Tìm hiểu TOP 3 cách chống thấm nhà vệ sinh tầng 2 hiệu quả, chuẩn kỹ thuật

Một số công trình nhà vệ sinh sau một thời gian đi vào hoạt động và sử dụng có thể xuất hiện hiện tượng dột, thấm nước ảnh hưởng đến chất lượng sinh hoạt của những người sống trong công trình xây dựng, đặc biệt là những nhà vệ sinh tại tầng 2. Vậy đâu là nguyên nhân gây thấm nhà vệ sinh? Cách chống thấm nhà vệ sinh tầng 2 hiệu quả là gì? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!

1. Nguyên nhân gây ra tình trạng thấm dột nhà vệ sinh tầng 2

Khi công trình kiến trúc có nhiều hơn 2 tầng được đưa vào sử dụng một vài năm có thể xuất hiện tình trạng thấm dột nước. Ban đầu, tình trạng này có thể nhẹ và ít được chú ý. Tuy nhiên theo thời gian, việc thấm dột sẽ diễn ra nhanh với lượng nước nhiều hơn khiến chủ nhà mất nhiều công sức để khắc phục, sửa chữa.

Một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này là do:

  • Sàn nhà vệ sinh không khô ráo, thường xuyên bị đọng nước. Việc ứ đọng nước trên sàn nhà vệ sinh có thể bị đọng lại dưới sàn bê tông gây nên tình trạng thấm dột.
  • Hệ thống ống nước trong công trình kiến trúc bị hỏng hóc, rò rỉ gây nên tình trạng thấm dột nhà vệ sinh.
  • Phần mái nhà, tường nhà trong nhà vệ sinh xuất hiện tình trạng ẩm mốc, hư hại do lâu ngày không tu sửa có thể gây thấm nước vào bên trong.
  • Công trình xây dựng thi công không đạt chuẩn ngay từ ban đầu cũng là một lý do gây nên hiện tượng thấm dột nhà vệ sinh, đặc biệt là nhà vệ sinh tầng 2.

Nhà vệ sinh là nơi “tiềm ẩn” nguy cơ thấm dột trong công trình nhà ở

2. Nhà vệ sinh tầng 2 bị thấm dột có tác hại gì?

Nhiều gia đình vẫn nghĩ việc thấm dột nhà vệ sinh là điều bình thường. Tuy nhiên, tình trạng này cũng ảnh hưởng xấu đến công trình kiến trúc và chất lượng sinh hoạt:

  • Việc bị ngấm nước lâu ngày sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kết cấu tổng thể của ngôi nhà, điều này khiến cho công trình kiến trúc bị xuống cấp nhanh chóng.
  • Nhà vệ sinh bị ngấm nước, ẩm dột sẽ là điều kiện tốt cho nấm mốc, vi khuẩn bắt đầu sinh sôi nảy nở, khiến chất lượng không khí không còn trong lành, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong công trình.
  • Việc thấm dột nhà vệ sinh có thể khiến sàn nhà trơn trượt, gây nguy hiểm và các tai nạn không muốn cho người ở trong gia đình.
  • Khi nhà vệ sinh bị thấm dột, bạn phải tốn kém một khoản chi phí kha khá để khắc phục sự cố cũng như sửa chữa, chống thấm cho nhà vệ sinh.

Thấm dột nhà vệ sinh gây ra tình trạng rỉ sét, hư hại đến tổng thể công trình

Chính vì những ảnh hưởng không mong muốn này, việc áp dụng các cách chống thấm nhà vệ sinh tầng 2 cần được triển khai thực hiện sớm để bảo vệ tốt cho toàn bộ công trình kiến trúc của cả gia đình.

3. TOP 3 cách chống thấm nhà vệ sinh tầng 2 hiệu quả, bền lâu hàng chục năm

Cùng tìm hiểu ngay 3 cách chống thấm nhà vệ sinh tầng 2 được KOMIX lựa chọn để tư vấn cho khách hàng vì những phương pháp này có thể tối ưu được chi phí, hiệu quả mang lại vô cùng tuyệt vời với độ bền lâu hàng chục năm.

3.1. Cách chống thấm nhà vệ sinh tầng 2 với phương pháp sử dụng chất chống thấm Smartflex

Chất chống thấm Smartflex cũng là một vật liệu chống thấm thường được sử dụng trong quy trình thi công chống thấm cho các kiến trúc nhà ở, công ty… với những ưu điểm vượt trội:

  • Thích hợp cho việc sử dụng trên các công trình thường xuyên thấm nước;
  • Có tính đàn hồi cao, bám dính tốt trên nhiều bề mặt vật liệu;
  • Không có mùi, không độc hại, an toàn cho cả gia đình;
  • Dễ dàng thi công, đặc biệt là ở những khu vực có nhiều góc cạnh hay bề mặt gồ ghề.

