-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Băng trưởng nở chống thấm là gì? Nên sử dụng loại băng trương nở chống thấm nào?
Đối với các công trình xây dựng, việc luôn đảm bảo để tránh nước bị ngấm là vô cùng quan trọng. Nếu sử dụng loại băng trương nở chống thấm sẽ giúp bảo vệ móng và chân tường. Hãy cùng Komix tìm hiểu băng trương nở là gì và nên sử dụng loại băng trương nở nào nhé.
Để được tư vấn giải pháp chống thấm chất lượng cao và mua các sản phẩm chính hãng, vui lòng nhắn tin tại fanpage Komix Việt Nam, hoặc liên hệ qua số điện thoại Chuyên gia 0918.916.064 hoặc Hotline Văn phòng 028.6271.0066. |
1. Băng trương nở chống thấm là gì?
Băng trương nở chống thấm có tên gọi khác là thanh trương nở, cao su trương nở, thanh thủy trương. Loại băng này có hình dạng một thanh dài và có khả năng trương nở khi gặp nước. Vậy nên, chúng trở thành loại băng trương nở chống thấm tại những vị trí mối nối của khối bê tông.
Băng trương nở chống thấm được làm từ cao su butyl và hóa chất có tính thủy trương như muối bentonite, polymer.
Khi băng cản nước tiếp xúc với môi trường chất lỏng sẽ trương nở hơn 300% thể tích thực của chúng. Từ đó chúng sẽ tạo áp lực lên các vị trí của khe nối bê tông và trở thành lớp hàng rào chắc chắn ngăn nước thấm vào.
Hiện băng trương nở chống thấm Hyperstop DB được nhiều nhà thầu lựa chọn. Bởi vì chúng có khả năng lấp đầy các khe hở bê tông rất hiệu quả.
Băng trương nở chống thấm là gì? (Ảnh sưu tầm)
>>> Xem thêm: Biện pháp chống thấm cho: Toilet, phòng tắm, ban công
2. Các ưu điểm của băng trương nở chống thấm Hyperstop DB
Khả năng chống thấm vượt trội:
- Băng trương nở chống thấm khi gặp nước sẽ tạo ra một lớp chắn bảo vệ mạnh mẽ. Lớp này sẽ ngăn sự xâm nhập của nước qua các khe, mối nối của công trình xây dựng. Nhờ vậy mà bảo vệ được kết cấu và duy trì được tuổi thọ của công trình.
Dễ lắp đặt và thi công:
- Ưu điểm lớn nhất của băng trương nở chống thấm đó là dễ dàng lắp đặt và thi công. Băng trương nở chống thấm ở dạng băng dẻo, có thể uốn cong hoặc cắt, từng theo yêu cầu của mỗi hạng mục.
- Việc lắp đặt đối với băng trương nở chống thấm không yêu cầu kỹ thuật cao. Bạn có thể dễ dàng thi công bằng với đinh, giúp tiết kiệm được thời gian và tiền thuê nhân công. Điểm này rất quan trọng với những công trình có quy mô lớn, yêu cầu về tiến độ.
Tính linh hoạt cao:
- Loại băng trương nở chống thấm Hyperstop DB phù hợp với nhiều công trình xây dựng khác nhau. Chúng được sử dụng nhiều trong các công trình dân dụng, hạ tầng giao thông hay công nghiệp,...Tính đa dụng của Hyperstop DB nên được sử dụng rộng rãi.
Các ưu điểm của băng trương nở chống thấm Hyperstop DB (Ảnh Komix)
3. Ứng dụng của băng trương nở chống thấm của Hyperstop DB
3.1. Loại mạch ngừng đứng và ngang, lớp bê tông mới hay lớp bề mặt không đều
Băng trương nở chống thấm Hyperstop được dùng cho cả mạch ngừng đứng và ngang. Hoặc được lắp đặt tại nơi có kết nối giữa các lớp bê tông mới và cũ, đặc biệt là những bề mặt không đều nhau.
Nhờ sự ngăn chặn và bảo vệ không cho nước xâm nhập vào nên đảm bảo được tính nguyên vẹn kết cấu.
3.2. Vị trí xung quanh ống xuyên tường, sàn
Hyperstop cũng được sử dụng để lắp đặt tại các vị trí ống xuyên tường hay xuyên sàn. Điều này sẽ giúp chặn được nước thấm qua những điểm kết nối này.
