Cách chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà mà bạn nên biết

Làm như thế nào để chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà đạt hiệu quả là vấn đề đau đầu của nhiều gia đình. Đặc biệt là các ngôi nhà được xây liền kề sát với nhau như trong thành phố. Vậy nên chúng rất dễ dẫn đến nguy cơ bị thấm dột do không có biện pháp chống thấm ngay từ đầu hoặc có chống thấm nhưng qua loa. Hãy cùng Komix đọc hết bài viết này để biết cách chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà đạt hiệu quả nhất nhé.

Để được tư vấn giải pháp chống thấm chất lượng cao và mua các sản phẩm chính hãng, vui lòng nhắn tin tại fanpage Komix Việt Nam, hoặc liên hệ qua số điện thoại Chuyên gia 0918.916.064 hoặc Hotline Văn phòng 028.6271.0066.

1. Nguyên nhân gây thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà

Dưới đây là những nguyên nhân làm cho khe tiếp giáp giữa hai ngôi nhà bị thấm. Đặc biệt là vào những mùa mưa, chúng sẽ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của gia đình. Đồng thời làm cho ngôi nhà nhanh chóng bị xuống cấp.  

- Khi ngôi nhà được xây xong ở phần thô nhưng nhà thầu lại không có phương án để chống thấm vách tường nhà một cách triệt để

- Các công trình nhà đã được đưa vào sử dụng một thời gian dài. Từ đó làm cho các vật liệu chống thấm xuống cấp, nguyên nhân có thể là do keo hết hạn.

- Nước mưa chảy vào khe hở rồi thấm xuống những bức tường không tô trát hay chống thấm kĩ. 

- Do vật liệu chống thấm không đạt chất lượng và quy trình chống thấm không đúng. 

- Diện tích đất bị hẹp không có không gian để tô trát hay chống thấm.

Nguyên nhân gây thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà

Nguyên nhân gây thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà (Ảnh sưu tầm)

>>> Xem thêm: Chống thấm chân tường sân thượng sao cho đúng? 

2. Vì sao cần phải thực hiện chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà

Khoảng không gian giữa hai ngôi nhà là rất nhỏ, tuy nhiên cũng đủ để nước thấm qua khe này. Khi trời mưa, nếu không che chắn kĩ sẽ rất dễ bị dột. Nếu không thực hiện chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà, lâu dần sẽ gây phá hủy kết cấu bên trong của ngôi nhà.

Một điều đáng lo ngại nữa là với không gian hẹp và bí bách, nước sẽ rất khó thoát và gây ứ đọng. Nhất là những khe tiếp giáp mà ánh sáng khó lọt qua sẽ làm cho khu vực luôn ẩm ướt. 

Vì sao cần phải thực hiện chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà

Vì sao cần phải thực hiện chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà (Ảnh sưu tầm)

Ngoài ra, nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, nên có khí hậu nóng ẩm và mưa nhiều. Nên chúng có thể là tác nhân lớn làm tăng nguy cơ thấm dột ở vị trí này. Nếu gia chủ không thực hiện chống thấm sẽ rất dễ gây ra nhiều hậu quả sau:

- Thứ nhất, gây thấm dột phần tường nhà ở phía bên trong của ngôi nhà. Hiện tượng rêu mọc khắp khe tiếp giáp.

- Nếu trong nhà có các thiết bị điện tử treo tường, đường dây điện đi âm tường này sẽ rất dễ bị hư hỏng.

- Tường nhà xuất hiện các vết ố, bị lem màu loang lổ, gây mất thẩm mỹ cho công trình

- Dễ phát sinh các nguồn bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình. 

3. Các lưu ý khi chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà

3.1. Chủ động chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà

Hiện có nhiều hộ gia đình chưa hiểu rõ về tầm quan trọng của chống thấm. Đặc biệt là đối với phần tường nhà giáp ranh không được chú ý đến nhiều. 

Tuy nhiên tường nhà là một bộ phận quan trọng để kết cấu nên ngôi nhà. Khi tường nhà đã xảy ra hiện tượng thấm dột sẽ làm ngôi nhà nhanh bị xuống cấp. Việc gia chủ cần quan tâm là chống thấm cho tường nhà càng sớm càng tốt. Không nên để tình trạng thấm dột rồi mới bắt đầu chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà. 

