-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Cách chống thấm tường nhà ngoài trời tốt nhất, tiết kiệm chi phí nhất
Vào mùa mưa đến việc chống thấm tường nhà là vấn đề được nhiều gia đình quan tâm. Sau đây là các cách chống thấm tường nhà ngoài trời bị thấm nước, bị nứt hiệu quả, tiết kiệm chi phí và thi công đơn giản mời mọi người cùng tham khảo.
Để được tư vấn giải pháp chống thấm chất lượng cao và mua các sản phẩm chính hãng, vui lòng nhắn tin tại fanpage Komix Việt Nam, hoặc liên hệ qua số điện thoại Chuyên gia 0918.916.064 hoặc Hotline Văn phòng 028.6271.0066. |
1. Tại sao cần phải chống thấm tường nhà ngoài trời?
Tường nhà ngoài trời là khu vực luôn luôn chịu các động từ môi trường bên ngoài. Tường nhà đóng vai trò như một lớp áo vững chắc bảo vệ những bộ phận bên trong nhà như nội thất, con người được thoải mái, an toàn. Chính vì thế bên cạnh việc xây dựng ngôi nhà vững chắc thì việc chống thấm cũng vô cùng quan trọng.
Chống thấm tường nhà ngoài trời nhằm bảo vệ nhà ở không bị thấm nước
-
Thời tiết ở nước ta nắng nóng, mưa nhiều, sự chênh lệch nhiệt độ tác động mạnh mẽ đến phần tường ngoài, nếu chỉ trát xi măng bình thường thì rất dễ bị thấm nước.
-
Việc chống thấm cho tường nhà ngoài trời nhằm ngăn chặn các tình trạng thấm nước gây nên như bong tróc tường, nứt tường, nấm mốc, thấm nước từ bên ngoài tường vào bên trong nhà.
-
Chống thấm giúp hạn chế các tình trạng xuống cấp nhà ở từ đó góp phần kéo dài tuổi thọ của công trình hơn so với bình thường.
-
Thực hiện chống thấm tường nhà ngoài trời ngay từ đầu giúp tiết kiệm chi phí hơn với việc cho sửa chữa, bảo dưỡng nhà không được chống thấm nếu như có tình trạng thấm nước xảy ra.
-
Chống thấm cho tường nhà không chỉ bảo vệ nhà mà còn nâng cao thẩm mỹ, với một số loại sơn chống thấm ngoại thất mọi người có thể lựa chọn màu sắc theo sở thích của mình.
2. Cách chống thấm tường nhà ngoài trời cũ hiệu quả
Với các công trình nhà ở lâu ngày không được thi công chống thấm trước đó hoặc có chống thấm nhưng đã trải qua thời gian dài nên khả năng chống thấm giảm sút. Thường với những công trình này sẽ có một số dấu hiệu thấm nước như: nấm mốc, rỉ nước chân tường, bong tróc tường, nứt tường…
Vết nứt tường nhà sau khi được xử lý bằng Sikadur-752
Mỗi vấn đề sẽ sử dụng vật liệu và quy trình xử lý khác nhau tùy vào mức độ cũng như dấu hiệu thấm nước. Sau đây là cách chống thấm tường nhà bị nứt bằng Sikadur-752 cực hiệu quả được các chuyên gia chia sẻ.
Sikadur -752 là keo chống thấm gốc nhựa epoxy cường độ cao, dạng lỏng, không dung môi độ nhớt thấp. Sikadur -752 dùng để bơm vào lỗ hổng và các vết nứt trong bê tông, sau khi khô sẽ trở thành loại vật liệu cứng có cường độ cao.
Cách thi công xử lý vết nứt chống thấm tường nhà ngoài trời được thực hiện theo 7 bước.
Bước 1: Xác định, đánh dấu vị trí khe nứt tường cần được xử lý
Bước 2: Tiến hành khoan và đặt đầu bơm dọc vết nứt, chú ý mỗi đầu cách 200mmm
Bước 3: Thực hiện vệ sinh sạch sẽ bề mặt, loại bỏ bụi bẩn, các vết dơ, sơn
Bước 4: Trám khe nứt bằng sikadur 731
Bước 5: Sau đó tiếp tục bơm epoxy sikadur 752 vào các đầu bơm, thực hiện từ dưới lên
Bước 6: Gỡ bỏ đầu bơm và lớp sikadur 731
Bước 7: Lớp hoàn thiện
3. Cách chống thấm tường nhà ngoài trời đang thi công
Hiện nay khi thi công nhà ở các hạng mục chống thấm đã được nhiều gia đình cũng như đội ngũ thi công quan tâm, chú trọng hơn. Việc chống thấm ngay từ đầu giúp khả năng chống thấm được tốt hơn. Cùng điểm qua một vài phương pháp chống thấm phổ biến hiện nay.
