Sàn nâng và những ứng dụng của sàn nâng tại các công trình ở Việt Nam hiện nay. 

Sàn nâng hay sàn nâng kỹ thuật đã là những cụm từ không mấy xa lạ trong ngành xây dựng. Bởi lẽ, loại sàn này đang được ứng dụng ngày càng nhiều ở các hạng mục công trình khác nhau. Những lợi ích, công dụng mà loại sàn này đem lại sẽ giúp bạn giải quyết được nhiều bài toán hóc búa cho công trình của mình. 

1. Sàn nâng là gì? 

Sàn nâng hay còn gọi là sàn kỹ thuật; sàn thông minh, là loại sàn giúp tạo ra một khoảng không giữa tấm sàn với sàn bê tông nhờ hệ thống chân đế nâng lên.

Người ta có thể chọn được vật liệu bề mặt và vật liệu lõi, để có thể phù hợp với từng mục đích sử dụng. 

Sàn nâng có thể lắp đặt ở các độ cao khác nhau từ 2 inch (51mm) đến độ cao trên 4 feet (1,2m), sao cho một người có thể bò hoặc đi được dưới mặt, để có thể lắp đặt hệ thống dây điện, ánh sáng hay bảo dưỡng, sửa chữa sàn… Khoảng trống bên dưới sàn nâng có thể làm buồng thông gió điều hòa không khí.

Thi công lắp ráp sàn nâng. (Ảnh: KOMIX)

Loại sàn nâng với trụ nâng sàn thông minh. (Ảnh: Internet)

2. Cấu tạo và vai trò của sàn nâng

2.1. Cấu tạo

Hệ thống sàn nâng được cấu tạo bởi:

- Chân đế, trụ nâng sàn: các loại chân đế sàn nâng phổ biến hiện nay là chân đến bằng thép hoặc trụ nâng sàn được làm bằng nhựa PP, hoặc trụ gạch. 

- Thanh giằng hoặc thanh ngang (làm từ thép mạ): Được gắn với chân hoặc trụ đỡ để làm tăng khả năng chịu lực cho mặt sàn. 

- Tấm sàn:

+ Với loại sàn nâng chân đế thép: Tấm sàn được tạo từ tấm thép dạng hộp và phía ngoài là lớp sơn tĩnh điện, phía trong là lõi là xi măng độn để tăng khả năng cách âm và chịu trọng lượng.

+ Với loại trụ nâng sàn bằng nhựa PP: Tấm sàn có thể bằng gỗ, đá granite, đá cẩm thạch…

- Các vật liệu kèm theo: keo dán, ốc vít…

2.2. Đặc điểm 

Sàn nâng kỹ thuật được làm từ những vật liệu chuyên dụng như xi măng, thép… nên sở hữu các đặc tính sau đây:

- Các tấm sàn có độ cứng cao, trọng lượng thường nặng hơn các loại sàn khác.

- Kết cấu chắc chắn, vững chãi không gây sụt, lún trong quá trình sử dụng.

Sàn nâng kỹ thuật có khả năng chịu lực cao nhờ bộ chân đế thép, trụ nâng sàn chắc chắn. (Ảnh: Internet)

3. Ưu nhược điểm của sàn nâng

3.1. Ưu điểm 

- Tạo sự thẩm mỹ cho công trình

Một ưu điểm dễ dàng nhận thấy nhất của sàn nâng là khả năng che giấu những được những vật liệu không đồng bộ bên dưới sàn như hệ thống dây điện, ống nước, máy lạnh…

Ngoài ra, sàn nâng còn cho thấy hiệu quả cao trong việc bảo vệ các hệ thống dây điện, cáp điện khỏi sự xâm nhập của côn trùng, không khí nóng, ẩm của mặt sàn bê tông. 

- Giảm tiếng ồn, giảm rung trong quá trình vận hành các thiết bị.

- Phòng tránh được rủi ro trong trường hợp có chạm chập và giật điện thì làm giảm nguy hiểm cho người thao tác trên sàn hoặc khi có hỏa hoạn xảy ra, có thể bảo vệ tài sản và con người tốt nhất.

- Điều hoà không khí, giúp tiết kiệm năng lượng và chi phí cho các thiết bị điều hoà, làm mát…

- Chi phí thi công rẻ nhờ vật liệu rẻ 

- Dễ dàng tháo lắp, bảo trì, bảo dưỡng. Với loại sàn nâng với trụ nâng sàn làm bằng nhựa PP còn không cần bảo trì, bảo dưỡng, bởi độ bền bỉ của loại sàn nâng này vô cùng tuyệt vời. 

Sàn nâng giúp che giấu những vật liệu không đồng bộ bên dưới mặt sàn. (Ảnh: Elmich)

3.2. Nhược điểm

- Vào mùa mưa, thời tiết ẩm ướt, dễ bị trơn trượt, bởi khả năng thoát nước kém.  

- Độ bền không cao 

- Không linh hoạt trong việc thay đổi độ cao, độ dốc. Nếu trong quá trình sử dụng, muốn thay đổi sẽ cần phải thay đổi hết hệ thống chân đế và giàn đỡ. 

