-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tại sao phải chống thấm bể tự hoại?
Nhiều người cứ thắc mắc tại sao phải chống thấm bể tự hoại, trong khi đó nó lại nằm trong lòng đất. Vậy bể tự hoại là gì? Bể tự hoại có chức năng và quan trọng như thế nào. Hãy cùng KOMIX đọc hết bài để biết nhé!
Để được tư vấn giải pháp chống thấm chất lượng cao và mua các sản phẩm chính hãng, vui lòng nhắn tin tại fanpage Komix Việt Nam, hoặc liên hệ qua số điện thoại Chuyên gia 0918.916.064 hoặc Hotline Văn phòng 028.6271.0066. |
1. Chống thấm bể tự hoại: Chức năng bể tự hoại
Bể tự hoại là nơi chứa tất cả các loại nước thải từ bồn cầu đi xuống, hay còn gọi với cái tên khác là bể phốt. Bể tự hoại chứa chất thải trong một thời gian dài, sau khi chất thải phân hủy chúng sẽ bơm ra khỏi bể và đi vào lòng đất qua đường thoát nước đã lắp. Vậy nên, cần chống thấm bể tự hoại để không làm mất an toàn vệ sinh khi nước bị thấm ra ngoài.
Chống thấm bể tự hoại: Chức năng bể tự hoại (Ảnh KOMIX)
2. Chống thấm bể tự hoại: Dấu hiệu và nguyên nhân gây nứt bể tự hoại
2.1. Những dấu hiệu bể tự hoại bị ngấm và nứt
Các khu vực xung quanh bể tự hoại luôn có mùi rất khó chịu.
Xuất hiện hiện tượng đất ẩm ướt, vũng nước xung quanh khu vực bể tự hoại. Điều này cho thấy bể tự hoại đang bị thấm và nước thải đang bị tràn ra ngoài thông qua những vết nứt. Do đó, cần phải tiến hành chống thấm bể tự hoại.
Chống thấm bể tự hoại: Những dấu hiệu bể tự hoại bị ngấm và nứt (Ảnh KOMIX)
Ở vị trí đó cây cỏ mọc lên um tùm, xanh tươi một cách bất thường. Rõ ràng là nước trong bể tự hoại có thể đã bị thấm và tràn ra ngoài do bị nứt. Dấu hiệu này sẽ giúp bạn phát hiện ra sớm sự cố của bể để đưa ra cách khắc phục chống thấm bể tự hoại.
>>> Xem thêm: Chống thấm nhà vệ sinh như thế nào cho đúng?
2.2. Nguyên nhân gây nứt bể tự hoại
Do chất lượng thi công công trình kém, không đảm bảo được độ chắc chắn về kết cấu, kỹ thuật của thợ không đạt chuẩn. Chính vì vậy mà đã làm cho bể tự hoại nhanh bị nứt vỡ và hư.
Vật liệu xây dựng không kém chất lượng, và không sử dụng những vật liệu phù hợp với hạng mục.
Không thực hiện chống thấm bể tự hoại ngay từ lúc xây dựng công trình nên làm cho khu vực đó bị thấm nước.
Những yếu tố về thiên tai, thời tiết hay tác động vật lý cũng làm bể tự hoại bị nứt.
Những tác động địa chất ở sâu trong lòng đất cũng làm cho kết cấu của bể tự hoại bị nứt hoặc nặng hơn là bị phá vỡ.
>>> Xem thêm: Nên sử dụng vật liệu gì để chống thấm mái bằng diện tích lớn?
3. Tại sao cần chống thấm bể tự hoại
Vậy nên, khi xây dựng cần thực hiện chống thấm bể tự hoại để đảm bảo nước bẩn không bị rò rỉ ra ngoài. Vì nếu nước bẩn xì ra ngoài sẽ làm cho hồ nước sạch bị ô nhiễm. Khi sử dụng nguồn nước này để sinh hoạt như giặt dũ, tắm gội, nấu ăn, để uống sẽ không còn sạch sẽ và có mùi hôi thối. Nếu bạn muốn không còn những mùi hôi thối đó nữa thì cần thì đập ra toàn bộ để xây dựng lại. Còn muốn chuyển đi chỗ khác và bán nhà thì chắc chắn sẽ không ai mua vì có mùi xú uế.
Tại sao cần chống thấm bể tự hoại (Ảnh KOMIX)
Bể tự hoại đóng vai trò quan trọng cho mỗi công trình trong việc chứa chất thải sinh hoạt. Do đó, trong quá trình sử dụng bể tự hoại bị nứt hay thấm nước ra bên ngoài là một điều không nên. Nên gia chủ phải chống thấm bể tự hoại ngay từ đầu và phải được ưu tiên lên hàng đầu.