3.1 Cách chống thấm tường nhà ngoài trời bằng chống thấm gốc xi măng SmartFlex
SmartFlex là một hợp chất chống thấm 2 thành phần gồm polymers dạng lỏng và xi măng mịn đặc biệt. Hợp chất sau khi được hòa trộn và thi công hoàn thiện sẽ tạo nên một lớp màng có khả năng đàn hồi cao bám dính cực tốt trên bề mặt tường nhà.
Hợp chất chống thấm SmartFlex giải quyết triệt để hiện tượng thấm tường nhà
Cách chống thấm tường nhà ngoài trời bằng hợp chất chống thấm gốc xi măng SmartFlex:
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ thi công: pha trộn hợp chất SmartFlex theo tỉ lệ mà nhà sản xuất hướng dẫn, chuẩn bị cọ, ru lô hoặc máy phun.
Bước 2: Kiểm tra bề mặt tường nhà có bằng phẳng chưa, vệ sinh sạch sẽ bề mặt trước khi chống thấm
Bước 3: Dùng nước sạch tạo ẩm bề mặt cần chống thấm trước khi sử dụng SmartFlex
Bước 4: Quét lớp SmartFlex đầu tiên, đợi một thời gian để lớp đầu tiên khô rồi tiến hành quét lớp thứ 2.
Bước 5: Tiến hành quét lớp SmartFlex tiếp theo lên toàn bộ mặt tường nhà ngoài trời.
Ưu điểm:
-
Có độ bám dính cao trên hầu hết các bề mặt vật liệu đặc biệt là tường nhà
-
An toàn, không độc hại trong khi thi công
-
Có tính đàn hồi cao, chống thấm nước tốt
-
Cách thi công đơn giản
Khi thi công chống thấm tường nhà bằng SmartFlex cần chú ý lực tay và các lớp chống thấm theo định mức thông dụng có độ dày từ 1-1,2mm. Tùy trường hợp, điều kiện và bề mặt thi công chống thấm định mức trên có thể thay đổi.
Chống thấm gốc xi măng SmartFlex là vật liệu cao cấp, có độ bền gần như vĩnh cửu và được ứng dụng chống thấm tường tại các công trình lớn, cao cấp như tòa nhà hạng A, resort, khách sạn 5 sao,... Xem thêm các dự án sử dụng Smartflex tại đây.
3.2 Cách chống thấm tường nhà ngoài trời bằng sơn chống thấm
Sử dụng sơn chống thấm cũng là một trong những cách chống thấm tường nhà ngoài trời thông dụng được áp dụng. Sơn chống thấm ngoài trời là hợp chất hóa học đặc biệt dạng sơn nước, khi khô sơn chống thấm cũng tạo một lớp màng sơn có khả năng bảo vệ bề mặt tường nhà, sơn sử dụng để chống thấm ngoài trời.
Sơn chống thấm cho tường nhà ngoài trời đạt hiệu quả cao
Sơn chống thấm tường ngoài thường có màu xám đậm hoặc xám nhạt. Màu xám mang tính trung hòa, dễ chịu khi nhìn nên được nhiều người sử dụng. Bên cạnh đó còn có một số loại sơn chống thấm pha màu, sơn chống thấm loại này thì đa dạng màu tùy vào nhà sản xuất.
Sơn chống thấm tường nhà ngoài trời có nhiều loại, từ loại sơn thông thường đến cao cấp. Tùy vào nhu cầu và tài chính của mỗi người mà lựa chọn một loại sơn chống thấm phù hợp.
Ưu điểm của sơn chống thấm:
-
Ngăn chặn sự xâm nhập của nước từ bên ngoài tường vào bên trong tường
-
Có khả năng chống nấm mốc, bụi bẩn
-
Sơn chống thấm bền màu, mịn, bóng
-
Thi công đơn giản, dễ thực hiện
Tuy nhiên, việc chỉ sử dụng sơn chống thấm không được các chuyên gia khuyên nghị. Bởi lẽ sơn có định mức rất thấp, chỉ từ 0,1-0,2kg/m2 và chống thấm cần 1-2kg/m2. Có nghĩa rằng độ dày của sơn chỉ bằng 1/10 lớp chống thấm. Sử dụng sơn chống thấm không có tác dụng lâu dài, nhất là với tường nhà ngoài trời chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi thời tiết và nhiệt độ.