Tuy nhiên, ngày nay khi công nghệ xây dựng ngày càng phát triển, loại sàn nâng với trụ nâng sàn thông minh đã khắc phục được mọi nhược điểm kể trên của loại sàn nâng kỹ thuật truyền thống. 

4. Ứng dụng của sàn nâng ở các công trình hiện nay. 

Các loại sàn nâng hiện nay được sử dụng chủ yếu trong các công trình có tác dụng chính là che đi những vật liệu không đồng bộ bên dưới như dây điện, máy móc,...

Ngoài ra, tuỳ từng loại sàn nâng khác nhau thì lại đem lại những vai trò, chức năng khác nhau như: 

- Với loại sàn nâng kỹ thuật nguyên khối: 

Tác dụng của loại sàn này còn phụ thuộc vào chất liệu cấu thành chúng. Ví dụ như lại với loại sàn phủ sắt, sơn tĩnh điện, đi đôi với lõi làm bằng xi-măng, sẽ có tác dụng chịu lực cao. 

Bề mặt sàn phủ vinyl lại giúp khử tĩnh điện, được sử dụng với phòng sạch và phòng sản xuất điện tử. 

Với mặt sàn phủ HPL lại cho thêm khả năng chống ồn, có thể ứng dụng trong những phòng hội họp cao cấp.

- Với loại sàn nâng kỹ thuật có lỗ thông hơi: Với việc có thêm những lỗ nhỏ trải đều, loại sàn nâng này cho phép lắp đặt thêm hệ thống điều hòa bên dưới sàn nhà. Đây được coi là lựa chọn thay thế hoàn hảo cho máy điều hòa gắn tường truyền thống khi cho hiệu suất cao hơn mà chi phí vận thành lại thấp hơn, lại  tiết kiệm không gian và đem lại hiệu quả thẩm mỹ cho công trình. 

Sàn nâng có công dụng tuyệt vời trong việc che đi hệ thống dây điện, dây cáp bên dưới mặt sàn. (Ảnh: Internet)

5. Nên chọn loại sàn nâng nào trên thị trường hiện nay? 

Với những ưu nhược điểm kể trên, có lẽ bạn cũng đã có sự lựa chọn sàn nâng của mình. 

Nhờ những cải tiến trong kỹ thuật, loại sàn nâng với trụ nâng sàn thông minh đang là lựa chọn của nhiều chủ thầu xây dựng trong việc thay thế loại sàn nâng với chân đế thép hay trụ gạch truyền thống. 

Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại trụ nâng sàn với chất lượng khác nhau. Vậy nên, bạn cần tìm đến những thương hiệu bán trụ nâng sàn uy tín, sản phẩm chất lượng cao. 

Dưới đây, KOMIX muốn giới thiệu cho bạn về một loại trụ nâng sàn, cũng là sản phẩm bán chạy hàng đầu của chúng tôi - Trụ nâng sàn VersiJack. 

Khi lựa chọn sử dụng VersiJack, bạn sẽ được hưởng những lợi ích sau: 

+ Không phải sử dụng lớp cát nền bên dưới. 

+ Không gây ảnh hưởng đến lớp chống thấm của công trình 

+ Thoáng khí và tăng khả năng cách nhiệt cho công trình 

+ Chất liệu nhựa PP ngăn cản sự xâm nhập của rêu, ẩm mốc. 

+ Là một giải pháp thay thế hữu dụng và thông minh cho loại trụ gạch truyền thống. 

+ Hỗ trợ cách âm hiệu quả cho công trình. 

Nhờ thiết kế thông minh, sàn nâng với trụ nâng sàn VersiJack có tính ứng dụng rất cao, phù hợp với nhiều hạng mục công trình. (Ảnh: Elmich)

Bên cạnh đó, được thiết kế và sản xuất bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu của Elmich - một đơn vị nổi tiếng chuyên cung cấp các sản phẩm, giải pháp cảnh quan đô thị và chống thấm đến từ Singapore, nên trụ nâng sàn VersiJack có thiết kế thông minh, với những đặc tính ưu việt cần phải kể đến như:

+ Khối lượng siêu nhẹ giúp dễ dàng vận chuyển. 

+ Dễ dàng tháo lắp, điều chỉnh độ dốc, độ cao theo ý muốn. 

+ Có khoá an toàn 

+ Lắp đặt rất nhanh trên bề mặt bê tông hoặc kim loại.

+ Có đế trụ tròn, to và phẳng, không làm hư hại lớp chống thấm. Có lỗ thoát nước dưới đế trụ.

+ Sản xuất từ nhựa PP tái chế nên thân thiện với môi trường, an toàn cho người sử dụng.

+ Không phải bảo trì, bảo dưỡng. 

Mong rằng với  những thông tin ở bài viết trên, bạn đã có cho mình những kiến thức cơ bản về sàn nâng hay sàn nâng kỹ thuật, cũng như những ưu nhược điểm, ứng dụng của loại sàn này trong các công trình. Chúc bạn có cho mình những lựa chọn sàn nâng phù hợp và tối ưu nhất!

Bài viết: Hà Lê

 

Tags:
Gọi ngay
facebook Chat Facebook zalo Chat Zalo