan trọng để quá trình chống thấm sau này được hoàn hảo nhất.
Thứ ba, khi thi công chống thấm nhà ở, gia chủ nên tìm kiếm tư vấn từ các chuyên gia xây dựng hoặc kỹ sư có kinh nghiệm. Bằng những kiến thức trong lĩnh vực chống thấm, họ sẽ giúp chủ nhà tìm cách chống thấm phù hợp với thực tế công trình nhà bạn. Đánh giá công trình mới hay cũ, các vị trí cần chống thấm, nhà ở đang gặp những vấn đề gì, cần sửa chữa những gì, đặc điểm cấu trúc và nhiều vấn đề khác trước khi chống thấm.
Cuối cùng, đây là chi tiết quan trọng nhưng có thể nhiều người không thật sự chú ý đó là nên lựa chọn vật liệu chống thấm chính hãng. Các sản phẩm chính hãng được phân phối bởi các công ty uy tín là “tem đảm bảo”. Điều này thể hiện được sự rõ ràng về nguồn gốc và chất lượng của sản phẩm, đảm bảo hiệu quả chống thấm cho ngôi nhà của bạn
5. Công ty cung cấp sản phẩm chống thấm chính hãng, chất lượng cao hiện nay
Hiện nay tại thị trường Việt Nam, Komix được đánh giá 1 trong 3 công ty chống thấm uy tín hàng đầu. Komix là công ty chuyên cung cấp các sản phẩm chống thấm có chất lượng cao, sản xuất theo tiêu chuẩn châu Âu được các nhà thầu lớn tin tưởng sử dụng.
Komix top đầu thị trường Việt Nam trong lĩnh vực sản phẩm chống thấm chất lượng
Komix với luôn vững tin với tiêu chí: cung cấp ứng nguồn chất lượng sản phẩm chống thấm cao nhất, sẵn sàng giao đến tận chân công trình, với giá cạnh tranh cho thị trường nội địa Việt Nam.
Sản phẩm chống thấm tiêu biểu của Komix phù hợp với từng vị trí chống thấm nhà ở gồm:
SmartFlex: Màng chống thấm lỏng, gốc xi măng hai thành phần dùng cho các vị trí sân thượng, mái bằng, phòng tắm, hồ bơi, tầng hầm.
Maxseal Super: Chống thấm tinh thể, thẩm thấu vào bê tông dùng cho các vị trí tường đứng, hồ nước, gạch bê tông, đường hầm, hố thang máy…
Polyurethane KP-NT: Màng chống thấm lỏng gốc Polyurethane, hai thành phần dùng cho vị trí sàn mái tòa nhà, sàn tầng trệt, ban công, sân thượng, cấu kiện có diện tích lớn.
Smart Torch 40 Slate: dùng cho các vị trí Mái dốc và mái phẳng, nền móng và cấu trúc dưới lòng đất, hầm, khu vực ẩm ướt, bể bơi và nhà vệ sinh
PVC Waterstop: băng cản nước gốc Polyvinyl Chloride dùng cho mạch ngừng bê tông, đập tràn, tầng hầm và cấu trúc ngầm...
>>>Xem thêm: Băng cản nước là gì? Loại băng cản nước nào được sử dụng nhiều nhất hiện nay
Komix cam kết: Giá thành hợp lý - chất lượng bền lâu, cam kết bảo hành 10 năm, thời gian sử dụng 30 - 50 - 100 năm tùy theo sản phẩm và hạng mục thi công.
Để được tư vấn quý khách hàng xin liên hệ số điện thoại Chuyên gia Komix: 0918.916.064 hoặc Hotline Văn phòng 028.6271.0066. Hoặc đến trực tiếp tại địa chỉ: Số 87, Đường D1, KĐT mới Him Lam, P.Tân Hưng, Q.7, Tp.HCM.
Trên đây là chi tiết các vị trí cần chống thấm cũng như quy trình chống thấm cơ bản chia sẻ đến bạn. Mong rằng, với những thông tin vừa rồi giúp bạn hiểu hơn về vấn đề chống thấm, các sản phẩm chống thấm chính hãng và lựa chọn được đơn vị chống thấm tốt nhất.
TUYỆT CHIÊU CHỐNG THẤM CỬA SỔ KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT
Friday,
22/11/2024
NHỮNG VIỆC CẦN LÀM NGAY KHI THẤY TƯỜNG BỊ ẨM
Tuesday,
19/11/2024
CHỐNG THẤM TƯỜNG KHÔNG TRÁT MẶT NGOÀI CHỈ VỚI 6 BƯỚC ĐƠN GIẢN, DỄ LÀM
Monday,
18/11/2024
TƯỜNG NHÀ BỊ MỐC ĐEN DO ĐÂU? GIẢI PHÁP XỬ LÝ HIỆU QUẢ NHẤT
Friday,
01/11/2024