>>>Xem thêm: Tại sao nên sử dụng cả chất chống thấm và sơn chống thấm
3.3 Một số cách chống thấm tường nhà ngoài trời khác
Bên cạnh việc sử dụng 2 cách chống thấm trên còn một số cách chống thấm tường nhà bị thấm nước, tường nhà ngoài trời như:
-
Chống thấm tường nhà ngoài trời bằng Intoc 06
Intoc là một sản phẩm “Made in Vietnam” được nhiều khách hàng tin tưởng, intoc có nhiều loại tùy vào các hạng mục chống thấm khác nhau. Trong đó, Intoc 06 được sử dụng để chống thấm tường nhà ngoài trời.
Intoc 06 là chất chống thấm dạng lỏng có màu trắng sữa gốc nước. Thành phần bao gồm Styrene butadiene, nước, phụ gia gốc Acrylic, phụ gia kháng nước. Intoc 06 là chất chống thấm chuyên dụng sử dụng để chống thấm cho mặt ngoài tường đứng đã tô vữa hoặc đã sơn nước.
Ưu điểm của Intoc 06 là khả năng chống nước tốt, thi công cực đơn giản,có tác dụng chống thấm sau 24h từ khi thi công. Intoc không độc hại, thân thiện với môi trường, không cháy nổ.
Một ngôi nhà được chống thấm bằng tôn chống thấm
-
Chống thấm tường nhà ngoài trời bằng cách ốp tôn chống thấm
Ốp tôn tường nhà ngoài trời cũng là cách chống thấm được áp dụng ở một số khu vực hiện nay. Ưu điểm của cách chống thấm này là có hiệu quả chống thấm cao, có độ bền cao, vững chắc, không lo ngại thời tiết.
Tuy nhiên phương pháp này cũng tồn tại một số nhược điểm như: chi phí cao, thi công phức tạp, nặng nhọc hơn so với chống thấm dạng sơn, lăn. Chống thấm bằng cách ốp tôn sóng không thích hợp với những nơi có nhiều nhà xây sát nhau vì cần phải có một không gian đủ rộng thì mới có thể tiến hành ốp lên tường.
-
Chống thấm tường nhà ngoài trời bằng keo chống thấm
Keo chống thấm cũng là một loại vật liệu chống thấm sử dụng để thi công chống thấm. Keo chống thấm có nhiều loại khác nhau, dạng lỏng, có khả năng hàn gắn vết nứt tường, chống thấm nước cho bề mặt tường.
Ưu điểm của keo chống thấm là có khả năng co giãn tùy theo môi trường thời tiết. Một số loại keo có độ bám dính rất cao, bám dính rất tốt vào các phần tử bê tông. Thi công chống thấm bằng keo chống thấm cũng khá đơn giản, an toàn, không độc hại. Tuy nhiên độ bền khi chống thấm tường nhà ngoài trời bằng keo chống thấm không được đánh giá cao.
>>>Xem thêm: Review top 5 vật liệu chống thấm tốt nhất 2023
Trên đây là một số cách chống thấm tường nhà ngoài trời được nhiều đơn vị thi công áp dụng hiện nay. Hy vọng bài viết đã cung cấp được cho mọi người những thông tin thú vị và bổ ích về chống thấm tường nhà để áp dụng chống thấm cho công trình của mình .
TUYỆT CHIÊU CHỐNG THẤM CỬA SỔ KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT
Friday,
22/11/2024
NHỮNG VIỆC CẦN LÀM NGAY KHI THẤY TƯỜNG BỊ ẨM
Tuesday,
19/11/2024
CHỐNG THẤM TƯỜNG KHÔNG TRÁT MẶT NGOÀI CHỈ VỚI 6 BƯỚC ĐƠN GIẢN, DỄ LÀM
Monday,
18/11/2024
TƯỜNG NHÀ BỊ MỐC ĐEN DO ĐÂU? GIẢI PHÁP XỬ LÝ HIỆU QUẢ NHẤT
Friday,
01/11/2024