3.2. Cần xác định rõ nguyên nhân thấm dột từ đâu

Gia chủ cần kiểm tra và xác định rõ nguyên nhân bị thấm dột là từ đâu để có phương pháp chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà. 

Các công trình chống thấm tường nhà liền kề cần phải được xử lý dứt điểm. Để tránh nước không bị chảy vào khe hở thì mới là cách hiệu quả nhất.

Các lưu ý khi chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà

Các lưu ý khi chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà (Ảnh sưu tầm)

3.3. Chọn vật liệu và phương pháp chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà phù hợp

Bởi vật liệu và phương pháp là hai yếu tố quan trọng quyết định đến khả năng chống thấm của công trình.

Việc chuẩn bị bề mặt thi công cũng cần được lưu ý để đảm bảo cho lớp chống thấm đạt hiệu quả cao nhất và sử dụng được lâu.

>>> Xem thêm: Mách bạn cách xác định sản phẩm chống thấm nào tốt

4. Cách chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà

Những nhà có khe tiếp giáp với nhau sẽ rất dễ bị đọng nước nếu không thực hiện chống thấm. Hiện có nhiều phương pháp chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà được nhiều người áp dụng: 

4.1. Chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà bằng màng khò bitum

Với Smart Torch là màng được sản xuất từ bitum, cùng cao su nhân tạo và các chất đặc biệt khác. Vậy nên màng chống thấm có độ bám dính và bảo vệ kết cấu tốt.

Cách thi công chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà bằng màng khò nóng:

- Bước 1: Cần chuẩn bị màng khò Smart Torch, máy khò nhiệt và khí đốt máy khò.

- Bước 2: Làm sạch các bề mặt cần chống thấm. Những phần bị lõm cần phải được trám lại và đục bỏ đi những phần thừa.

- Bước 3: Thực hiện đo và cắt màng sao cho đảm bảo được các mép chồng lên nhau, ít nhất 5-6 cm.

- Bước 4: Quét một lớp nhũ tương có gốc bitum lên trên bề mặt cần dán.

- Bước 5: Xác định vị trí và đặt màng Smart Torch vào, đảm bảo rằng các  mép màng được đè lên nhau. Sử dụng màng khò gas để làm nóng lớp màng.

- Bước 6: Dùng đèn khò để làm nóng chảy mép và miết chúng lại với nhau.

- Bước 7: Thi công lớp bảo vệ để ngăn cho lớp màng bị bong rộp

Chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà bằng màng khò bitum

Chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà bằng màng khò bitum (Ảnh Komix)

4.2. Chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà bằng SmartFlex

SmartFlex là chất chống thấm được tạo ra từ polymers dang lỏng và xi măng ở dạng đặc biệt. Nhờ vậy mà các phân tử liên kết với nhau để chống lại các tác động từ bên ngoài. Hơn thế nữa, chúng có khả năng hàn được vết nứt tối thiểu 1.0 mm. 

Cách thi công chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà

- Bước 1: Làm phẳng và vệ sinh bề mặt cần được chống thấm. Tiếp đến, tạo độ dốc khoảng 1.5 - 2%. Sau đó, dùng nước sạch để tạo độ ẩm cho bề mặt chống thấm.

- Bước 2: Tiếp theo taluy góc chân tường và xử lý phần cổ ống nước nếu có. Tiến hành tô vữa cho kín các bề mặt của tường.

- Bước 3: Quét lên một lớp SmartFlex lên trên bề mặt. Sau đó, thực hiện gia cố lớp lưới Polyester ở vị trí góc chân tường, vết nứt hay cổ ống.

- Bước 4: Tiếp tục quét lớp SmartFlex thứ hai lên trên toàn bộ bộ phận mặt tường.

- Bước 5: Tô vữa bảo vệ toàn bộ bề mặt chống thấm SmartFlex trong 48 tiếng.

- Bước 6: Ốp gạch để hoàn thiện.

Chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà bằng SmartFlex

Chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà bằng SmartFlex (Ảnh Komix)

>>> Xem thêm: Đặc điểm nổi bật của chống thấm SmartFlex Komix là gì? Tại sao được nhiều nhà thầu chọn đến vậy?

Hy vọng qua những thông tin chia sẻ trên, giúp bạn hiểu được lý do tại sao cần phải chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà. Dựa trên đó để đưa ra các biện pháp và cách thi công chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà hiệu quả nhất.

Gọi ngay
facebook Chat Facebook zalo Chat Zalo