Nên thực hiện chống thấm tại các vị trí này vì nơi này rất dễ bị nước xâm nhập.Thi công Hyperstop sẽ tạo ra lớp lớp chắn hữu hiệu để đảm bảo cho công trình duy trì được tính kín nước và có độ bền cao.
Băng trưởng nở chống thấm được lắp xung quanh ống xuyên tường, sàn (Ảnh sưu tầm)
3.3. Các hệ thống ống dẫn điện
Cần lắp đặt băng trương nở Hyperstop DB tại các điểm nối của hệ thống ống dẫn điện. Vì chúng sẽ giúp đảm bảo an toàn điện và tránh gây hư hỏng thiết bị điện. Ngoài ra, nó còn bảo vệ hệ thống điện trong môi trường bị ẩm ướt.
3.4. Các vị trí tường đục sẵn hay tường tầng hầm
Đây là các vị trí rất dễ bị thấm qua các khe nứt hoặc mối nối. Gia chủ cần thi công Hyperstop DB để luôn đảm bảo được môi trường khô ráo bên trong.
3.5. Các hạng mục chịu áp lực thủy tinh
Sản phẩm sẽ giúp đảm bảo được công trình chịu được áp lực lớn nhưng không bị rò rỉ. Băng trương nở chống thấm Hyperstop DB sẽ phù hợp cho các công trình đập, bể chứa nước hay công trình thủy lợi,...
3.3. Các hệ thống ống dẫn nước
Băng trương nở chống thấm đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự rò rỉ của nước tại những điểm kết nối.
Việc sử dụng Hyperstop DB sẽ giúp bảo vệ hệ thống ống dẫn không bị nước len lỏi và xâm nhập. Đồng thời giúp ngăn rò rỉ nước ra môi trường xung quanh, từ đó đảm bảo được hiệu quả vận hành.
Băng trương nở chống thấm được lắp ở các hệ thống ống dẫn nước (Ảnh sưu tầm)
4. Cách lắp thanh trương nở chống thấm
Sau đây là cách lắp băng trương nở chống thấm để sản phẩm đạt được hiệu quả tối đa:
- Bước 1: Vệ sinh khu vực cần thi công chống thấm
- Bước 2: Dùng cườm tay của mình với lực vừa phải để ấn lên băng trương nở chống thấm để đặt vào vị trí trên cấu trúc của bề mặt cần thi công.
- Bước 3: Tiếp đến là nối băng cản nước chống thấm để chúng tạo thành một đường liên tục và không bị ngắt quãng. Muốn hiệu quả đạt được ở mức cao nhất, cần cắt đầu của băng trương nở một góc 45 độ và nối lại với nhau.
- Bước 4: Gỡ bỏ lớp giấy bảo vệ mặt tiếp xúc của băng trương nở.
- Bước 5: Cuối cùng là đổ bê tông đã trộn vào khuôn.
Cách lắp thanh trương nở chống thấm (Ảnh sưu tầm)
* Các lưu ý khi lắp đặt băng trương nở chống thấm:
- Trong quá trình lắp đặt băng trương nở chống thấm cần lưu ý một số điểm sau để quá trình thi công đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Bề mặt luôn được đảm bảo sạch sẽ, không có bụi bẩn
- Cần đổ bê tông càng sớm càng tốt khi đã hoàn thành lắp đặt băng trương nở chống thấm tránh ngâm nước trong thời gian dài.
- Có thể sử dụng keo lót để thay thế cho việc sử dụng đinh. Vì chúng có thể giúp chuyển đổi vị trí và xê dịch một cách dễ dàng hơn.
Hy vọng qua những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu được băng trương nở chống thấm là gì và nên sử dụng loại băng trưởng nở nào để đạt hiệu quả tốt nhất. Từ đó sẽ giúp ngăn được tình trạng thấm dột nước trong ngôi nhà của bạn.
TUYỆT CHIÊU CHỐNG THẤM CỬA SỔ KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT
Friday,
22/11/2024
NHỮNG VIỆC CẦN LÀM NGAY KHI THẤY TƯỜNG BỊ ẨM
Tuesday,
19/11/2024
CHỐNG THẤM TƯỜNG KHÔNG TRÁT MẶT NGOÀI CHỈ VỚI 6 BƯỚC ĐƠN GIẢN, DỄ LÀM
Monday,
18/11/2024