Mô phỏng quá trình thi công chống thấm (ảnh: Komix)

Cùng theo dõi quy trình chống thấm 7 bước cùng Smartflex:

  • Bước 1: Vệ sinh, loại bỏ các tạp chất trong khu vực nhà vệ sinh;
  • Bước 2: Bo góc chân tường bằng vữa xi-măng, cát;
  • Bước 3: Gia cố góc chân tường bằng lưới thủy tinh hoặc Polyester;
  • Bước 4: Bắt đầu quét lớp chống thấm Smartflex bằng cọ hoặc rulo theo định mức 0.6-0.75Kg /m2 và đảm bảo theo 1 chiều cố định (ví dụ có thể thống nhất từ trái qua phải);
  • Bước 5: Quét lớp chống thấm Smartflex thứ 2 theo chiều “vuông góc" với lớp chống thấm đầu tiên và chờ khô trong vòng 48 tiếng rồi bắt đầu kiểm tra bằng cách bơm nước thử;
  • Bước 6: Sau khi lớp chống thấm được đảm bảo, tiến hành cán vữa bảo vệ, tạo dốc về ống thoát nước;
  • Bước 7: Dán gạch hoàn thiện và nghiệm thu bàn giao.

3.2. Cách chống thấm nhà vệ sinh tầng 2 - sử dụng màng chống thấm

Một trong những cách chống thấm nhà vệ sinh tầng 2 phổ biến được nhiều người sử dụng chính là sử dụng màng chống thấm, phương pháp này mang lại hiệu quả cao với nhiều ưu điểm:

  • Quy trình thi công dễ dàng, không quá phức tạp, thời gian thi công nhanh chóng;
  • Khả năng chống thấm nước của sản phẩm gần như tuyệt đối;
  • Độ bền được đánh giá cao, giúp tối ưu chi phí cũng như công sức của chủ đầu tư bỏ ra;

Thi công khò nóng màng chống thấm (ảnh: Sưu tầm)

Cách thực hiện thi công chống thấm nhà vệ sinh bằng màng chống thấm:

  • Chuẩn bị vật liệu: tấm trải nhựa bitum, đèn khò khi gas, primer gốc bitum, máy khò, các dụng cụ hỗ trợ khác như bay, chổi sắt, cọ, lăn sơn…
  • Bước 1: Vệ sinh bề mặt sàn nhà vệ sinh tầng 2 sạch sẽ, đảm bảo không dính bụi bẩn, tạp chất. Cần xử lý cho bề mặt bằng phẳng trước khi bắt đầu thi công.
  • Bước 2: Sử dụng đèn khò khí gas để khò nóng bề mặt sàn nhà vệ sinh, sau đó trải lớp màng chống thấm lên trên rồi tiếp tục dùng máy khò đốt bề mặt trải nhựa bitum cho nóng chảy để tiến hành dính mặt này xuống mặt sàn.
  • Bước 3: Đốt đến đâu thì bạn tiến hành chà xát bằng cách lăn con lăn sơn trên màng dính đến đó để màng chống thấm bám chắc vào bề mặt sàn. Lưu ý dán kỹ để tránh bị hở, gây ra thấm nước.
  • Bước 4: Sau khi dán xong, tiến trát xi măng lên bề mặt màng chống thấm để bảo vệ độ bền cho sản phẩm.
  • Bước 5: Chờ sau 24 giờ để tiến hành kiểm tra, nghiệm thu công trình bằng cách thử qua nước.

3.3. Cách chống thấm nhà vệ sinh tầng 2 với phương pháp dùng keo chống thấm

Vật liệu keo chống thấm được sử dụng như là một cách chống thấm nhà vệ sinh tầng 2 phổ biến với nhiều điểm cộng mà bạn nên cân nhắc:

  • Keo chống thấm thường được đánh giá cao bởi độ bền, chịu được mọi nhiệt độ cũng như không bị biến dạng khi thay đổi thời tiết thất thường cũng như trong môi trường ẩm thấp.
  • Keo chống thấm có độ bám dính cao, dính chặt trên toàn bộ nền sàn nhà vệ sinh.
  • Vật liệu này có khả năng làm cho các điểm nứt trên bề mặt biến mất mà không cần thi công cầu kỳ.

Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý sử dụng Keo chống thấm thường được các chuyên gia đánh giá như một biện pháp cộng thêm hoặc tạm thời, có độ bền không cao trong khu vực nhà vệ sinh thường xuyên tiếp xúc với nước và chất tẩy rửa. Vì vậy, gia chủ hay chủ đầu tư cần dùng phương pháp này khi có kết hợp với cách chống thấm khác để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.

Phun keo chống thấm là cách làm đơn giản, nhanh gọn nhưng không được chuyên gia khuyến khích sử dụng lâu dài (ảnh: Sưu tầm)

Lưu ý: Cách chống thấm nhà vệ sinh tầng 2 này chỉ phù hợp trong tình huống thấm dột do các vết nứt từ sàn, tường của nhà vệ sinh gây ra.

