Thiết kế nhà vệ sinh tầng 2 như thế nào để không bị thấm nước xuống tầng dưới

Thiết kế nhà vệ sinh tầng 2 như thế nào để không bị thấm là câu hỏi rất của rất nhiều gia chủ. Việc chống thấm hiệu quả không chỉ giúp tránh tình trạng thấm nước xuống tầng dưới mà còn giữ cho không gian sống của bạn luôn khô ráo, thoáng mát và sạch sẽ. Hãy cùng Komix đọc hết bài viết để cùng giải đáp nhé. 

Để được tư vấn giải pháp chống thấm chất lượng cao và mua các sản phẩm chính hãng, vui lòng nhắn tin tại fanpage Komix Việt Nam, hoặc liên hệ qua số điện thoại Chuyên gia 0918.916.064 hoặc Hotline Văn phòng 028.6271.0066.

1. Thiết kế nhà vệ sinh tầng 2: Nguyên nhân gây thấm xuống bên dưới

Để đưa ra được phương pháp chống thấm nhà vệ sinh triệt để, trước hết cần phải tìm ra được nguyên nhân gốc rễ gây ra hiện tượng thấm dột. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến:

1.1. Rò rỉ các đường ống dẫn nước

Thiết kế nhà vệ sinh tầng 2 chứa nhiều thiết bị và đường ống dẫn nước. Sau thời gian sử dụng, các thiết bị này có thể bị hư hỏng, nứt vỡ khiến nước bị rò rỉ. Nước rò rỉ từ các vị trí này sẽ mao dẫn, thấm qua các mạch gạch xuống sàn, lâu ngày sẽ gây ra hiện tượng ẩm mốc và thấm dột cho nhà vệ sinh.

Thiết kế nhà vệ sinh tầng 2: Nguyên nhân gây thấm do rò rỉ ống nước

Thiết kế nhà vệ sinh tầng 2: Nguyên nhân gây thấm do rò rỉ ống nước (Ảnh sưu tầm)

1.2. Lỗi kỹ thuật trong thi công 

Một nguyên nhân thường thấy gây thấm nhà vệ sinh đó là lỗi kỹ thuật trong quá trình thi công. Nếu thiết kế nhà vệ sinh tầng 2 sẽ không đảm bảo độ thoát nước của sàn. Ngoài ra, các đường ồng thoát nước không được thi công đúng vị trí sẽ không thoát nước kịp và gây ứ đọng. Do đó mà nếu thực hiện thi công không chuẩn sẽ khiến cho các mạch gạch bị hở sau thời gian ngắn. Việc kéo dài tình trạng này mà không sửa chữa sẽ xuất hiện tình trạng thấm dột.

1.3. Thi công chống thấm ban đầu sai kỹ thuật 

Bên cạnh hai nguyên nhân trên, việc thiết kế nhà vệ sinh tầng 2 ngay từ ban đầu không đúng kỹ thuật cũng làm cho tình trạng thấm dột ngày càng nghiêm trọng hơn. Việc này có thể là do các đơn vị thi công thiếu chuyên nghiệp hoặc sử dụng vật liệu kém chất lượng.  

>>> Xem thêm: Tiêu chuẩn thử thấm bê tông: Hướng dẫn chi tiết và những lưu ý quan trọng

2. Thiết kế nhà vệ sinh tầng 2: Biện pháp chống thấm hiệu quả

Sau đây là các biện pháp chống thấm hiệu quả cho các thiết kế nhà vệ sinh tầng 2:

- Thiết kế nhà vệ sinh tầng 2 cần lưu ý trong công tác chống thấm

Đảm bảo bề mặt luôn sạch sẽ và bằng phẳng trước khi chống thấm. Cần xử lý các vết nứt và lỗ hổng trước khi thực hiện chống thấm nếu có.

Lựa chọn các vật liệu chuyên dụng như các loại màng chống thấm, chất chống thấm hoặc các loại vữa chống thấm cho tường và sàn nhà vệ sinh.