>>> Xem thêm: 3 cách chống thấm mái bằng, sân thượng bằng màng chống thấm thi công nóng
4. Quy trình chống thấm bể tự hoại
4.1. Chống thấm bể tự hoại bằng SmartFlex
Sau đây là quy trình chống thấm bể tự hoại. Cần phải thực hiện đúng theo các bước để mang lại hiệu quả tốt nhất.
- Bước 1: Cần dùng đất và cát để đầm chặt khi chống thấm bể tự hoại.
- Bước 2: Đổ thêm một lớp bê tông lót lên bề mặt của bể tự hoại.
- Bước 3: Thêm sàn bê tông cốt thép xuống bể tự hoại.
- Bước 4: Sau đó gia cố các góc chân tường bằng chất chống thấm SmartFlex.
- Bước 5: Thêm một lớp lưới gia cố polyester lên bề mặt.
- Bước 6: Thực hiện quét SmartFlex cho toàn bộ khu vực cần chống thấm.
- Bước 7: Cán vữa bảo vệ lên trên.
- Bước 8: Lắp hệ thống băng cản nước PVC.
Quy trình chống thấm bể tự hoại bằng SmartFlex (Ảnh KOMIX)
4.2. Chống thấm bể tự hoại bằng Sikagard 75 Epocem và Inertol Poxitar F
Quy trình chống thấm bể tự hoại với Sikagard 75 Epocem và Inertol Poxitar F:
- Bước 1: Dùng đất và cát để đầm chặt bể tự hoại.
- Bước 2: Thêm một lớp bê tông lót lên bề mặt của bể tự hoại.
- Bước 3: Tiếp đến là sàn bê tông cốt thép cho bể tự hoại.
- Bước 4: Dùng Sikagard 75 Epocem
- Bước 5: Quét lên 3 lớp Intertol Poxytar F
- Bước 6: Lắp băng cản nước PVC.
Quy trình chống thấm bể tự hoại bằng Sikagard 75 Epocem và Inertol Poxitar F (Ảnh KOMIX)
4.3. Khó khăn khi chống thấm bể tự hoại
Việc chống thấm cho nhà vệ sinh, sàn mái hay chống thấm bể nước sinh hoạt sẽ dễ hơn so với chống thấm bể tự hoại. Chưa tính đến việc đây là nơi chứa nước thải nên chống thấm bể tự hoại càng khó hơn. Dưới đây là một số khó khăn thường gặp:
- Vì bể tự hoại được xây dựng dưới lòng đất nên rất khó khắc phục chống thấm bể tự hoại.
- Gây nguy hiểm đến sức khỏe và mất an toàn vệ sinh cho thợ thi công bở đây là nơi chứa chất thải sinh hoạt.
- Chống thấm bể tự hoại sẽ rất tốn kém về mặt chi phí do cần phải thực hiện rút toàn bộ nước trong bể và sự hỗ trợ của dịch vụ để hút bể tự hoại.
Khó khăn khi chống thấm bể tự hoại (Ảnh sưu tầm)
- Gây ảnh hưởng đến sinh hoạt vì cần phải mất nhiều thời gian để xử lý những vết nứt.
- Để không bị mất thời gian, tiền bạc và công sức cần thực hiện chống thấm bể tự hoại ngay từ đầu để đảm bảo được chất lượng xây dựng.
Chống thấm bể tự hoại là rất quan trọng, nếu không thực hiện chống thấm đúng cách sẽ làm nước bị thấm ra bên ngoài. Thậm chí làm ô nhiễm nguồn nước dùng trong gia đình. Vậy nên, cần chống thấm bể tự hoại ngay từ đầu để tiết kiệm được thời gian, công sức, tiền bạc mà đem lại chất lượng.
TUYỆT CHIÊU CHỐNG THẤM CỬA SỔ KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT
Friday,
22/11/2024
NHỮNG VIỆC CẦN LÀM NGAY KHI THẤY TƯỜNG BỊ ẨM
Tuesday,
19/11/2024
CHỐNG THẤM TƯỜNG KHÔNG TRÁT MẶT NGOÀI CHỈ VỚI 6 BƯỚC ĐƠN GIẢN, DỄ LÀM
Monday,
18/11/2024
TƯỜNG NHÀ BỊ MỐC ĐEN DO ĐÂU? GIẢI PHÁP XỬ LÝ HIỆU QUẢ NHẤT
Friday,
01/11/2024