Cùng tìm hiểu quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng keo chống thấm:

  • Chuẩn bị: Keo chống thấm, dụng cụ bắn keo.
  • Bước 1: Xác định những vị trí bị nứt như trần nhà, tường, sàn…
  • Bước 2: Sử dụng máy bắn keo phun keo lấp đầy vào những vị trí có đường nứt đã xác định từ ban đầu.
  • Bước 3: Sau khi chờ lớp keo khô, bắt đầu vệ sinh dọn dẹp sạch sẽ phòng vệ sinh rồi lăn sơn lại để hoàn thiện quy trình.
  • Bước 4: Sau 1 tuần khi lớp keo đã khô hoàn thiện, bạn có thể kiểm tra và nghiệm thu bằng cách thử với nước.

4. Một số hạng mục cần kiểm tra trước khi áp dụng các cách chống thấm nhà vệ sinh tầng 2

Trước khi bắt đầu thi công chống thấm nhà vệ sinh, chủ nhà cần đảm bảo đã kiểm tra kỹ lưỡng các hạng mục dưới đây để việc sử dụng các cách chống thấm nhà vệ sinh tầng 2 được diễn ra an toàn, hiệu quả:

  • Cống thoát nước ở trên sàn nhà vệ sinh: Đây là một trong những khu vực dễ bị thấm dột nhất nên cần kiểm tra kỹ lưỡng.
  • Hệ thống đường ống nước: Trong tình trạng hệ thống ống nước bị rò rỉ, nứt vỡ có thể khiến nước bị thấm, tràn vào nhà vệ sinh gây hậu quả nghiêm trọng.
  • Sàn nhà vệ sinh: Thông thường, đối với các sàn nhà vệ sinh được ốp gạch sẽ xuất hiện các rãnh/khe nhỏ. Đây cũng là nơi có thể tạo điều kiện để nhà vệ sinh bị thấm dột.

Cống thoát nước là khu vực dễ bị thấm dột nhất nên cần kiểm tra kỹ lưỡng

5. Tư vấn thi công cách chống thấm nhà vệ sinh tầng 2 hiệu quả cùng KOMIX

Chống thấm nhà vệ sinh luôn là hạng mục được nhà thầu quan tâm nhất. Với kinh nghiệm chống thấm lâu năm, Komix khuyên các gia chủ, các chủ công trình nên chú ý chống thấm từ khi thi công. Chống thấm đúng quy trình kỹ thuật từ đầu sẽ luôn đạt kết quả cao nhất.

Tuy nhiên nếu nhà vệ sinh tầng 2 cũ bị thấm dột do trước đó thi công sai kỹ thuật, hay đến từ 1 nguyên nhân khách quan nào đó, hãy nhờ sự tư vấn từ người am hiểu về xây dựng, chống thấm. Đồng thời, bạn cần chọn chất chống thấm chất lượng để đạt hiệu quả cao nhất.

Nếu bạn sửa theo cảm tính, rất có khả năng trình trạng thấm dột không hết mà còn tiếp diễn nặng thêm. Bạn nên tìm đến những chuyên gia trong lĩnh vực chống thấm nhà vệ sinh để được tư vấn những lựa chọn phù hợp nhất cho quá trình thi công chống thấm, đặc biệt là chống thấm nhà vệ sinh.

Thi công trải màng đá chống thấm (ảnh: Komix)

Những lý do tuyệt vời để bạn tin tưởng lựa chọn KOMIX cho các dự án thi công chống thấm:

  • Gần 20 năm xây dựng và phát triển lớn mạnh trong lĩnh vực chống thấm;
  • Sở hữu đội ngũ nhân viên - tư vấn viên - kỹ thuật viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, giàu kinh nghiệm và giỏi chuyên môn để tư vấn và triển khai thi công đạt hiệu quả tốt nhất;
  • Cam kết sử dụng các vật liệu chống thấm đảm bảo chất lượng, đạt được các chuẩn đầu ra về VLXD;
  • Quy trình thi công nhanh gọn, đảm bảo tiến độ cho khách hàng nhưng vẫn cam kết đặt chất lượng lên hàng đầu;
  • Giá cả hợp lý, tư vấn rõ ràng ngay từ khâu đầu tiên;
  • Cam kết chính sách bảo hành cho khách hàng sau thời gian thi công, nghiệm thu công trình;
  • Là đối tác của hàng trăm nhà đầu tư, doanh nghiệp lớn phủ sóng trên cả nước.

Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã có thêm những kiến thức cần thiết về cách chống thấm nhà vệ sinh tầng 2 cũng như lựa chọn được đơn vị thi công chống thấm uy tín phù hợp. Nếu phát sinh nhu cầu cho các dự án thi công chống thấm, hãy liên hệ đến hotline (028) 6271 0066 hoặc Zalo 0903 989 906 để được hỗ trợ, tư vấn tận tình.

Gọi ngay
facebook Chat Facebook zalo Chat Zalo