- Thiết kế nhà vệ sinh tầng 2 cần chú ý hệ thống thoát nước

Nên đặt ống thoát nước ở vị trí thấp nhất của sàn và thiết kế độ dốc khoảng 1-2% hướng về miệng ống thoát nước. 

Cần chọn các loại ống thoát nước có kích thước phù hợp, lắp đặt chắc chắn và chất lượng phải tốt.

Thiết kế nhà vệ sinh tầng 2: Biện pháp chống thấm hiệu quả

Thiết kế nhà vệ sinh tầng 2: Biện pháp chống thấm hiệu quả (Ảnh sưu tầm)

- Thiết kế nhà vệ sinh tầng 2 cần chú ý đến khâu lựa chọn vật liệu

Bên cạnh dùng các vật liệu chống thấm, gia chủ có thể dùng lựa chọn các gạch lát nền có khả năng chống thấm tốt. Về các vật liệu xây dựng khác nên chọn vật liệu có độ bền cao, chịu được độ ẩm và không bị biến dạng khi tiếp xúc với nước.

Thiết kế nhà vệ sinh tầng 2 còn cần phải kiểm tra và bảo trì định các hệ thống thoát nước để đảm bảo được hiệu quả chống thấm. Vì khi phát hiện có những dấu hiệu rò rỉ sẽ được xử lý kịp thời. 

>>> Xem thêm: Quy trình chống thấm cổ ống xuyên sàn đúng chuẩn: Hướng dẫn chi tiết từ A đến Z

3. Thiết kế nhà vệ sinh tầng 2: Quy trình chống thấm với SmartFlex

Để đảm bảo hiệu quả và độ bền lâu dài cho công trình, việc chống thấm đúng cách là rất quan trọng. Dưới đây là quy trình chống thấm tiêu chuẩn bằng SmartFlex, giúp bảo vệ bề mặt khỏi sự xâm nhập của nước và các tác nhân gây hại khác:

Bước 1: Đảm bảo bề mặt cần chống thấm phải bằng phẳng và sạch sẽ. Tạo độ dốc từ 1.5 đến 2%, sau đó làm ẩm bề mặt bằng nước sạch.

Bước 2: Xử lý taluy góc chân tường và cổ ống thoát nước, sau đó tô vữa để kín bề mặt tường gạch.

Bước 3: Quét một lớp SmartFlex và gia cố thêm lưới Polyester tại các góc chân tường, vết nứt và cổ ống.

Bước 4: Quét hai lớp SmartFlex chống thấm lên toàn bộ bề mặt sàn hoặc tường.

Bước 5: Trong vòng 48 giờ sau, tiến hành cán hồ và tô vữa bảo vệ toàn bộ bề mặt đã được phủ SmartFlex.

Bước 6: Hoàn thiện bằng cách ốp gạch.

Thiết kế nhà vệ sinh tầng 2: Quy trình chống thấm với SmartFlex

Thiết kế nhà vệ sinh tầng 2: Quy trình chống thấm với SmartFlex (Ảnh Komix)

>>> Xem thêm: Chất chống thấm SmartFlex giá bao nhiêu? Mua SmartFlex ở đâu?

4. Thiết kế nhà vệ sinh tầng 2: Lưu ý khi chọn các đơn vị thi công

Khi lựa chọn đơn vị chống thấm cho "thiết kế nhà vệ sinh tầng 2," hãy ưu tiên đơn vị có kinh nghiệm và chuyên môn cao, sử dụng vật liệu chất lượng, nhận được đánh giá tốt từ khách hàng, và có cam kết bảo hành rõ ràng. Đừng chọn chỉ vì giá rẻ; thay vào đó, hãy cân nhắc giữa chất lượng và chi phí để đảm bảo hiệu quả lâu dài cho công trình của bạn. 

Hy vọng qua bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc cách thiết kế nhà vệ sinh tầng 2 như thế nào để không bị thấm nước. Để đạt được hiệu quả chống thấm tốt nhất cần chú trọng đến các khâu lựa chọn vật liệu. Sau đó là đến các kỹ thuật khi thực hiện công tác chống thấm.

Gọi ngay
facebook Chat Facebook zalo Chat Zalo